Các Bút Toán Kết Chuyển Cuối Kỳ Theo Thông Tư 200, 133

Mục lục

Thực hiện các bút toán kết chuyển là bước quan trọng hàng đầu để xác định kết quả lãi, lỗ của doanh nghiệp và lập báo cáo kết quả kinh doanh chính xác. Kế toán phải thực hiện các bút toán kết chuyển đầu kỳ, định kỳ và cuối kỳ.

Bài viết sau đây của Leanh.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn Các Bút Toán Kết Chuyển Cuối Kỳ Theo Thông Tư 200, 133

Bút toán kết chuyển cuối kỳ

I. Các Bút Toán Định Kỳ Kế Toán Phải Thực Hiện

Hàng tháng, để thực hiện đúng các bút toán kết chuyển cuối kỳ hàng quý và hàng năm, định kỳ kế toán viên đều phải thực hiện các bút toán cần thiết khi làm sổ sách kế toán theo thông tư 133 và thông tư 200.

Theo đó, các bút toán định kỳ bao gồm:

1. Hàng tháng

  • Hạch toán tiền lương cho người lao động (NLĐ) và các khoản trích theo lương.
  • Hạch toán giá vốn hàng bán (nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá vốn bình quân cuối kỳ).
  • Hạch toán phân bổ chi phí trả trước ở tài khoản 242.
  • Hạch toán trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ).
  • Hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng (TGNH).
  • Kết chuyển thuế giá trị gia tăng (GTGT) (nếu doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng).

2. Hàng quý

  • Hạch toán kết chuyển thuế GTGT (nếu doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý).
  • Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm tính (nếu doanh nghiệp có phát sinh thuế TNDN tạm tính phải nộp).

3. Hàng năm

*Đầu năm:

  • Hạch toán khi thực nhận vốn góp.
  • Hạch toán chi phí thuế môn bài.
  • Kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

*Cuối năm:

  • Kết chuyển doanh thu – chi phí: xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Hạch toán thuế TNDN sau quyết toán (nếu có phát sinh thừa/thiếu so với khai tháng/quý).
  • Hạch toán thuế TNDN sau quyết toán (nếu có phát sinh thừa/thiếu so với tạm tính các quý). 

II. Các bút toán kết chuyển đầu kỳ, cuối kỳ

Các bút toán kết chuyển cuối kỳ theo Thông tư 200 và 133

1. Các bút toán kết chuyển thực hiện đầu năm

Hạch toán khi thực nhận góp vốn của chủ sở hữu, cổ đông, các thành viên (kế toán thực hiện ghi nhận trong trường hợp cổ đông, chủ sở hữu hoặc các thành viên thêm vốn góp vào doanh nghiệp):

Nợ TK 111,112

Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu

Hạch toán lệ phí môn bài theo vốn điều lệ, vốn đầu tư trên giấy tờ hợp pháp (giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư..):

Khi ghi nhận lệ phí môn bài:

Nợ TK 6425, 64225

Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

Khi nộp tiền lệ phí môn bài:

Nợ TK 3339

Có TK 111,112

Đầu năm tài chính, kế toán kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:

Trường hợp TK 4212 có số dư Có (lãi), ghi:

Nợ TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay

Có TK 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước.

Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (lỗ), ghi:

Nợ TK 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước

Có TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay.

2. Các bút toán kết chuyển cuối kỳ

Hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Hạch toán về tiền lương cuối tháng

2.1 Tính tiền lương phải trả NLĐ:

Nợ TK 154, 241, 622, 627, 641, 642….

Có TK 334

Lưu ý: Doanh nghiệp phải xác định xem áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133 hay thông tư 200 và khi hạch toán tiền lương phải trả cho NLĐ thì xác định theo từng bộ phận của NLĐ để hạch toán vào đúng khoản.

2.2 Trích bảo hiểm các loại theo quy định:

Trích bảo hiểm các loại theo quy định (tính vào chi phí) 23.5% lương đóng bảo hiểm (BHXH 17.5%, BHYT 3%, BHTN 1%, KPCĐ 2%):

Nợ TK 154, 241, 622, 627, 641, 642….

Có TK 3382 (BHCĐ 2%)

Có TK 3383 (BHXH 17.5%)

Có TK 3384 (BHYT 3%)

Có TK 3386 (BHTN 1%) (Theo TT 200/2014/TT-BTC) / (Có TK 3385 – Theo TT 133/2016/TT-BTC)

Số tiền trích bảo hiểm tính vào chi phí của doanh nghiệp tính theo công thức:

Trích BHXH tính vào chi phí doanh nghiệp = Tiền lương tham gia BHXH của Người lao động x 23,5%

Trích bảo hiểm các loại theo quy định và tiền lương của người lao động:

Nợ TK 334 (10,5%)

Có TK 3383 (BHXH 8%)

Có TK 3384 (BHYT 1,5%)

Có TK 3386 (BHTN 1%) (Theo TT 200/2014/TT-BTC) / (Có TK 3385 – Theo TT 133/2016/TT-BTC)

Số tiền trích bảo hiểm tính vào tiền lương của nhân viên tính theo công thức:

Trích BHXH của người lao động = Tiền lương tham gia BHXH của Người lao động x 10,5%

2.3 Tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nếu có:

Nợ TK 334

Có TK 3335 – Thuế TNCN

2.4 Thanh toán tiền lương cho NLĐ:

Nợ TK 334

Có TK 111, 112

Số tiền lương phải trả cho NLĐ là số tiền đã trừ đi thuế, bảo hiểm và các khoản nợ khác.

2.5 Khi doanh nghiệp nộp tiền bảo hiểm lên cơ quan bảo hiểm

Nợ các TK 3383, 3384 và 3386 (3385 nếu áp dụng chế độ kế toán theo TT 133)

Có TK 111, 112

2.6 Tổng tiền thuế đã khấu trừ của NLĐ trong tháng hoặc quý:

Doanh nghiệp tiến hành lập hồ sơ khai thuế theo mẫu 05/KK-TNCN và nộp thuế TNCN thay cho NLĐ, sau khi hoàn thiện nộp thuế và nhận được giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước:

Nợ TK 3335

Có TK 111, 112

Xem chi tiết: Bảng Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Theo Thông Tư 200, 133

III. Hạch Toán Trích Khấu Hao Tài Sản Cố Định

Nợ TK: 154, 622, 627, 641, 642..

Có TK 214: Tổng khấu hao đã trích trong kỳ

Tổng khấu hao tài sản cố định trích trong kỳ được tính dựa theo một trong các phương pháp: khấu hao theo đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm tùy theo lựa chọn của từng doanh nghiệp.

IV. Hạch toán phân bổ chi phí trả trước – TK 242

Nợ các TK 154,622,627,641,642..

Có TK 242 : Tổng số phân bổ trong kỳ

Khóa học nguyên lý kế toán online - Thành thạo định khoản kế toán chỉ từ con số 0

V. Kết Chuyển Thuế GTGT

Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ định kỳ phải thực hiện kết chuyển thuế GTGT.

Việc kết chuyển thuế GTGT là bù trừ giữa số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phải nộp để xác định số thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào NSNN hoặc số thuế mà doanh nghiệp còn được khấu trừ ở kỳ sau:

Nợ TK 3331

Có TK 133

Lưu ý: Lấy số nhỏ hơn của một trong hai tài khoản. Để biết số tiền nào nhỏ hơn thì tiến hành kiểm tra sổ sách và xác định số liệu.

Hạch toán kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu:

Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 thì phản ánh lên TK 521 còn nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 thì các khoản giảm trừ doanh thu đã phản ánh trực tiếp tại bên Nợ TK 511 và thông tư 133 không có TK 521

Áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC:

Nợ TK 511

Có TK 521

Áp dụng 133/2016/TT-BTC:

Thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu luôn do bên Nợ của TK 511 đã phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu

Hạch toán kết chuyển các khoản doanh thu, thu nhập khác:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.

