Dropshipping Là Gì? Cách Làm Dropshipping

Mục lục

Dropshipping là hình thức kinh doanh được nhiều người lựa chọn hiện nay, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp. Với cách thức chỉ quảng bá sản phẩm và bán hàng trực tuyến sẽ có nhiều cơ hội lợi nhuận cho người bán.

Vậy Dropshipping là gì? Cách làm Dropshipping như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây cùng Leanh.edu.vn nhé

I. Dropshipping là gì?

Cách làm Dropshipping

Dropshipping là gì?

Dropshipping (hay còn gọi là Dropship) là một thuật ngữ tiếng Anh có thể hiểu là hình thức bán hàng nhưng không cần đến vận chuyển. Việc kinh doanh theo phương thức này thì việc quan trọng nhà kinh doanh cần làm đó thu hút khách hàng mua hàng, nhưng bạn không cần phải mua trữ hàng sẵn và việc vận chuyển hàng hoá đến với khách hàng do đối tác thực hiện.

Sự khác biệt lớn nhất giữa Dropshipping và các mô hình kinh doanh bán lẻ truyền thống là người bán không cần kho hoặc không có hàng tồn kho. Thay vào đó, khi có đơn đặt hàng của khách, nhà kinh doanh sẽ gửi thông tin khách hàng cho đối tác, và sẽ ăn hoa hồng chiết khấu trên sản phẩm đó.

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online - Học thực chiến với chuyên gia xuất nhập khẩu trên 15 năm kinh nghiệm

II. Cách làm Dropshipping

Để có thể kinh doanh theo hình thức Dropshipping có thể làm theo từng bước sau đây:

1. Phân tích thị trường để tìm kiếm sản phẩm thị hiếu

Hãy dành thời gian tìm kiếm sản phẩm thị hiếu. Cần thiết cho người tiêu dùng và có một vai trò nhất định đối với người tiêu dùng. Sản phẩm phải mang lại giá trị cho cả người mua và người bán.

Do đó, bạn cần tìm sản phẩm có thể mang lại lợi nhuận và có triển vọng tốt trong tương lai. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng công cụ Google trends để biết những sản phẩm nào đang có lượt tìm kiếm cao. Nhờ công cụ này bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được sản phẩm thị hiếu.

2. Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng

Có rất nhiều nền tảng Dropshipping giúp bạn kết nối với nhà sản xuất. Bạn hãy tìm những nguồn hàng có chất lượng và giá cả tốt nhất. Một số nền tảng sau đây có thể là lựa chọn phù hợp với bạn.

NetSale: Cung cấp đa dạng sản phẩm từ các sàn thương mại Trung Quốc, ví dụ như 1688, Taobao, Tmall,… Bạn chỉ cần tạo tài khoản là đã có thể tiếp cận với hơn 70 triệu sản phẩm trong nhiều ngành hàng khác nhau.

Osiris Alliance: Đây là nền tảng chuyên cung cấp mỹ phẩm và đồng hồ chính hãng. Trong đó, có những nhãn hàng nổi tiếng như Innisfree, Daniel Wellington, Duxley, Etude House, MAC,… Hàng triệu sản phẩm đang được bán tại sàn thương mại này với mức giá sỉ và khi Dropshipping, bạn cũng không cần bỏ vốn.

Sunrise Wholesale: Nền tảng này chuyên biệt về sản phẩm ngành hàng thời trang, đồ tập thể thao, trang sức, phụ kiện,… Sunrise Wholesale đang có hơn 15.000 sản phẩm và miễn phí hoàn toàn dịch vụ cho người dùng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm nguồn hàng ngay trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,… Bạn hãy tìm những nhà cung cấp sỉ, gửi tin nhắn hoặc liên hệ với họ để hỏi về chính sách Dropshipping.

3. Tạo cửa hàng Online

Bạn có thể tạo một Website bán hàng cho mình, hoặc tạo ngay trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada hay lập Fanpage bán hàng trên Facebook. Sau đó bắt đầu đăng thông tin sản phẩm

4. Tìm kiếm khách hàng bằng cách quảng bá sản phẩm

Tìm kiếm khách hàng thông qua việc chạy quảng cáo, quảng bá bằng việc phát tờ rơi. Phương tiện truyền thông. Và khi có đơn hàng, bạn sẽ gửi địa chỉ của khách cho nhà cung cấp để họ vận chuyển đến tay khách hàng. Bạn có thể dễ dàng áp dụng quy trình trên để kinh doanh Dropshipping tại nhà.

III. Đặc điểm của kinh doanh dropshipping

Không cần nhiều vốn: Lợi thế nhất của dropshipping đó chính là có thể bán hàng online mà không cần vốn. Nếu kinh doanh theo hình thức truyền thống, bạn sẽ cần đầu tư chi phí để nhập hàng sẵn về. Nhưng với mô hình dropshipping, bạn không cần phải nhập hàng sẵn về trừ khi khách hàng tiến hành đặt đơn và thanh toán trên shop của bạn.

Dễ dàng để bắt đầu: Khi không cần đối mặt với sự chuẩn bị về tiền vốn, kho hàng và số lượng hàng hóa, không cần đóng gói và vận chuyển đơn hàng, bạn sẽ dễ dàng thiết lập một shop bán hàng online và đưa shop vào hoạt động ngay lập tức.

Linh hoạt địa điểm và thời gian: Kinh doanh với mô hình dropshipping, bạn có thể di chuyển bất cứ đâu mà vẫn có thể bán được hàng, miễn rằng chiếc smartphone hay laptop của bạn được kết nối internet. Tư vấn cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Cập nhật đơn hàng với nhà sản xuất, kho xưởng, đại lý dễ dàng.

Không cần lo lắng hàng tồn: Trong kinh doanh, hàng tồn bao giờ cũng là mối lo ngại của bất kỳ một người làm chủ nào. Nhưng với dropshipping, do bạn không cần phải nhập sẵn hàng hóa, nên bạn không cần phải bận tâm về hàng tồn nữa.

Rủi ro thấp: Nếu shop bạn chưa bán được sản phẩm, bạn không cần lo lắng về sản phẩm. Nếu như bạn dừng bán sản phẩm, bạn cũng không bị lỗ vốn tiền hàng tồn.

Dễ dàng mở rộng quy mô: Nếu như kinh doanh truyền thống, bạn muốn phát triển, mở rộng quy mô, bạn cần chuẩn bị cả tiền tài lẫn nhân lực để có thể đầu tư: mặt bằng, kho bãi, chi phí nhân công,.. Nhưng với mô hình dropshipping, mọi hoạt động đều do nhà cung cấp xử lý, nên bạn dễ dàng mở rộng kinh doanh bằng việc bán hàng đa kênh, tìm kiếm thêm các sản phẩm để mở rộng thị trường ngách.

Chi phí quản lý thấp: Vì bạn không cần phải đầu tư mặt bằng, kho xưởng, hàng lưu kho, nên tiết kiệm được rất nhiều, chi phí quản lý của bạn khi này khá thấp.

Tuy rằng có rất nhiều ưu điểm, nhưng Dropshipping cũng có những mặt hạn chế nhất định, đó là:

Lợi nhuận thấp: Lợi nhuận thấp chính là nhược điểm lớn nhất của mô hình kinh doanh dropshipping. Vì có tính cạnh tranh cao, khi có quá nhiều người bắt đầu với mô hình này, khách hàng sẽ so sánh giá các sản phẩm mà bạn bán. Và hơn nữa, bạn chỉ được ăn chênh lệch hoa hồng, nên lợi nhuận/sản phẩm cũng không thể cao như bạn đăng ký làm đại lý, đầu tư vốn để nhập sẵn hàng.

Khó khăn về nguồn hàng: Khó để tìm nhà phân phối tốt, cung cấp cho bạn nguồn hàng ổn định với giá cả hợp lý.

Lỗi từ nhà cung cấp: Đây là lỗi khá phổ biến mà bạn vẫn phải chịu trách nhiệm. Ngay kể cả những đơn vị dropshipping tốt nhất vẫn phạm phải những sai lầm khi hoàn thành một đơn hàng: lỗi vận chuyển chậm,mất hàng,đóng gói hàng chưa tốt, lỗi chất lượng sản phẩm.

Tất cả những điều này đều ảnh hưởng tới bạn, vì khách hàng đặt mua sản phẩm của bạn.

Xem thêm: Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Những Thông Tin Cơ Bản Về Ngành Xuất Nhập Khẩu

Kết Luận

Trên đây là những thông tin hữu ích về dropshipping. Bạn biết gì thêm về hình thức kinh doanh này hãy để lại Bình luận Bên dưới nhé.

Để có thêm kiến thức trong lĩnh vực xuất nhập khẩu bạn có thể tham khảo thêm tại mục xuất nhập khẩu của Leanh.edu.vn

Nếu bạn muốn học xuất nhập khẩu - logistics một cách đầy đủ và chi tiết qua video chia sẻ của những chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề thực tế thì bạn hãy tham khảo khóa học dưới đây:

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khóa học này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.

Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.

Leanh.edu.vn chúc bạn thành công!

0 câu trả lời
1208 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

tri-gia-hai-quan

Trị Giá Hải Quan Là Gì? Cách Tính Trị giá Hải Quan

Xuất Nhập Khẩu
cfs-la-gi

Kho CFS Là Gì? So Sánh Kho CFS Và Kho Ngoại Quan

Xuất Nhập Khẩu
lcl-la-gi-trong-xuat-nhap-khau

LCL Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Vận Chuyển Hàng LCL

Xuất Nhập Khẩu
nhan-vien-purchasing

Purchasing Là Nghề Gì? Nhân Viên Purchasing Làm Gì?

Xuất Nhập Khẩu
d-o-lenh-giao-hang-la-gi

D/O Là Gì? Tìm Hiểu Về Lệnh Giao Hàng (Delivery Order)

Xuất Nhập Khẩu
po-la-gi-1

P/O Là Gì? Các Kiến Thức Về Purchase Order Cần Biết

Xuất Nhập Khẩu

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau