Cách Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại - Giảm Giá Hàng Bán

Mục lục

Bài viết sau Leanh.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn đọc cách hạch toán chiết khấu thương mại- giảm giá hàng bán theo thông tư 200 và thông tư 133.

Các khái niệm cần nắm rõ:

- Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm
chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

Cách Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại - Giảm Giá Hàng Bán

Hạch toán chiết khấu thương mại - giảm giá hàng bán

Hạch toán chiết khấu thương mại - giảm giá hàng bán

- Nếu Doanh nghiệp bạn sử dụng chế độ Thông tư 200 thì hạch toán chiết khấu thương mại vào TK: 521 (5211 - Chiết khấu thương mại, 5213 - Giảm giá hàng bán)

- Nếu Doanh nghiệp bạn sử dụng chế độ Thông tư 133 thì hạch toán chiết khấu thương mại vào TK: 511

I. Cách hạch toán chiết khấu thương mại đối với doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ:

1. Nếu trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

- Cách hạch toán chiết khấu thương mại bên bán hàng:

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền trên hoá đơn

Có TK 511: Tổng số tiền (chưa có Thuế)

Có TK 3331: Thuế GTGT

- Cách hạch toán chiết khấu thương mại được hưởng:

Nợ TK 156: Tổng số tiền (chưa có Thuế)

Nợ TK 1331: Thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331: Số tiền trên hoá đơn

2. Nếu mua hàng nhiều lần được hưởng chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.

⇒ Trên hoá đơn cuối cùng (hoặc kỳ sau) sẽ thể hiện khoản chiết khấu và được trừ trực tiếp luôn trên hoá đơn.

- Trường hợp này sẽ có 2 tình huống xảy ra đó là:

a) Nếu số tiền chiết khấu - giảm giá mà NHỎ HƠN giá trị hoá đơn cuối cùng => trừ trực tiếp trên hoá đơn cuối cùng đó.

b) Nếu số tiền chiết khấu - giảm giá mà LỚN HƠN giá trị hoá đơn cuối cùng => lập l hoá đơn điều chỉnh giảm (Vì không thể trừ trên hóa đơn được).

Ví dụ cụ thể 2 trường hợp như sau:

Ví dụ 1:

Công ty A tổ chức chương trình chiết khấu mại như sau: Nếu ai mua hàng đạt doanh số 100tr sẽ được chiết khấu 10%.

Công ty B có phát sinh mua hàng các lần như sau:

- Lần 1: Mua hàng trị giá 10tr ⇒ Công ty A xuất hoá đơn trị giá 10tr

- Lần 2: Mua hàng trị giá 50tr ⇒ Công ty A xuất hoá đơn trị giá 50tr

- Lần 3: Mua hàng trị giá 40tr ⇒ Như vậy là đã đạt doanh số quy định sẽ được chiết khấu 10% ⇒ Số tiền chiết khấu sẽ là 10% = 10tr NHỎ HƠN số tiền trên hóa đơn cuối cùng (lần 3). Nên có thể trừ trực tiếp trên hóa đơn lần 3 như sau:

Hạch toán chiết khấu thương mại

Hạch toán chiết khấu thương mại

Cách hạch toán chiết khấu thương mại - Giảm giá hàng bán:

- Hoá đơn lần 1 và 2: Các bạn hạch toán như bình thường

- Hoá đơn lần 3: Hạch toán như sau:

BÊN BÁN:

Nợ TK 131; 111; 112 (Tổng số tiền đã chiết khấu): 33.000.000

Có TK 511(Tổng số tiền đã chiết khấu) : 30.000.000

Có TK 3331 (Thuế GTGT) : 3.000.000

BÊN MUA:

Nợ TK 156 (Giá trên hoá đơn) : 30.000.000

Nợ TK 1331 (Thuế GTGT) : 3.000.000 ,

Có TK 111; 112; 331 (Số tiền đã trừ khoản chiết khấu) : 33.000.000

Ví dụ 2:

Công ty A tổ chức chương trình chiết khấu mại như sau: Nếu ai mua hàng đạt doanh số 100tr sẽ được chiết khấu 10%. Công ty B có phát sinh mua hàng các lần như sau:

- Lần 1: Mua hàng trị giá 41tr ⇒ Công ty A xuất hoá đơn trị giá 41tr

- Lần 2: Mua hàng trị giá 50tr ⇒ Công ty A xuất hoá đơn trị giá 50t

- Lần 3: Mua hàng trị giá 9tr ⇒ Như vậy là đã đạt doanh số quy định sẽ được chiết khấu 10%. Số tiền chiết khấu sẽ là 10% = 10tr LỚN HƠN số tiền trên hóa đơn cuối cùng (lần 3) ⇒ Nên hoá đơn lần 3 vẫn phải xuất như bình thường là 9tr.

Tiếp đó Cty A sẽ lập 1 hoá đơn điều chỉnh giảm kèm bảng kê các số hoá đơn lần 1,2,3 như sau:

Hạch toán giảm giá hàng bán

Cách hạch toán như sau:

- Hoá đơn lần 1, 2 và 3: Các bạn hạch toán như bình thường nhé.

- Hoá đơn điều chỉnh giảm bên trên sẽ hạch toán như sau

BÊN BÁN:

- Phản ánh số tiền chiết khấu thương mại:

Nợ TK 521 (Số tiền Chiết khấu thương mại) :10.000.000 (Nếu theo TT 133 thì hạch toán vào Nợ 511).

Nợ TK 3331 (Số tiền thuế GTGT được điều chỉnh giảm) : 1.000.000

Có TK 131, II1, 112 : 11.000.000

- Cuối kỳ kế toán kết chuyển ghi: (Nếu theo TT 133 sẽ có bút toán này nhé)

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu.

BÊN MUA:

+ Nếu hàng chiết khấu thương mại đó còn tôn trong kho ghi giâm giá trị hàng tồn kho.

Nợ TK 331; 111; 112....: Số tiền chiết khấu thương mại

Có TK 156: Giảm giá trị hàng tồn kho.

Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

+ Nếu hàng đó đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán;

Nợ TK 331, 111, 112....: Số tiền chiết khấu thương mại

Có TK 632: Giảm giá vốn.

Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

+ Nếu hàng đó đã đưa vào sản xuất kinh doanh, quản lý... thì ghi giảm chi phí đó:

Nợ TK 331; 111; 112....: Số tiền Chiết khấu thương mại

Có TK 154, 642... :Giảm chi phí tương ứng.

Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ

+ Nếu hàng đó đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản.

Nợ TK 331; 111; 112....: Số tiền chiết khấu thương mại

Có TK 241: Giảm chi phí xây dựng cơ bản.

Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

Chiết khấu thương mại

 

3. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.

Khi bán hàng vẫn xuất hoá đơn bình thường, khi kết thúc chương trình mới tổng kết đề xuất hoá đơn điều chỉnh cho các hoá đơn trước đó.

Chú ý: Trường hợp 3 này cũng xử lý tương tự như Trường hợp số 2 trong phần 2 bên trên nhé (Tức là phải xuất 1 hoá đơn điều chỉnh)

- Dựa vào hoá đơn điều chỉnh các bạn hạch toán như sau:

BÊN BÁN

- Phản ánh số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ:

Nợ TK 521: Số tiền chiết khấu thương mại. (Nếu theo TT 133 thì hạch toán vào Nợ 511)

Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT được điều chỉnh giảm

Có TK I13I1, 111, 112...

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển ghi: (Nếu theo TT 133 sẽ có bút toán này nhé)

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu.

BÊN MUA:

Chú ý: Trường hợp điều chỉnh vào cuối kỳ thì Bên mua thì cần chú ý 3 trường hợp như sau nhé:

+ Nếu hàng chiết khấu thương mại đó còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho.

Nợ TK 331; 111; 112....: Số tiền chiết khấu thương mại

Có TK 156: Giảm giá trị hàng tồn kho

Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ

+ Nếu hàng đó đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán.

Nợ TK 331; 111; 112....: Số tiền chiết khấu thương mại

Có TK 632: Giảm giá vốn

Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

+ Nếu hàng đó đã đưa vào sản xuất kinh doanh, quản lý... thì ghi giảm chi phí đó:

Nợ TK 331; 111; 112....: Số tiền chiết khấu thương mại

Có TK 154; 642 ... Giảm chi phí tương ứng.

Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ

+ Nếu hàng đó đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản.

Nợ TK 331; 111; 112....: Số tiền chiết khấu thương mại

Có TK 241: Giảm chi phí xây dựng cơ bản

Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ

II. Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Nếu Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

- Hạch toán khoản chiết khấu thương mại:

Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại (Nêu theo TT 133 thì hạch toán vào Nợ 511)

Có TK 131- Phải thu của khách hàng

- Hạch toán doanh thu bán hàng:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 5I1- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

 Xem thêm: Hướng Dẫn Hạch Toán Chênh Lệch Tỷ Giá Theo Thông Tư 200

Kết Luận

Trên đây Leanh.edu.vn đã hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại - giảm giá hàng bán chi tiết. Để biết thêm những kiến thức và kinh nghiệm làm nghề kế toán các bạn có thể tham khảo các bài viết tại mục Kế toán của Leanh.edu.vn

Để được đào tạo bài bản về kế toán tổng hợp qua những video do các kế toán trưởng đã có nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ các bạn có thể tham khảo khóa học dưới đây:

Khóa học kế toán tổng hợp online

Khóa học kế toán tổng hợp online

Khóa học này sẽ giúp các bạn có được kiến thức thực tế bài bản và hệ thống để tự tin lên, phân tích được báo cáo tài chính và báo cáo thuế; Sử dụng thành thạo phần mềm Kế toán Misa hoặc Excel

Ngoài ra khi đăng ký khóa học kế toán tổng hợp online bạn còn được tặng phần mềm Kế toán Misa bản quyền full chức năng (update bản mới nhất) và chia sẻ tài liệu, mẫu biểu kế toán giá trị

Leanh.edu.vn chúc các bạn thành công!

0 câu trả lời
2746 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

cach-doc-hieu-bctc-cho-nguoi-moi-bat-dau

Cách Đọc Và Hiểu Báo Cáo Tài Chính Cho Người Mới Bắt Đầu

Kế Toán
sach-nguyen-ly-ke-toan-tai-lieu-huu-ich-cho-nguoi-moi

Sách Nguyên Lý Kế Toán: Tài Liệu Hữu Ích Cho Người Mới

Kế Toán
nen-hoc-ke-toan-online-hay-offline

Nên Học Kế Toán Online Hay Offline? Đâu Là Lựa Chọn Tốt?

Kế Toán
cac-mau-bien-ban-hop-thong-dung-nhat-nam-2024

Các Mẫu Biên Bản Họp Thông Dụng Nhất

Kế Toán
cong-viec-cua-ke-toan-noi-bo-la-gi-mo-ta-chi-tiet

Công Việc Của Kế Toán Nội Bộ Là Gì? Mô Tả Chi Tiết

Kế Toán
chung-chi-certifr-la-gi-phu-hop-voi-nhung-ai

Chứng Chỉ CertIFR Là Gì? Phù Hợp Với Những Ai?

Kế Toán
1 2 Tư vấn facebook

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau