Cách Lập Báo Cáo Tài Chính Chi Tiết
Mục lục
Lập báo cáo tài chính là công việc quen thuộc của tất cả các kế toán viên, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được cách lập báo cáo tài chính chính xác, hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro sai sót….
Qua bài viết này, Lê Ánh Online xin chia sẻ các bước cơ bản cần thiết để lập báo cáo tài chính.
1. Báo cáo tài chính là gì? Lập báo cáo tài chính khi nào?
1.1. Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là tập hợp thông tin kinh tế được trình bày theo một định dạng quy định cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và dòng lưu chuyển tiền của công ty.
1.2. Thời điểm lập báo cáo tài chính
- Đối với các công ty ngoài nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm theo luật định là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước: Quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính quý, năm. Các doanh nghiệp cần biết và hiểu thời hạn nộp hồ sơ của mình để thiết lập quy trình lập báo cáo tài chính hợp lý
1.3. Kỳ báo cáo tài chính
Các kỳ lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp như sau:
- Kỳ lập báo cáo năm: Doanh nghiệp phải lập báo cáo năm theo quy định của Luật kế toán.
- Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và báo cáo tài chính bán niên.
- Kỳ báo cáo tài chính khác nhau
+ Doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo các kỳ kế toán khác (tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng,…) theo yêu cầu của pháp luật, công ty mẹ hoặc chủ sở hữu.
+ Đơn vị kế toán bị chia, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản thì phải lập Báo cáo tài chính tại thời điểm mà chia, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động, phá sản.
1.4. Doanh nghiệp mới thành lập có phải nộp báo cáo tài chính không?
Tất cả các loại công ty được thành lập và hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế, theo quy định của Luật Kế toán và Thống kê có nghĩa vụ phải lập và nộp báo cáo tài chính không ngoại trừ trường hợp không phát sinh doanh thu, chi phí.
2. Muốn lập báo cáo tài chính cần những gì?
Kế toán cần lưu ý để có một bộ chứng từ đầy đủ khi lập báo cáo tài chính như:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
3. Các loại báo cáo tài chính
Bốn loại báo cáo tài chính được biết đến phổ biến nhất hiện nay.
- Bảng cân đối kế toán: Phản ánh tình hình tài chính của công ty thể hiện qua các chỉ tiêu: tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Bảng cân đối kế toán mang tính tức thời, giống như một lắt cát, một bức tranh tổng quát về tình hình tài chính tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo.
- Báo cáo kết quả kinh doanh: Phản ánh tình hình kinh doanh của công ty dựa trên các thước đo: doanh thu, chi phí và lợi nhuận. BCKQKD mang tính thời kì, phát sinh trong suốt kỳ báo cáo.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phản ánh các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài trợ. BCLCTT cũng mang tính thời kì
- Thuyết minh báo cáo tài chính: trình bày cụ thể, chi tiết các khoản mục trên BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT, một số khoản mục bắt buộc phải thuyết minh theo quy định và một số khoản mục có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính
4. Quy trình lập báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính có thể được lập bằng Excel hoặc phần mềm kế toán. Để lập báo cáo tài chính, bạn cần trải qua các bước lập báo cáo tài chính, từ kế toán chi tiết đến kế toán tổng hợp, bao gồm 7 bước cơ bản để lập báo cáo tài chính sau:
Bước 1: Thu thập và sắp xếp chứng từ kế toán
Bước 2: Hạch toán
Bước 3: Phân bổ, Khấu hao và Chi phí trả trước
Bước 4: Hạch toán các khoản Ước tính và Điều chỉnh
Bước 5: Kiểm tra đối chiếu dữ liệu sổ sách
Bước 6: Thực hiện các bút toán kết chuyển
Bước 7: Lập báo cáo tài chính
5. Cách lập báo cáo tài chính
5.1. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính
Nguyên tắc 1: Tuân thủ Chuẩn mực
Nguyên tắc 2: Coi trọng bản chất hơn hình thức
Báo cáo tài chính phải phản ánh bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện, chứ không phải hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó.
Nguyên tắc 3:
Tài sản không được ghi nhận vượt quá giá trị có thể thu hồi của chúng. Khoản phải trả không thể thấp hơn nghĩa vụ thanh toán.
Nguyên tắc 4: Phân loại tài sản có và nợ phải trả
Tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng ngắn hạn và dài hạn. Trong mỗi phần nên sắp xếp các chỉ báo theo tính thanh khoản giảm dần.
Nguyên tắc 5: Trình bày rõ ràng
Tài sản và nợ phải trả chỉ được trình bày riêng biệt nếu chúng liên quan đến cùng một đối tượng, có thời gian đáo hạn ngắn và phát sinh từ các giao dịch hoặc sự kiện tương tự.
Nguyên tắc 6: Phù hợp và thận trọng
Các khoản thu nhập, chi phí và lợi tức được trình bày trong báo cáo tài chính năm theo nguyên tắc đúng đắn và thận trọng.
Nguyên tắc 7:
Khi lập báo cáo tài chính tổng hợp giữa doanh nghiệp và các các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của bảng cân đối kế toán, doanh thu, chi phí, lỗ và lãi được tính đến và loại trừ doanh thu chưa thực hiện từ các giao dịch nội bộ.
5.2. Nguồn số liệu để lập báo cáo tài chính
Doanh nghiệp căn cứ các tài liệu như:
- Sổ kế toán tổng hợp;
- Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết;
- Bảng cân đối kế toán của năm trước.
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ...
5.3. Hướng dẫn lập báo cáo tài chính chi tiết
a. Cách lập bảng cân đối kế toán
TÀI SẢN |
Mẫu số |
Căn cứ ghi |
A |
B |
1 |
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN |
100 |
= 110 + 120 + 130 +140 + 150 |
I. Tiền và các khoản tương đương tiền |
110 |
= 111 + 112 |
1. Tiền |
111 |
Dư Nợ TK 111, 112, 113 |
2. Các khoản tương đương tiền |
112 |
Dư Nợ TK 1281, 1288 – Thời hạn gốc không quá 3 tháng |
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn |
120 |
= 121 +122 + 123 |
1. Chứng khoán kinh doanh |
121 |
Dư Nợ TK 121 – dưới 12 tháng |
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (*) |
122 |
Dư Có 2291 (Ghi âm) < 12 tháng |
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. |
123 |
Dư 1281, 1282, 1288 – MS112 |
III. Các khoản phải thu ngắn hạn |
130 |
= 131 + 132 + 133 + 134 + 135 + 136 + 137 + 139 |
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng |
131 |
Dư Nợ chi tiết TK 131 – dưới 1 năm |
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn |
132 |
Dư Nợ chi tiết TK 131 – dưới 1 năm |
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn |
133 |
Dư Nợ chi tiết TK 1362, 1363, 1368 – dưới 1 năm |
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng |
134 |
Dư Nợ TK 337 |
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn |
135 |
Dư Nợ chi tiết TK 1283 – dưới 1 năm |
6. Phải thu ngắn hạn khác |
136 |
Dư Nợ chi tiết TK 1385, 1388, 334, 338, 141, 244 – dưới 1 năm |
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) |
137 |
Dư Có chi tiết TK 2293 – dưới 1 năm |
8. Tài sản thiếu chờ xử lý |
139 |
Dư Nợ TK 1381 |
IV. Hàng tồn kho |
140 |
= 1441 + 149 |
1. Hàng tồn kho |
141 |
Dư Nợ TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158 |
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) |
149 |
Dư Có chi tiết TK 2294 (Ghi âm) |
V. Tài sản ngắn hạn khác |
150 |
= 151 + 152 + 154 + 158 |
1. Chi phí trả trước ngắn hạn |
151 |
Dư Nợ chi tiết TK 242 < 12 tháng |
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ |
152 |
Dư Nợ TK 133 |
3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước |
153 |
Dư Nợ chi tiết TK 333 |
