Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Nhập Khẩu

Mục lục

Quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu giúp bạn nắm rõ các bước mà bạn cần thực hiện khi mang hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam.

Cùng tham khảo chi tiết các bước trong quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu trong bài viết dưới đây của Leanh.edu.vn nhé!

Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Nhập Khẩu

18 bước quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu bao gồm các bước dưới đây:

Quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu

Quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu

Bước 1: Xác định tên gọi, HS code hàng hóa

Bạn có thể căn cứ theo Biểu thuế mới nhất để thực hiện tra cứu tên gọi hay Mã HS của hàng hóa đó hoặc dựa theo kinh nghiệm/ 6 quy tắc tra cứu.

Bước 2: Tìm hiểu các mặt hàng cấm nhập xuất khẩu

Hàng bị cấm nhập khẩu: Nếu hàng hóa mà bạn định nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa bị cấm nhập thì, bạn phải dừng việcnhập khẩu mặt hàng này để tránh rủi ro về mặt pháp lí.

Bạn có thể tra cứu danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP.

Bước 3: Tìm hiểu các chính sách về thuế, giấy phép nhập khẩu( nếu có), giấy phép chuyên ngành (nếu có)

Từ HS code, bạn có thể tra cứu về chính sách thuế của mặt hàng hay các quy định pháp luật liên quan.

Đối với loại hàng hóa buộc phải:

Xin giấy phép nhập khẩu: Căn cứ Nghị định 187/2013/NĐ-CP đã quy định rõ những mặt hàng phải xin giấy phép nhập khẩu. Bạn cần hoàn tất các thủ tục trước khi đưa hàng về cảng để tránh phát sinh nhiều chi phí về thuê kho bãi trong lúc chờ được cấp giấy phép.

Công bố hợp chuẩn hợp quy: Trường hợp hàng hóa cần công bố hợp chuẩn hợp quy, bạn cần phải làm thủ tục này trước khi hàng được đưa về cảng. Quy trình làm công bố hợp quy cho lô hàng căn cứ tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.

Kiểm tra chuyên ngành: Công tác kiểm tra chuyên ngành đối với những mặt hàng này sẽ được tiến hành sau khi đưa hàng về cảng. Theo đó, cơ quan chức năng sẽ đến tận nơi để lấy mẫu về kiểm tra. Sau khi có kết quả, doanh nghiệp sẽ tiến hành các công đoạn làm thủ tục còn lại.

Bước 4: Chính sách đối với nhập khẩu máy móc, dây chuyền cũ

Căn cứ theo Quyết định số 18/2019/QĐ-TTG về Quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

Bước 5: Ký kết hợp đồng ngoại thương

Để đảm bảo lộ trình làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa đảm bảo thuận lợi theo đàm phán của hai bên, các bên cần thực hiện ký hợp đồng ngoại thương (Sale Contract). Đây là chứng từ thể hiện các thông tin giao dịch của các bên.

Hợp đồng ngoại thương là chứng từ bắt buộc trong tất cả các bộ hồ sơ xuyên suốt quá trình thông quan hàng hoá. Nội dung hợp đồng ngoại thương cần có tên, số lượng hàng, trọng lượng, quy cách đóng gói, giá thành,...

Khi thực hiện hợp đồng ngoại thương cần lưu ý lừa đảo, lưu ý khi sử dụng Incoterms hay điều khoản.

Bước 6: Xác định ngày giao hàng trên hợp đồng, liên hệ hãng tàu/đại lý cấp booking cấp rỗng

Bước 7: Kiểm tra và xác nhận booking

Bước 8: Theo dõi tiến độ ra hàng của NCC, đặt xe/cont lấy hàng

Bước 9: Kiểm tra chứng từ toàn bộ lô hàng

Bước 10: Nhận và kiểm tra thông báo hàng đến

Bước 11: Thanh toán chi phí, local charge, lấy lệnh giao hàng

Delivery Order là chứng từ được hãng tàu hoặc công tư chuyên vận chuyển phát hành. Lệnh gioa hàng được sử dụng để yêu cầu đơn vị lưu hàng ở cảng hoặc kho chứa hàng hoá cho chủ sở hữu hàng.

Doanh nghiệp muốn lấy được lệnh giao hàng cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau và mang đến hãng vận chuyển.

Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Chứng minh nhân dân bản sao.
  • Vận đơn bản sao.
  • Vận đơn bản gốc đã được lãnh đạo công ty đóng dấu.
  • Tiền phí

Lưu ý: Nếu như hàng FCL, tức nguyên container, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lại một  lần nữa xem hạn miễn phí lưu container đến bao giờ. Doanh nghiệp cần đóng phí để gia hạn thêm nếu như đã hết hạn lưu miễn phí.

Quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu

Quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu

Bước 12: Mở tờ khai hải quan nhập khẩu

Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan. Điều kiện cần để khai và truyền tờ khai đó là có chữ ký số và đăng ký chữ ký số với Tổng Cục Hải Quan Việt Nam.

Trước đây, người đại diện doanh nghiệp lên tờ khai sẽ cần đến tận nơi chi cục hải quan để làm việc. Tuy nhiên, hiện nay, mọi thứ đã được số hoá, quy trình khai Hải quan sẽ diễn ra ngay trên hệ thống VNACCS của tổng cục Hải quan.

Doanh nghiệp cần điền đầy đủ thông tin trên tờ khai. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên sử dụng dịch vụ hải quan trọn gói của các bên uy tín để tránh sai sót. Khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ. Nhớ kiểm tra lại 1 lần nữa để chắc chắn không có gì sai sót, đặc biệt là các mã quan trọng.

Tiếp theo, doanh nghiệp cần chờ kết quả trả về thì mới có thể tiến hành được bước tiếp theo.

Bước 13: Xử lý tờ khai theo phân luồng hải quan

Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ căn cứ vào nội dung trong tờ khai để phân luồng hàng hoá. Cụ thể, đó có thể là luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ. Tuỳ vào từng loại, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục khác nhau.

Nếu như là luồng xanh, doanh nghiệp không cần kiểm tra hay làm thủ tục gì thêm. Chỉ cần in tờ khai và hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế là xong.

Nếu như rơi vào luồng vàng, đơn vị Hải quan bắt buộc phải kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng. Doanh nghiệp cần cẩn thận trong khâu này, tuyệt đối không được xảy ra sai sót.

Còn nếu như tờ khai luồng đỏ thì chắc chắn hàng phải bị miểm hoá. Quy trình kiểm định sẽ cực kỳ khắt khe và gắt gao, tốn nhiều thời gian hơn kéo theo nhiều chi phí phát sinh.

Bước 14: Thanh toán thuế nhập khẩu, VAT, thuế môi trường,...

Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. Đối với các lô hàng nhập khẩu, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính, đó là:

  • Thuế nhập khẩu.
  • Thuế giá trị gia tăng VAT.

Ngoài ra, tuỳ vào một số loại hàng có tính đặc thù, doanh nghiệp còn phải nộp thêm các loại thuế đó là thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bước 15: Điều xe lấy hàng

Bước 16: Tập kết tại bãi kiểm hóa nếu tờ khai luồng đỏ

Bước 17: Dỡ hàng và trả rỗng

Bước 18: Lưu trữ hồ sơ

»»» Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online - Học thực chiến với chuyên gia xuất nhập khẩu trên 15 năm kinh nghiệm

Kết Luận

Trên đây là chi tiết 18 bước quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu. Mong rằng với những thông tin Leanh.edu.vn chia sẻ trong bài viết hữu ích với bạn đọc. 

Nếu bạn muốn học xuất nhập khẩu - logistics một cách đầy đủ và chi tiết qua video chia sẻ của những chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề thực tế thì bạn hãy tham khảo khóa học dưới đây:

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.

Khóa học này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.

Chúc các bạn học tập hiệu quả!

0 câu trả lời
2288 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

hoc-xuat-nhap-khau-o-dau-tot

Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt? [Những Lưu Ý Cần Biết]

Xuất Nhập Khẩu
tri-gia-hai-quan

Trị Giá Hải Quan Là Gì? Cách Tính Trị giá Hải Quan

Xuất Nhập Khẩu
cfs-la-gi

Kho CFS Là Gì? So Sánh Kho CFS Và Kho Ngoại Quan

Xuất Nhập Khẩu
lcl-la-gi-trong-xuat-nhap-khau

LCL Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Vận Chuyển Hàng LCL

Xuất Nhập Khẩu
nhan-vien-purchasing

Purchasing Là Nghề Gì? Nhân Viên Purchasing Làm Gì?

Xuất Nhập Khẩu
d-o-lenh-giao-hang-la-gi

D/O Là Gì? Tìm Hiểu Về Lệnh Giao Hàng (Delivery Order)

Xuất Nhập Khẩu
1 2 Tư vấn facebook

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau