Hướng Dẫn Tra Cứu Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty

Mục lục

Báo cáo tài chính là một tài liệu quan trọng đối với mọi công ty và doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư, nhà phân tích, và cả những ai quan tâm đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, việc tra cứu và phân tích báo cáo tài chính là điều không thể thiếu. Dưới đây là Hướng Dẫn Tra Cứu Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty một cách hiệu quả.

Hướng Dẫn Tra Cứu Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty

I. Vai trò của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là tài liệu cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ số như doanh thu, nợ phải trả, vốn, lợi nhuận, và nhiều yếu tố tài chính khác. Báo cáo tài chính bao gồm có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, và chúng thường được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và cuối năm.

Báo cáo tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong các công ty và doanh nghiệp, cụ thể như:

- Cung cấp thông tin tài chính toàn diện: Cung cấp các số liệu về hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán của tổ chức hoặc cá nhân …

- Đánh giá hoạt động kinh doanh: Báo cáo tài chính cung cấp các chỉ số tài chính quan trọng, giúp phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này cho phép đưa ra các quyết định quản lý phù hợp để cải thiện hiệu suất và gia tăng lợi nhuận.

- Cung cấp cái nhìn tổng quan cho các bên liên quan: Các cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng, khách hàng, và nhà cung cấp có thể dựa vào báo cáo tài chính để có được cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của tổ chức hoặc cá nhân. Từ đó, các nhà đầu tư và các bên cho vay sử dụng báo cáo tài chính để đánh giá khả năng sinh lời và rủi ro khi đầu tư hoặc cho vay đối với doanh nghiệp. Báo cáo tài chính giúp họ xác định liệu doanh nghiệp có khả năng sinh lợi và trả nợ trong tương lai hay không.

- Công cụ giám sát và quản lý: Các nhà quản lý, nhà nước và cơ quan thuế sử dụng báo cáo tài chính để giám sát và kiểm soát hoạt động kinh doanh, đồng thời đưa ra các chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn.

- Tuân thủ quy định pháp luật: Báo cáo tài chính là tài liệu bắt buộc theo quy định của pháp luật, giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ minh bạch tài chính với các cơ quan quản lý, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định về thuế và kế toán.

II. Cách tra cứu báo cáo tài chính của các công ty

Bạn có thể truy cập hệ thống của Tổng cục Thuế để tra cứu báo cáo tài chính của công ty và doanh nghiệp. Tại đây, bạn có thể xem thông tin báo cáo tài chính mà bạn hoặc doanh nghiệp của bạn đã gửi theo quy định. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Truy cập vào link: https://thuedientu.gdt.gov.vn/ 

 Bước 2: Chọn Phân hệ “Doanh nghiệp”.

Bước 3: Đăng nhập bằng MST và mật khẩu.

Bước 4: Chọn thẻ “Tra cứu” => thẻ “tờ khai”

Điền đầy đủ thông tin bao gồm: ngày, tháng, chọn tờ khai thuế muốn tìm. Chẳng hạn: Tra cứu báo cáo tài chính doanh nghiệp đã nộp, tra cứu thuế điện tử…

Bước 5: Cuối cùng, nhấn nút “Tra cứu” để xem kết quả và tải về máy tính để lưu lại nếu cần

>>> Tham khảo: Học Kế Toán Thuế Online: Hướng Dẫn Từ A Đến Z

III. Một số thông tin cần biết liên quan đến báo cáo tài chính

1. Lưu Ý Khi Tra Cứu Báo Cáo Tài Chính

- Kiểm tra tính xác thực: Chỉ tra cứu báo cáo từ các nguồn tin cậy để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu.

- Cập nhật thông tin: Báo cáo tài chính cần được cập nhật liên tục để phản ánh chính xác tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

- So sánh với các công ty cùng ngành: Để có cái nhìn toàn diện, bạn nên so sánh báo cáo tài chính của công ty với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành.

2. Tra Cứu Báo Cáo Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Khác

Ngoài việc xem xét báo cáo tài chính của công ty bạn, việc tham khảo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác cũng có thể giúp ích cho việc đầu tư và hợp tác.

Bạn có thể tra cứu báo cáo tài chính qua các kênh sau:

Trang web của doanh nghiệp: Đây là nơi cung cấp báo cáo tài chính đầy đủ và chính thức của doanh nghiệp, thường được đăng tải trong các mục như Tài liệu tài chính, Báo cáo thường niên, hoặc Báo cáo quý. Lưu ý rằng không phải doanh nghiệp nào cũng công bố báo cáo tài chính trên trang web và việc cập nhật có thể không kịp thời.

Trang web của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Đây là nguồn để tra cứu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm các báo cáo đã được kiểm toán và chưa được kiểm toán.

Trang web của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam: Bạn có thể tra cứu báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE và HNX, cũng như các doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhưng không niêm yết.

3. Khi Nào Doanh Nghiệp Phải Lập Báo Cáo Tài Chính?

Mọi loại hình doanh nghiệp đều phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm, thường từ ngày 01/01 đến 31/12 hoặc trong một kỳ kế toán tròn 12 tháng sau khi thông báo cho cơ quan thuế.

Trong một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có thể thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Do đó, báo cáo tài chính của kỳ đầu tiên hoặc kỳ cuối cùng có thể dài hơn hoặc ngắn hơn 12 tháng, nhưng không vượt quá 15 tháng.

Một số loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán bắt buộc phải lập báo cáo tài chính hàng quý. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo yêu cầu của công ty mẹ, nhà quản lý, hoặc chủ sở hữu, nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, hoặc phá sản cũng cần lập báo cáo tài chính tại thời điểm diễn ra các sự kiện này.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến báo cáo tài chính và Hướng Dẫn Tra Cứu Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty, Doanh Nghiệp. Hy vọng bài viết này của Kế toán Lê Ánh đã giúp bạn có thể tra cứu báo cáo tài chính một cách thật đơn giản. Chúc bạn thành công!

>>> Tham khảo: Khóa học Phân tích báo cáo tài chính của trung tâm Lê Ánh

Khóa học phân tích báo cáo tài chính giúp học viên hoàn thiện, rèn luyện tư duy phân tích tài chính của các chuyên gia tài chính lâu năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy, ngoài ra học viên được giảng viên hỗ trợ giải đáp, xử lý tình huống về phân tích tài chính tại doanh nghiệp.

KẾT THÚC KHÓA HỌC, HỌC VIÊN SẼ LÀM CHỦ CÁC KIẾN THỨC:

  • Hiểu rõ cấu trúc và nội dung của tất cả các báo cáo tài chính
  • Biết cách soát xét, kiểm tra dữ liệu trên các báo cáo tài chính, cũng như hiểu được sự phù hợp của các chỉ tiêu trên các BCTC với nhau và các dữ liệu phân tích khác.
  • Làm chủ các phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính như phương pháp so sánh, phương pháp đồ thị, phân tích nhân tố Dupont, thay thế liên hoàn, dự báo ...
  • Xây dựng, vận dụng linh hoạt các chỉ tiêu phân tích để phân tích các nội dung tài chính gồm: phân tích tình hình huy động vốn, tình hình đầu tư, tài trợ, cấu trúc tài chính, khả năng thanh toán, tình hình công nợ, kết quả kinh doanh, tình hình quản trị chi phí, khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn, tình hình tăng trưởng, rủi ro tài chính, quản trị và dự báo dòng tiền ... để đưa ra những đánh giá xác đáng về sức khỏe tài chính của DN.

Nếu các bạn quan tâm đến Khóa học phân tích báo cáo tài chính của Trung tâm kế toán Lê Ánh thì có thể tham khảo chi tiết nội dung và ưu đãi về khóa học trên website https://ketoanleanh.edu.vn/khoa-hoc/khoa-hoc-tai-chinh-cho-nguoi-khong-chuyen hay đăng ký nhận tư vấn tất cả các vấn đề về khóa học qua:

Fanpage Kế toán Lê Ánh: https://www.facebook.com/diachihocketoantonghoptotnhat/

Hotline: 0904 848855/0904 878855

0 câu trả lời
92 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

hach-toan-chenh-lech-ty-gia-theo-thong-tu-200

Hướng Dẫn Hạch Toán Chênh Lệch Tỷ Giá Theo Thông Tư 200

Kế Toán
lap-bao-cao-tai-chinh

Cách Lập Báo Cáo Tài Chính Chi Tiết

Kế Toán
hoc-ke-toan-thue-online-huong-dan-tu-a-den-z-1

Học Kế Toán Thuế Online: Hướng Dẫn Từ A Đến Z

Kế Toán
1 2 Tư vấn facebook

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau