Doanh Nghiệp Việt Nam Cần Chuẩn Bị Gì Cho IFRS?
Mục lục
Việc áp dụng IFRS không chỉ đơn giản là tuân thủ một bộ chuẩn mực mới mà còn đòi hỏi sự thay đổi toàn diện trong cách thức lập và trình bày báo cáo tài chính. Đây là một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt khi sự khác biệt giữa IFRS và Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) còn khá lớn.
Bài viết này Lê Ánh Education sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện về những điều doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị để chuyển đổi sang IFRS một cách hiệu quả, từ lộ trình áp dụng, lợi ích và thách thức, cho đến các bước chuẩn bị cụ thể. Qua đó, hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp sẵn sàng nắm bắt cơ hội và vượt qua các rào cản để hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Mục lục
I. Giới thiệu về IFRS và lộ trình áp dụng tại Việt Nam
1. Khái niệm IFRS
Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS (International Financial Reporting Standards) là tập hợp các chuẩn mực kế toán quốc tế do Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) ban hành. Mục tiêu chính của IFRS là tạo ra một hệ thống báo cáo tài chính thống nhất, minh bạch và đáng tin cậy trên phạm vi toàn cầu, giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư dễ dàng so sánh và đánh giá hiệu quả tài chính.
IFRS không chỉ thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong báo cáo tài chính mà còn mở ra cơ hội tiếp cận thị trường vốn quốc tế, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thu hút đầu tư và hợp tác kinh doanh xuyên quốc gia.
2. Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập và nâng cao chất lượng báo cáo tài chính, Bộ Tài chính đã xây dựng và công bố lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam, chia thành ba giai đoạn chính:
Từ 2020-2021: Giai đoạn chuẩn bị
Từ năm 2022 đến 2025: Giai đoạn áp dụng tự nguyện
Từ sau năm 2025: Giai đoạn áp dụng bắt buộc
Bắt đầu từ năm 2025, IFRS sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp nằm trong danh mục do Bộ Tài chính quy định, bao gồm:
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Các tổ chức tài chính lớn như ngân hàng và công ty bảo hiểm.
Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam không chỉ là cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng báo cáo tài chính mà còn là thách thức yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực, hệ thống và chính sách. Doanh nghiệp cần nắm rõ lộ trình và bắt đầu từ giai đoạn sớm nhất để đảm bảo việc chuyển đổi diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
II. Lợi ích và thách thức khi áp dụng IFRS
1. Lợi ích khi áp dụng IFRS
Nâng cao tính minh bạch và độ tin cậy của báo cáo tài chính:
IFRS cung cấp một bộ chuẩn mực quốc tế, giúp các doanh nghiệp trình bày báo cáo tài chính một cách minh bạch và nhất quán, nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư và các bên liên quan.
Tăng khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế:
Việc áp dụng IFRS giúp các doanh nghiệp dễ dàng kết nối và thu hút vốn từ các nhà đầu tư quốc tế nhờ sự thống nhất trong cách trình bày và báo cáo tài chính.
Giảm chi phí vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh:
Nhờ tăng tính minh bạch, các doanh nghiệp có thể nhận được sự đánh giá tốt hơn từ các tổ chức tài chính, dẫn đến việc giảm chi phí vay vốn và cải thiện hiệu quả hoạt động.
Tăng khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp:
Với IFRS, các nhà đầu tư và đối tác có thể dễ dàng so sánh hiệu quả tài chính của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các quyết định đầu tư và hợp tác.
Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế:
Áp dụng IFRS là một trong những yếu tố then chốt để các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại và đối tác chiến lược quốc tế.
2. Thách thức khi áp dụng IFRS
Sự khác biệt giữa Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) và IFRS:
Các quy định và phương pháp kế toán trong IFRS có sự khác biệt lớn so với VAS, đặc biệt trong các vấn đề như ghi nhận doanh thu, công cụ tài chính, tài sản và nợ phải trả. Việc chuyển đổi đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi cách tiếp cận, dẫn đến nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu.
Thiếu nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng về IFRS:
Ở Việt Nam, số lượng kế toán viên và chuyên gia tài chính am hiểu IFRS còn hạn chế. Điều này khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự đủ năng lực để triển khai và duy trì hệ thống theo IFRS.
Chi phí chuyển đổi cao:
Hệ thống kế toán: Doanh nghiệp cần nâng cấp hoặc thay thế phần mềm kế toán để đáp ứng các yêu cầu phức tạp của IFRS.
Đào tạo nhân sự: Chi phí đào tạo cho đội ngũ kế toán, tài chính và quản lý cũng rất lớn.
Dịch vụ tư vấn: Nhiều doanh nghiệp phải thuê các công ty tư vấn chuyên môn, điều này gia tăng chi phí chuyển đổi.
Đòi hỏi sự thay đổi về quy trình và hệ thống quản lý:
IFRS không chỉ ảnh hưởng đến kế toán mà còn tác động đến toàn bộ quy trình kinh doanh, quản trị nội bộ và hệ thống kiểm soát. Doanh nghiệp cần tái cấu trúc nhiều khâu để phù hợp với yêu cầu mới.
III. Các bước chuẩn bị cho việc áp dụng IFRS
1. Lộ trình chuyển đổi rõ ràng và bắt đầu sớm
Để có thể chuyển đổi BCTC thành công, doanh nghiệp nên có một lộ trình chuyển đổi rõ ràng, bao gồm các giai đoạn: xác định phạm vi công việc, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết, triển khai kế hoạch và giám sát quá trình. Để đảm bảo sự thành công, doanh nghiệp nên lập một đội dự án phụ trách xuyên suốt quá trình chuyển đổi từ giai đoạn đầu tiên đến khi có thể lập BCTC theo IFRS. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian.
2. Xây dựng quy trình chuyển đổi BCTC
Phân tích sự khác biệt giữa VAS và IFRS trong doanh nghiệp: Đánh giá các chuẩn mực kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp và so sánh với các yêu cầu của IFRS để xác định những thay đổi cần thiết.
Nên xây dựng một quy trình chuyển đổi BCTC phù hợp với đặc thù doanh nghiệp bao gồm trình tự các bước và hướng dẫn cụ thể cho từng giai đoạn. Trong đó cần phổ biến cho nhân sự phòng kế toán cũng như các bộ phận có liên quan, đồng thời cử mỗi cá nhân phụ trách. Điều này sẽ giúp việc chuyển đổi BCTC của doanh nghiệp dễ kiểm soát hơn.
3. Tổ chức đào tạo và nâng cao năng lực nguồn nhân sự
Doanh nghiệp nên có kế hoạch đào tạo bài bản, liên tục và lâu dài cho bộ phận kế toán và các bộ phận khác có liên quan như bộ phận kinh doanh, pháp chế, hoạch định chiến lược. Ngoài ra, Ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần được trang bị các kiến thức, hiểu biết cơ bản về tài chính kế toán và IFRS.
Doanh nghiệp có thể tổ chức các khóa đào tạo về IFRS: Cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về IFRS cho đội ngũ kế toán, tài chính và quản lý, đảm bảo mọi người đều nắm vững các chuẩn mực mới.
LỢI ÍCH KHI THAM GIA KHÓA HỌC IFRS TẠI Kế toán Lê Ánh:
- Có được kiến thức để thi đỗ chứng chỉ CertIFR, DipIFR của ACCA
- Có được kinh nghiệm thực tiễn về ứng dụng IFRS, hiểu rõ sự khác biệt giữa VAS và IFRS
- Nắm được phương pháp và quy trình chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS và xử lý các vấn đề liên quan để đảm tính hợp lý và trung thực theo chuẩn mực IFRS
- Học hỏi được bài học kinh nghiệm, kỹ năng của các chuyên gia hàng đầu về IFRS
- Được giảng viên là các chuyên gia hàng đầu về IFRS hỗ trợ chuyên môn trong và sau khóa học
- Đứng trong hàng ngũ những người đón đầu kiến thức IFRS để sẵn sàng nắm bắt cơ hội công việc trong lộ trình bắt buộc áp dụng IFRS tại Việt Nam
- Mở rộng cơ hội nghề nghiệp với mức lương và vị trí thăng tiến tốt hơn
- Được cấp chứng chỉ sau khóa học của Kế toán Lê Ánh
- Được hỗ trợ học phí tham gia các khóa học chuyên sâu hơn về IFRS
>>> Tham khảo các Khóa học IFRS tại Kế toán Lê Ánh:
Khóa học Chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS
Khuyến khích nhân viên tham gia các chương trình chứng chỉ quốc tế về IFRS: Hỗ trợ và tạo điều kiện để nhân viên tham gia các cương trình đào tạo chuyên nghiệp như ACCA, ICAEW hoặc các khóa học chuyên biệt về IFRS.
4. Tổ chức bộ máy kế toán và xây dựng quy chế phối hợp giữa các bộ phận
Doanh nghiệp nên tổ chức bộ máy kế toán với các nhân sự chuyên trách về IFRS từ công ty mẹ đến các công ty con. Đồng thời xây dựng quy trình phối hợp cung cấp thông tin giữa các phòng ban.
5. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu
Hệ thống công nghệ thông tin nên hướng đến việc xây dựng một phần mềm ERP quản trị xuyên suốt các nguồn lực của doanh nghiệp, giúp đảm bảo việc cung cấp thông tin giữa bộ phận kế toán và các bộ phận khác, giữa công ty mẹ và các công ty con. Phần mềm này nên là phần mềm tự động hóa tối đa và có thể cung cấp số liệu thực tế tại bất kỳ thời điểm nào.
Trong giai đoạn đầu (ví dụ từ năm 2024 đến năm 2025), doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục lập song song 2 bộ BCTC: một bộ BCTC theo VAS để nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, một bộ BCTC theo IFRS để phục vụ cho mục đích so sánh thông tin. Như vậy, hệ thống phần mềm này cần đáp ứng được yêu cầu hạch toán kế toán song song theo cả VAS và IFRS. Nếu không, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành lập các bút toán chuyển đổi một cách thủ công BCTC từ VAS sang IFRS.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị các cơ sở dữ liệu chưa có khi áp dụng VAS như giá trị hợp lý, lãi suất hiệu quả, lãi suất cố định, lãi suất thị trường. Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị các thông tin phi tài chính như thị phần, tỷ lệ sản phẩm bảo hành để có thể lập các thuyết minh về BCTC theo IFRS.
Lưu ý: Khuyến nghị cho doanh nghiệp
Sớm bắt tay vào lộ trình chuẩn bị: Việc chuyển đổi sang IFRS không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Các doanh nghiệp cần chủ động lập kế hoạch và hành động sớm để đảm bảo tiến độ.
Chú trọng đào tạo đội ngũ nhân sự: Xây dựng đội ngũ chuyên môn có khả năng đáp ứng yêu cầu của IFRS sẽ là yếu tố then chốt.
Học hỏi từ các doanh nghiệp thành công: Tham khảo kinh nghiệm từ các tổ chức đã áp dụng IFRS thành công sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian và giảm thiểu sai sót.
Việc áp dụng IFRS là một bước tiến quan trọng, giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao tính minh bạch, chuẩn hóa báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế và gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường vốn toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía doanh nghiệp.
Hơn nữa, sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, và các tổ chức đào tạo sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một lộ trình chuyển đổi hiệu quả. Hy vọng rằng bài viết trên của Đội ngũ Admin Lê Ánh Education đã giúp bạn nắm được Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho IFRS. Dù còn nhiều thách thức, nhưng nếu chuẩn bị tốt, việc áp dụng IFRS sẽ không chỉ là một yêu cầu tất yếu mà còn là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam khẳng định vị thế trong nền kinh tế toàn cầu hóa.
>>> Tham khảo: Có Nên Học IFRS? Những Lợi Ích Bạn Không Thể Bỏ Qua
0 Bình luận