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ |
154 |
Dư Nợ TK 171 |
5. Tài sản ngắn hạn khác |
155 |
Dư Nợ chi tiết TK 2288 – dưới 12 tháng |
B – TÀI SẢN DÀI HẠN |
200 |
= 210 + 220 + 240 + 250 + 260 |
I. Các khoản phải thu dài hạn |
210 |
= 211 + 212 + 213 + 214 + 215 + 216 + 219 |
1. Phải thu dài hạn của khách hàng |
211 |
Dư Nợ chi tiết TK 131 > 12 tháng |
2. Trả trước cho người bán dài hạn |
212 |
Dư Nợ chi tiết TK 331 > 12 tháng |
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc |
213 |
Dư Nợ TK 1361 |
4. Phải thu nội bộ dài hạn |
214 |
Dư Nợ chi tiết TK 1362, 1363, 1368 – trên 12 tháng |
5. Phải thu về cho vay dài hạn |
215 |
Dư Nợ chi tiết TK 1283 – trên 12 tháng |
6. Phải thu dài hạn khác |
216 |
Dư Nợ chi tiết TK 1385, 1388, 334, 338, 141, 244 – dưới 12 tháng |
7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) |
219 |
Dư Có chi tiết TK 2293 – trên 12 tháng |
II. Tài sản cố định |
220 |
= 221 + 224 + 227 + 230 |
1. Tài sản cố định hữu hình |
221 |
= 222 + 223 |
|
222 |
Dư Nợ Tk 211 |
|
223 |
Dư Có TK 2141 |
2. Tài sản cố định thuê tài chính |
224 |
= 225 + 226 |
|
225 |
Dư Nợ TK 212 |
|
226 |
Dư Có TK 2142 |
3. Tài sản cố định vô hình |
227 |
= 228 + 229 |
|
228 |
Dư Nợ TK 213 |
|
229 |
Dư Có TK 2143 |
III. Bất động sản đầu tư |
230 |
= 241 + 242 |
1. Nguyên giá |
231 |
Dư Nợ TK 217 |
2. Giá trị hao mòn lũy kế (*) |
232 |
Dư Có TK 2147 |
IV. Tài sản dở dang dài hạn |
240 |
240= 241 + 242 |
1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn |
241 |
Dư Nợ chi tiết TK 154 và dư Có chi tiết TK 2294 – trên 12 tháng |
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang |
242 |
Dư Nợ TK 241 |
V. Đầu tư tài chính dài hạn |
250 |
251+ 252+ 253 + 254 + 255 |
1. Đầu tư vào công ty con |
251 |
Dư Nợ TK 221 |
2. Đầu từ vào công ty liên doanh, liên kết |
252 |
Dư Nợ T2 222 |
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác |
253 |
Dư Nợ chi tiết TK 2281 |
4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn |
253 |
Dư Có chi tiết TK 2292 |
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn |
255 |
Dư Nợ TK 1281, 1282, 1288 – trên 12 tháng |
VI. Tài sản dài hạn khác |
260 |
= 261 + 262 + 268 |
1. Chi phí trả trước dài hạn |
261 |
Dư Nợ chi tiết TK 242 – trên 12 tháng |
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại |
262 |
Dư Nợ TK 243 |
3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn |
263 |
Dư Nợ chi tiết TK 1534 và Dư Có chi tiết TK 2294 – trên 12 tháng |
4. Tài sản dài hạn khác |
268 |
Dư Nợ chi tiết TK 2288 |
TỔNG TÀI SẢN |
270 |
= 100 + 200 |
TÀI SẢN |
||
C – NỢ PHẢI TRẢ |
300 |
= 310 + 330 |
I. Nợ ngắn hạn |
310 |
= 311 + 312 + 313 + 314 + 315 + 316 + 317 + 318 +319 + 320 |
1. Phải trả người bán ngắn hạn |
311 |
Dư Có chi tiết TK 311 < 12 tháng |
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn |
312 |
Dư Có chi tiết TK 131 < 12 tháng |
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước |
313 |
Dư Có TK 333 – dưới 12 tháng |
4. Phải trả người lao động |
314 |
Dư Có TK 334 – dưới 12 tháng |
5. Chi phí phải trả ngắn hạn |
315 |
Dư Có TK 335 – dưới 12 tháng |
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn |
316 |
Dư Có chi tiết TK 3362, 3363, 3368 – dưới 12 tháng |
7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng |
317 |
Dư Có TK 337 |
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn |
318 |
Dư Có chi tiết TK 3387 < 12 tháng |
9. Phải trả ngắn hạn khác |
319 |
Dư Có chi tiết TK 338, 138, 344 – dưới 12 tháng |
10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn |
320 |
Dư Có chi tiết TK 341 và 34311 |
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn |
321 |
Dư Có chi tiết TK 352 – dưới 12 tháng |
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi |
322 |
Dư Có TK 353 |
13. Quỹ bình ổn giá |
323 |
Dư Có TK 357 |
14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ |
324 |
Dư Có TK 171 |
II. Nợ dài hạn |
330 |
= 331 + 332 + 333 + 334 + 335 + 336 + 337 |
1. Phải trả người bán dài hạn |
331 |
Dư Có TK 331 – trên 12 tháng |
2. Người mua trả tiền trước dài hạn |
332 |
Dư Có chi tiết TK 131 – trên 12 tháng |
3. Chi phí phải trả dài hạn |
333 |
Dư Có TK 335 – trên 12 tháng |
4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh |
334 |
Dư Có chi tiết TK 3361 – trên 12 tháng |
5. Phải trả nội bộ dài hạn |
335 |
Dư Có chi tiết TK 3362, 3363, 3368 – trên 12 tháng |
6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn |
336 |
Dư Có chi tiết TK 3387 – trên 12 tháng |
7. Phải trả dài hạn khác |
337 |
Dư Có chi tiết TK 338, 344 – trên 12 tháng |
8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn |
338 |
Dư Có chi tiết TK 341 và Dư có TK 34311 trừ (-) Dư Nợ TK 34312 cộng (+) Dư Có TK 34313 |
9. Trái phiếu chuyển đổi |
339 |
Dư Có chi tiết TK 3432 |
10. Cổ phiếu ưu đãi |
340 |
Dư Có chi tiết TK 41112 – chi tiết Nợ phải trả |
11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả |
Dư Có TK 347 |
|
12. Dự phòng phải trả dài hạn |
342 |
Dư Có Chi tiết TK 352 – trên 12 tháng |
13. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ |
343 |
Dư Có TK 356 |
D. Vốn chủ sở hữu |
400 |
= 410 + 430 |
I. Vốn chủ sở hữu |
410 |
= 411 + 412 + 413 + 414 + 415 + 416 + 417 + 418 + 419 + 420 + 421 |
1. Vốn góp của chủ sở hữu |
411 |
Dư Có TK 4111 |
|
411a |
Dư Có TK 41111 |
|
411b |
Dư Có Chi tiết TK 41112 |
2. Thặng dư vốn góp cổ phần |
412 |
Số dư TK 4112 (Dư Nợ: Ghi âm) |
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu |
413 |
Dư Có Chi tiết TK 4113 |
4. Vốn khác của chủ sở hữu |
414 |
Dư Có TK 4118 |
5. Cổ phiếu quỹ |
415 |
Dư Nợ TK 419 (Ghi âm) |
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản |
416 |
Số dư Có TK 412 (Dư Nợ: Ghi âm) |
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái |
417 |
Số dư Có TK 413 (Dư Nợ: Ghi âm) |
8. Quỹ đầu tư phát triển |
418 |
Dư Có TK 414 |
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp |
419 |
Dư Có TK 417 |
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu |
420 |
Dư Có TK 418 |
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối |
421 |
Số dư TK 421 |
– Lợi nhuận chưa phân phối kỳ này |
421a |
Số dư TK 4211 (Dư Nợ: Ghi âm) |
– Lợi nhuận chưa phân phối kỳ trước |
421b |
Số dư TK 4212 (Dư Nợ: Ghi âm) |
12. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản |
422 |
Dư Có TK 411 |
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác |
430 |
= 431 + 432 + 433 |
– Nguồn kinh phí |
431 |
Dư Có TK 461 – Dư Nợ TK 161 |
– Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ |
432 |
Dư Có TK 466 |
TỔNG NGUỒN VỐN |
440 |
= 300 + 400 |
Xem thêm: Mẫu Bảng Cân Đối Kế Toán Theo Thông Tư 200, 133
b. Cách lập báo cáo kết quả kinh doanh
CHỈ TIÊU |
Mã số |
Căn cứ ghi |
A |
B |
1 |
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ |
01 |
Tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 511 |
2. Các khoản giảm trừ doanh thu |
02 |
Số phát sinh bên Nợ TK 511 đối ứng với bên Có TK 521, TK 333 |
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ |
10 |
Số phát sinh bên Nợ của TK 511 đối ứng với bên Có của TK 911 hoặc Mã số 10 = Mã số 01 – mã số 02 |
4. Giá vốn bán hàng |
11 |
Tổng số phát sinh bên Có của TK 632 đối ứng với bên Nợ của TK 911 |
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ |
20 |
Mã số 20 = Mã số 10 – mã số 11 |
6. Doanh thu hoạt động tài chính |
21 |
Tổng số phát sinh bên Nợ của TK 515 đối ứng với bên Có TK 911 |
7. Chi phí tài chính |
22 |
Tổng số phát sinh bên Có TK 635 đối ứng với bên Nợ TK 911 |
Trong đó: Chi phí lãi vay |
23 |
Phát sinh Nợ TK 635 – chi tiết lãi vay |
8. Chi phí bán hàng |
25 |
Tổng số phát sinh bên Có TK 641 đối ứng với bên Nợ TK 911 |
9. Chi phí quản lý kinh doanh |
26 |
Tổng số phát sinh bên Có TK 642 đối ứng với bên Nợ của TK 911 |
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh |
30 |
Mã số 30 = 20 + (21 – 22) – (25 + 26) |
11. Thu nhập khác |
31 |
Tổng số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 711 đối ứng với bên Có của TK 911 |
12. Chi phí khác |
32 |
Tổng số phát sinh bên Có của TK 811 đối ứng với bên Nợ của TK 911 |
13. Lợi nhuận khác |
40 |
MS40 = MS 31 – MS 32 |
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế |
50 |
Mã số 50 = mã số 30 + mã số 40 |
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành |
51 |
Tổng số phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ Tk 911 |
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại |
52 |
Tổng số phát sinh bên Có TK 8212 đối ứng với bên Nợ TK 911 |
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp |
60 |
Mã số 60 = mã số 50 – Mã số 51 – Mã số 52 |
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) |
70 |
(Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông – Sổ trích quỹ khen thưởng, phúc lợi)/Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ) |
19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) |
71 |
(Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông – Sổ trích quỹ khen thưởng, phúc lợi)/Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ + Số lượng cổ phiếu phổ thông dự kiến được phát hành) |
c. Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
CHỈ TIÊU |
Mã số |
Căn cứ lập |
A |
B |
1 |
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh |
||
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác. |
01 |
PS Nợ TK 111, 112/ Có TK 511, 33311, 131, 121,515 |
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ. |
02 |
PS Nợ TK 121, 152, 153, 154, 156, 621, 622, 627, 641, 642, 133 Có TK 111, 112 |
3. Tiền chi trả cho NLĐ |
03 |
PS Nợ TK 334/ Có TK 111,112 |
4. Tiền lãi vay đã trả |
04 |
PS Nợ TK 635/ Có TK 111, 112, 113 |
5. Thuế TNDN đã nộp |
05 |
PS Nợ TK 3334/ Có TK 111,112, 113 |
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh |
06 |
PS Nợ TK 111, 112, 113/ Có TK 711, 344, 244, 414, 418,… (Các khoản THU khác từ hoạt động kinh doanh mà không thuộc chỉ tiêu 01) |
7. Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh |
07 |
PS Nợ TK 811, 161, 244, 333, 338,344, 352, 353, 356 / Có TK 111, 112, 113 (Các khoản CHI khác từ hoạt động kinh doanh mà không thuộc chỉ tiêu 02, 03, 04, 05) |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh |
20 |
Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07 |
II. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư |
||
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác |
21 |
PS Nợ TK 211, 213, 217, 241/ Có TK 111,112, 113 |
2. Tiền thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác |
22 |
Chênh lệch (+) hoặc (-) giữa: Thu: Nợ TK 111,112, 113/ Có TK 711, 5117, 131 Chi: Nợ TK 632, 811/ Có TK 111,112, 113 |
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác. |
23 |
PS Nợ TK 128, 171/ Có TK 111,112, 113 |
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác |
24 |
PS Nợ TK 111,112, 113/ Có TK 128,171 |
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác |
25 |
PS Nợ TK 221, 222, 2281, 331/ Có TK 111,112, 113 |
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác |
26 |
PS Nợ TK 111,112, 113/ Có TK 221, 222, 2281, 331 |
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia |
27 |
PS Nợ TK 111,112, 113/ Có TK 515 |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư |
30 |
30=21+22+23+24+25+26+27 |
III. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính |
||
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu |
31 |
PS Nợ TK 111,112, 113/ Có TK 411 |
2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu mua lại cổ phiếu đã phát hành. (ghi âm) |
32 |
PS Nợ TK 411, 419/ Có TK 111, 112, 113 |
3. Tiền thu từ đi vay |
33 |
PS Nợ TK 111, 112, 113/ Có TK 171, 3411, 3431, 41112 |
4. Tiền trả nợ gốc vay. (ghi âm) |
34 |
PS Nợ TK 171, 3411, 3431, 41112/ Có TK 111, 112, 113 |
5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính |
35 |
PS Nợ TK 3412/ Có TK 111,112 |
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu. (ghi âm) |
36 |
PS Nợ TK 338, 421/ Có TK 111, 112, 113 |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt tài chính |
40 |
40=31+32+33+34+35+36 |
Lưu chuyển tiền thuần trong năm |
50 |
50=20+30+40 |
Tiền tương đương tiền đầu năm |
60 |
Căn cứ số liệu mã số 110, cột “số đầu kỳ” trên bảng cân đối kế toán |
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ |
61 |
Căn cứ vào TK 111, 112, 113, 128 và các TK liên quan, sau khi đối chiếu với TK 4131, trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương nếu có lãi tỷ giá và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) nếu phát sinh lỗ tỷ giá. |
Tiền và tương đương tiền cuối năm (70=50+60+61) |
70 |
70=50+60+61 |
Xem chi tiết: Cách Lập Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Trực Tiếp Và Gián Tiếp
d. Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính
Xem chi tiết: Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính chi tiết
5.4. Những lưu ý khi lập báo cáo tài chính là gì?
Khi lập bảng cân đối kế toán, kế toán doanh nghiệp nên ghi nhớ một số điều.
Tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính
Tài sản và nợ phải trả được trình bày dưới dạng ngắn hạn và dài hạn theo độ dài của chu kỳ kinh doanh của công ty và được phân loại là ngắn hạn và dài hạn theo các nguyên tắc sau:
Các tài sản và nợ phải trả sẽ được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày báo cáo được phân loại là ngắn hạn.
Các tài sản và nợ phải trả đã thu thập hoặc thanh toán sau 12 tháng kể từ ngày báo cáo được phân loại là dài hạn.
Nếu công ty không phân biệt rõ ràng giữa ngắn hạn và dài hạn, tài sản và nợ phải trả được liệt kê theo thứ tự thanh khoản giảm dần.
Các công ty cần loại trừ doanh thu, thu nhập và chi phí từ các giao dịch nội bộ khi lập báo cáo thu nhập giữa công ty và các tổ chức cấp dưới.
Các công ty không bắt buộc phải gửi các chỉ số mà không có dữ liệu, các công ty sẻ đánh số lại, nhưng nên lưu ý rằng họ không thể thay đổi mã của chỉ số.
Doanh nghiệp cần loại trừ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch nội bộ khi lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa doanh nghiệp và đơn vị cấp dưới.
Doanh nghiệp cần lưu ý các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải trình bày và doanh nghiệp được đánh lại số thứ tự nhưng không được thay đổi mã số của các chỉ tiêu.
6. Bài tập lập báo cáo tài chính
Bài 1: Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/201X của công ty thương mại Neso:
Tài sản |
Số tiền |
Nguồn vốn |
Số tiền |
A. TS ngắn hạn |
A. Nợ phải trả |
||
Tiền mặt |
8.000.000 |
Vay ngân hàng |
4.800.000 |
Tiền gửi NH |
12.000.000 |
Phải trả người bán |
7.000.000 |
Hàng hóa |
7.000.000 |
Thuế GTGT phải nộp |
200.000 |
Phải thu KH |
9.000.000 |
||
B. TS dài hạn |
B. Vốn CSH |
||
Nguyên giá TSCĐ |
48.000.000 |
Vốn đầu tư của chủ sở hữu |
64.000.000 |
Hao mòn |
(8.000.000) |
||
Tổng tài sản |
76.000.000 |
Tổng nguồn vốn |
76.000.000 |
Biết hàng hóa tồn kho có số lượng: 100 cái
Trong tháng một có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau (Đvt: Đồng).
1. Mua hàng hóa nhập kho số lượng 100, đơn giá 80.000đ/cái, thuế GTGT 10%, trả bằng chuyển khoản 50%, nợ lại người bán 50%.
- Lương phải trả ở bộ phận bán hàng: 800.000, bộ phận QLDN: 400.000
- Xuất hàng bán tại kho, số lượng 150, đơn giá bán 140.000đ/cái, thuế GTGT 10%, thu bằng tiền mặt. Hàng hóa xuất kho theo phương pháp FIFO
- Trích khấu hao TSCĐ, dùng ở bộ phận QLDN 800.000, bộ phận bán hàng 400.000
- Dùng tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng: 3.000.000
- Nhận được giấy báo có của ngân hàng về khoản tiền khách hàng trả nợ số tiền: 2.000.000
- Dùng TGNH trả nợ cho người bán 1.200.000
Yêu cầu:
- Định khoản tài liệu trên.
- Xác định kết quả kinh doanh trong tháng
- Lập bảng cân đối kế toán cuối tháng
Xem thêm: Bảng Cân Đối Số Phát Sinh Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Lập
Trên đây Leanh.edu.vn đã gửi đến bạn đọc cách lập báo cáo tài chính chi tiết các bước. Mong rằng với những thông tin bài viết cung cấp sẽ phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về báo cáo tài chính
Để được đào tạo bài bản về kế toán tổng hợp qua những video do các kế toán trưởng đã có nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ các bạn có thể tham khảo khóa học dưới đây:
Khóa học kế toán tổng hợp online
Khóa học này sẽ giúp các bạn có được kiến thức thực tế bài bản và hệ thống để tự tin lên, phân tích được báo cáo tài chính và báo cáo thuế; Sử dụng thành thạo phần mềm Kế toán Misa hoặc Excel
Ngoài ra khi đăng ký khóa học kế toán tổng hợp online bạn còn được tặng phần mềm Kế toán Misa bản quyền full chức năng (update bản mới nhất) và chia sẻ tài liệu, mẫu biểu kế toán giá trị
Leanh.edu.vn chúc các bạn thành công!
0 Bình luận