Nợ TK 515 – Doanh thu từ hoạt động tài chính.

Nợ TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Hạch toán kết chuyển các khoản chi phí:

Nợ TK 911

Có TK 632 – Chi phí giá vốn hàng bán

Có TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 642 (6421 theo TT 133/2016/TT-BTC) – Chi phí bán hàng

Có TK 641 (6422 theo TT 133/2016/TT-BTC) – Chi phí quản lý doanh nghiệp

VI. Hạch toán thuế TNDN tạm tính (nếu có)

Căn cứ vào số thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp vào NSNN hàng quý theo quy định của Luật thuế, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211 – Thông tư 133/2016/TT-BTC)

Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thiện nộp thuế vào NSNN và được cấp giấy nộp tiền, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có các TK 111, 112.

Cuối năm khi xác định số thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính xảy ra hai trường hợp:

Số thuế thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế doanh nghiệp tạm nộp hàng quý

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211).

Số thuế thực tế phải nộp lớn hơn số thuế doanh nghiệp tạm nộp hàng quý, doanh nghiệp nộp thêm số chênh lệch thiếu vào NSNN

Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211)

Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Hạch toán kết chuyển chi phí thuế TNDN nếu doanh nghiệp có lãi:

Nợ TK 911

Có TK 821

Xem thêm: Hạch Toán Chênh Lệch Tỷ Giá Theo Thông Tư 200

VII. Hạch Toán Kết Chuyển Lãi – Lỗ Cuối Năm

Nếu trong năm tài chính doanh nghiệp có lãi:

Nợ TK 911

Có TK 4212

Nếu trong năm tài chính doanh nghiệp phát sinh lỗ :

Nợ TK 4212

Có TK 911

Kết Luận:

Trên đây là các bút toán kết chuyển cuối kỳ theo Thông Tư 200, 133. Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết tại mục kế toán của Leanh.edu.vn để biết thêm những kiến thức và kinh nghiệm thực tế cần thiết khi làm kế toán nhé!

Để được đào tạo bài bản các kiến thức nền móng về nguyên lý kế toán qua những video do các kế toán trưởng đã có nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ các bạn có thể tham khảo khóa học dưới đây:

Khóa học nguyên lý kế toán online

Khóa học nguyên lý kế toán online

Trong khóa học nguyên lý kế toán cho người mới bắt đầu tại Leanh.edu.vn sẽ giúp các bạn:

  • Hiểu rõ được bản chất kế toán và hình dung rõ ràng các công việc mà Kế toán phải làm tại doanh nghiệp.
  • Hiểu và biết cách sử dụng các phương pháp kế toán vào thực tiễn (phương pháp chứng từ, phương pháp đối ứng TK …).
  • Phân biệt rõ ràng các đối tượng kế toán, hạch toán (định khoản) thành thạo các nghiệp vụ liên quan đến các đối tượng kế toán và các quá trình kinh doanh chủ yếu tại doanh nghiệp

Leanh.edu.vn chúc các bạn thành công!

0 câu trả lời
2672 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

co-nen-hoc-ifrs-nhung-loi-ich-ban-khong-the-bo-qua

Có Nên Học IFRS? Những Lợi Ích Bạn Không Thể Bỏ Qua

Kế Toán
huong-dan-phan-tich-bctc-tu-co-ban-den-nang-cao

Phân Tích Báo Cáo Tài Chính: Hướng Dẫn Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao

Kế Toán
hoc-chung-chi-dai-ly-thue-o-da

Học Chứng Chỉ Đại Lý Thuế Ở Đâu Uy Tín Và Hiệu Quả?

Kế Toán
cong-viec-ke-toan-thue

Công Việc Của Kế Toán Thuế Trong Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

Kế Toán
hoc-ke-toan-thue-cho-nguoi-moi-bat-dau-min

Học Kế Toán Thuế Cho Người Mới Bắt Đầu – Hướng Dẫn Từng Bước

Kế Toán
chi-so-tai-chinh

Các Chỉ Số Quan Trọng Khi Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Kế Toán
1 2 Tư vấn facebook

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau