Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả - Những Sai Lầm Cần Tránh

Mục lục

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là một kỹ năng quan trọng mà ai cũng cần phải học và thực hành. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý tiền bạc một cách thông minh và tiết kiệm. Nhiều người mắc phải những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân, dẫn đến những hậu quả tiêu cực như nợ nần, thiếu tiền, mất cơ hội đầu tư hay không có kế hoạch cho tương lai tài chính.

Trong bài viết này, Leanh.edu.vn sẽ giới thiệu cho bạn những sai lầm cần tránh khi quản lý tài chính cá nhân và đưa ra những gợi ý để bạn có thể cải thiện kỹ năng này.

1. Quản lý tài chính cá nhân là gì? Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Quản lý tài chính có thể được hiểu là lĩnh vực hoặc chức năng trong tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến chi phí, lợi nhuận, tiền mặt hay tín dụng, để tổ chức có thể có các phương tiện, cách thức để thực hiện mục tiêu chiến lược doanh nghiệp của mình một cách phù hợp nhất có thể. Hay nói cách khác quản lý tài chính hướng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị của tổ chức, doanh nghiệp cho những người nắm giữ cổ phiếu.

Như vậy, Quản lý tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính của một người hoặc một gia đình thực hiện để lập ngân sách, chi tiêu hoặc tiết kiệm các nguồn thu nhập cá nhân theo thời gian, tận dụng tối đa tài sản đang có để sản sinh nhiều thu nhập và sẵn sàng cho các kế hoạch cho tương lai tươi sáng, kế hoạch nghỉ hưu hay đầu tư.

Quản lý tài chính cá nhân cực kỳ quan trọng vì nhiều lý do như sau:

  • Hiểu về dòng tiền hiện có và nhận thức rõ về tình hình tài chính của bản thân
  • Đảm bảo tài chính diễn ra ổn định, chi tiêu hợp lý và có thể tiết kiệm từ thu nhập hàng năm
  • Lập được các mục tiêu tài chính trong tương lai
  • Hạn chế các khoản nợ quá sức và có kế hoạch trả nợ hợp lý
  • Gia tăng tài sản của mình bằng cách đầu tư thông minh, nâng cao khoản tiết kiệm và loại bỏ các khoản chi tiêu không cần thiết
  • Nâng cao mức sống của bản thân và gia đình

2. Lợi ích của việc quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân cũng giống như việc bạn quản lý thời gian một ngày có 24h vậy, bạn gặp ai, làm gì vào giờ nào hay làm việc này trong bao lâu thì bạn hoàn toàn phải sắp xếp được. Nhiều bạn cảm thấy một ngày 24h là không đủ hay lương vừa nhận giữa tháng đã hết là do các bạn chưa có cách quản lý tốt và nên thiết lập lại cách quản lý của mình.

Khi bạn quản lý tài chính cá nhân tốt, lợi ích mà bạn có thể thấy như:

  • Kiểm soát được tình hình tài chính, dòng tiền hiện có của bản thân, tránh được những rủi ro về kinh tế, hạn chế tình trạng vay nợ và sử dụng thẻ tín dụng, ghi nợ.
  • Rút ngắn thời gian tự do tài chính và tăng tài sản tích lũy dài hạn, đầu tư ngắn hạn của bản thân
  • Hỗ trợ cho việc quản lý kinh doanh, đầu tư và buôn bán
  • Đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền cả ở hiện tại lẫn tương lai
  • Dễ dàng quản lý thu nhập của mình, đặc biệt khi bạn có nhiều nguồn tiền thu vào
  • Cân đối được khoản ngân sách dự phòng, tiết kiệm và chi tiêu
  • Gia tăng lượng tài sản, ổn định tài chính cá nhân và có các khoản dự phòng bảo đảm cuộc sống tương lai an toàn
  • Có các khoản dư dả để đầu tư phát triển bản thân như học tập kỹ năng sống, học ngôn ngữ mới,... hay thỏa mãn các sở thích cá nhân như du lịch, mua sắm và nâng cao mức sống của chính bạn.
quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua 

3. Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân

Tài chính cá nhân là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nếu bạn biết cách quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, bạn sẽ có thể đáp ứng được các nhu cầu và mục tiêu của bản thân, dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp, đầu tư sinh lời và gia tăng tài sản. Ngược lại, nếu bạn không quản lý tài chính cá nhân tốt, bạn sẽ dễ rơi vào các vấn đề như thiếu tiền, nợ nần, khủng hoảng kinh tế và mất kiểm soát về tiền bạc.

Dưới đây là 3 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân bạn nên biết đến và áp dụng:

Nguyên tắc 1: Xác định nguồn ngân sách và chi tiêu hợp lý

Để quản lý tài chính cá nhân, bạn cần phải biết rõ thu nhập và chi phí của mình. Khoản thu nhập là số tiền bạn kiếm được từ công việc, kinh doanh, đầu tư hay các nguồn khác. Khoản chi phí là số tiền bạn phải trả cho các khoản chi tiêu như sinh hoạt, ăn uống, đi lại, giáo dục, giải trí hay trả nợ.

Bạn nên liệt kê ra các nguồn thu nhập và chi phí của mình một cách chi tiết, thường xuyên bằng cách ghi chép ra sổ hoặc các ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân để ghi lại các giao dịch chi tiêu và theo dõi dòng tiền của mình. Ngoài ra, việc lập kế hoạch ngân sách hàng tháng để phân bổ thu nhập cho các khoản tiền chi tiêu khác nhau cũng giúp ích rất nhiều cho quản lý tài chính cá nhân.

Có một số quy tắc quản lý chi tiêu phổ biến hiện nay như:

  • Phương pháp 6 cái lọ của T. Harv Eker - tác giả của cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú”
  • Phương pháp 50/30/20 của Elizabeth Warren - một giáo sư luật và chính trị gia nổi tiếng của Mỹ trong cuốn sách “All your worth: The ultimate lifetime money plan” năm 2005
  • Phương pháp Kakeibo của Motoko Hani - một nhà báo nữ đầu tiên của Nhật Bản.

Nguyên tắc 2: Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng và tránh nợ xấu

Thẻ tín dụng là một công cụ tiện lợi để thanh toán và mua sắm. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng thẻ tín dụng một cách có trách nhiệm, bạn sẽ dễ bị lãi suất cao, phí dịch vụ và các khoản phạt ăn mòn thu nhập của mình. Bạn cũng sẽ dễ rơi vào bẫy nợ quá tải và khó thoát ra.

Thẻ tín dụng có các lợi ích như một phương tiện thanh toán an toàn và tiện lợi; giúp việc thanh toán nhanh chóng, tiết kiệm và là công cụ hỗ trợ tài chính khi cần,... Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thì lãi suất phạt quá hạn khá cao và biến động tỷ suất theo quy định của từng ngân hàng. Ngoài ra, còn có rủi ro mất tiền trong tài khoản hay phí rút tiền mặt khá cao (4% cho mỗi giao dịch rút tiền).

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các khoản nợ xấu, tức là các khoản nợ không mang lại lợi ích hay giá trị cho bạn, rủi ro mất nhiều hơn lợi ích mang lại. Ví dụ như vay tiền để mua sắm, du lịch, ăn nhậu hay đánh bạc. Các khoản nợ xấu sẽ làm giảm khả năng tiết kiệm và đầu tư của bạn, cũng như làm tăng rủi ro về tài chính.

quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua

Nguyên tắc 3: Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời và tạo dòng thu nhập thụ động

Sau khi bạn đã chi tiêu hợp lý và trả nợ xong, bạn sẽ có một khoản tiền nhàn rỗi. Bạn không nên để tiền nhàn rỗi trong ngân hàng để hưởng lãi tiết kiệm hay giấu trong két sắt, vì tiền nhàn rỗi sẽ bị mất giá theo thời gian do lạm phát. Bạn nên dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các kênh sinh lời và tạo ra dòng thu nhập thụ động.

Thu nhập thụ động là thu nhập mà bạn không cần phải làm việc hay bỏ công sức để kiếm được, sẽ giúp bạn gia tăng thu nhập tổng thể, giảm thiểu sự phụ thuộc vào công việc chính và có thêm nguồn lực để đạt được các mục tiêu tài chính.

Có rất nhiều kênh đầu tư sinh lời và tạo thu nhập thụ động cho bạn lựa chọn, ví dụ như:

  • Đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu, quỹ đầu tư hay tiền ảo.
  • Đầu tư vào bất động sản, cho thuê nhà, căn hộ hay văn phòng.
  • Đầu tư vào kinh doanh online, bán hàng qua mạng hay xây dựng website.
  • Đầu tư vào kiến thức, kỹ năng hay sở thích của bản thân, ví dụ như viết sách, làm blog, làm youtube hay podcast.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng không có kênh đầu tư nào là an toàn và không rủi ro. Bạn cần phải nghiên cứu kỹ bản thân có phù hợp hay không, cần có kiến thức chuyên môn cao khi đầu tư hay lợi nhuận là ngắn hạn hay dài hạn.

4. Cách quản lý tài chính cá nhân nào hiệu quả dành cho bạn

Các bạn thường tự hỏi: “Tại sao chúng ta phải quản lý tài chính cá nhân và lập kế hoạch chi tiêu tiền của mình ở mỗi bước trong cuộc sống?”. Ai cũng đi tìm kiếm cho bản thân sự tự do tài chính nhưng không phải ai cũng biết để thực hiện được điều đó thì bước đầu tiên phải là biết quản lý tiền của mình thật tốt trước.

Vậy có những cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nào mà bạn nên áp dụng? Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Phương pháp 6 cái lọ của T. Harv Eker

Quy tắc này sẽ có 6 phần theo công thức nếu coi thu nhập hàng tháng của cá nhân là 100% như sau:

  • 55% - Các khoản chi tiêu cần thiết (NEC)
  • 10% - Các khoản tiết kiệm lâu dài (LTS)
  • 10% - Khoản giáo dục đào tạo (EDU)
  • 10% - Khoản hưởng thụ, giải trí (PLY)
  • 10% - Khoản tự do tài chính hay quỹ dự phòng (FFA)
  • 5% - Khoản từ thiện, sẻ chia (GIV)

Mỗi quỹ sẽ được dùng cho một mục đích cụ thể và giúp bạn quản lý chi tiêu một cách khoa học và phân bổ tài chính hợp lý.

Vậy có thể thay đổi phần trăm giữa 6 lọ tài chính hay không? Nhiều người cho rằng thu nhập của bản thân không cho phép để áp dụng phần trăm như công thức này, một số khác cho rằng phải chi quá nhiều thứ gây khó khăn trong việc thực hiện theo quy tắc 6 cái lọ. Bạn có thể hoàn toàn thay đổi số phần trăm trong từng lọ bởi công thức trên chỉ là đề xuất giúp bạn bắt đầu mục tiêu chứ không phải quy tắc bất định. Nếu bạn là sinh viên, khoản tiền từ thiện, sẻ chia 5% có thể hạ xuống còn 2% hoặc thay thế mục đích sử dụng khác.

Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp 6 cái lọ, bạn cần có một kế hoạch chi tiết và tuân thủ nghiêm ngặt. Bạn cũng cần có sự kiên nhẫn và nhất quán để duy trì phương pháp này trong thời gian dài.

quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua

Phương pháp 50/30/20 của Elizabeth Warren

Theo quy tắc này, bạn sẽ chia thu nhập của bản thân thành 3 phần chi tiêu như sau:

  • 50% thu nhập dành cho các chi phí cố định: Như tiền thuê nhà, ăn uống, nhu yếu phẩm, di chuyển, quần áo, hóa đơn điện nước,... Đây đều là những khoản chi tiêu cần thiết để duy trì cuộc sống hàng ngày và không thể cắt giảm được.
  • 30% thu nhập dành cho các chi phí linh hoạt: Như đi du lịch, mua sắm, vui chơi, giải trí, đam mê riêng,... Các khoản chi tiêu này giúp bạn giải tỏa, thỏa mãn nhu cầu tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, làm giàu cuộc sống với tinh thần hăng hái để tăng cường chất lượng sống hơn.
  • 20% thu nhập dành cho các khoản tiết kiệm và đầu tư: Như quỹ tiết kiệm, quỹ hưu trí, quỹ khẩn cấp hoặc các khoản đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản,... Những khoản chi tiêu này giúp bản thân bạn tạo ra nguồn thu nhập thụ động để đảm bảo an toàn tài chính và chuẩn bị cho các kế hoạch trong tương lai.

Phương pháp này giúp bạn cân bằng giữa việc đáp ứng nhu cầu hiện tại và chuẩn bị cho tương lai, giúp bạn có một kế hoạch quản lý tài chính cá nhân rõ ràng và dễ thực hiện.

Bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu quản lý tài chính của cá nhân. Bạn có thể cắt giảm phần trăm dành cho các chi tiêu thiết yếu (50%) nếu bạn có thể cắt giảm được một số khoản chi không cần thiết, như tiền thuê nhà quá cao, hóa đơn điện nước quá lớn,... Hoặc giữ nguyên hoặc tăng phần trăm dành cho các khoản đầu tư và tiết kiệm (20%) sao cho phù hợp với mục tiêu của bản thân bạn.

quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua

Phương pháp Kakeibo của Motoko Hani

Theo phương pháp này, bạn sẽ ghi chép lại tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu của mình trong một quyển sổ, và chia chi tiêu thành 4 nhóm chính với tỷ lệ 50%, 20%, 15% và 15% như:

  • 50% thu nhập cho các khoản cần thiết (thuê nhà, hóa đơn, thực phẩm…)
  • 20% thu nhập cho các khoản đầu tư và tiết kiệm (quần áo, sách, điện thoại…),
  • 15% thu nhập cho các khoản vui vẻ (ăn ngoài, xem phim, du lịch…)
  • 15% thu nhập cho các khoản bất ngờ (sửa chữa, khám bệnh, quà tặng…).

Bạn sẽ đặt ra mục tiêu tiết kiệm hàng tháng và theo dõi tiến độ của mình. Phương pháp này giúp bạn nhận thức rõ hơn về thói quen chi tiêu của mình và có thể điều chỉnh sao cho hợp lý. Phương pháp Kakeibo đơn giản và có thể áp dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt phù hợp với những bạn sinh viên đại học đang tập sống tự lập và quản lý tài chính cá nhân.

Bạn chỉ cần một cuốn sổ và một cây bút để ghi lại tất cả các khoản thu chi của mình theo các nhóm đã phân loại. Đồng thời, bạn cũng cần đặt ra một mục tiêu tiết kiệm cho mỗi tháng và kiểm tra lại kết quả vào cuối tháng và điều chỉnh tỷ lệ phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu của mình.

Xem thêm: Lập kế hoạch tài chính cá nhân: Chi tiết A - Z

5. Những sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân cần tránh

Khi quản lý tài chính cá nhân, nhiều người mắc phải những sai lầm thường gặp dẫn đến những hậu quả tiêu cực như nợ nần, thiếu tiền, mất cơ hội đầu tư hay không có kế hoạch cho tương lai. Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Không có ngân sách chi tiêu hàng tháng: Đây là sai lầm cơ bản nhất trong việc quản lý tài chính cá nhân. Nếu bạn không có ngân sách chi tiêu hàng tháng, bạn sẽ không biết được thu nhập và chi phí của mình, từ đó không thể kiểm soát được dòng tiền và tiết kiệm được tiền.
  • Không có quỹ dự phòng: Đây là sai lầm rất nguy hiểm trong việc quản lý tài chính cá nhân. Nếu bạn không có quỹ dự phòng, sẽ rất dễ gặp khó khăn khi các trường hợp khẩn cấp xảy đến như thất nghiệp, tai nạn, bệnh tật,... Bạn nên có một quỹ dự phòng cho bản thân bằng 3-6 tháng thu nhập và được cất riêng trong một tài khoản tiết kiệm ngắn hạn để dùng khi cần thiết.
  • Chi tiêu vượt mức so với thu nhập thực tế: Nhiều người thường chi tiêu theo cảm xúc hoặc theo đám đông, không xét đến khả năng của mình. Họ thường mua sắm những thứ không cần thiết hoặc xa xỉ, dùng thẻ tín dụng hoặc vay nợ để trang trải. Điều này sẽ khiến họ rơi vào vòng xoáy nợ nần và khó khăn tài chính.
  • Không có mục tiêu tài chính: Đây là sai lầm làm cho việc quản lý tài chính cá nhân trở nên vô nghĩa. Nếu bạn không có mục tiêu tài chính, bạn sẽ không biết được mình đang làm gì với tiền của mình, và tiền của bạn sẽ không mang lại giá trị cho bạn.
  • Không đầu tư: Đây là sai lầm khiến cho việc quản lý tài chính cá nhân trở nên lãng phí. Nếu bạn chỉ để tiền trong ngân hàng hoặc dưới gối, bạn sẽ không thể gia tăng tài sản của mình, và tiền của bạn sẽ bị mất giá theo thời gian do lạm phát.
  • Lạm dụng sử dụng thẻ tín dụng và ghi nợ, đây là sai lầm các bạn trẻ genz thường hay gặp nhất. Bạn nên tuân thủ các nguyên tắc để tránh sai lầm này như:

+ Chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi thật sự cần thiết, ví dụ khi mua hàng online, đặt phòng khách sạn hay mua vé máy bay.
+ Chỉ chi tiêu bằng thẻ tín dụng trong phạm vi khả năng trả nợ của mình. Không nên vượt quá hạn mức tín dụng hoặc chi tiêu quá 30% hạn mức tín dụng để tránh ảnh hưởng đến điểm tín dụng.
+ Thanh toán đầy đủ số tiền nợ trước ngày đáo hạn để tránh lãi suất và phí trễ hạn.
+ So sánh các loại thẻ tín dụng khác nhau và chọn loại có lãi suất, phí dịch vụ và ưu đãi phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền, mà còn giúp bạn tăng thu nhập, đầu tư thông minh, và chuẩn bị cho tương lai. Bằng cách tránh những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể nâng cao kỹ năng này và cải thiện cuộc sống của mình. Hy vọng bài viết của Leanh.edu.vn hữu ích cho việc khắc phục những sai lầm tài chính bằng cách áp dụng những gợi ý đã được nêu ra. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: 

Trên đây là toàn bộ kiến thức về quản lý tài chính hiệu quả và những sai lầm cần tránh. Để biết thêm những kiến thức và kinh nghiệm đầu tư các bạn có thể tham khảo các bài viết tại mục Tài chính - Đầu tư của Leanh.edu.vn

0 câu trả lời
990 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

hoc-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan

Lộ Trình Học Quản Lý Tài Chính Cá Nhân: Từ người mới bắt đầu đến chuyên gia

Tài Chính - Đầu Tư
rui-ro-tai-chinh

Rủi Ro Tài Chính Là Gì? Các Rủi Ro Tài Chính Của Doanh Nghiệp

Tài Chính - Đầu Tư
kha-nang-thanh-toan-5-min

Khả Năng Thanh Toán Là Gì? Cách Tính Và Phân Tích Các Hệ Số

Tài Chính - Đầu Tư
quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua-min

Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả - Những Sai Lầm Cần Tránh

Tài Chính - Đầu Tư
luu-ky-chung-khoan-la-gi

Lưu Ký Chứng Khoán Là Gì? - Những Kiến Thức Cần Biết

Tài Chính - Đầu Tư
dau-tu-la-gi

Đầu Tư Là Gì? Các Hình Thức Đầu Tư Tài Chính Hiện Nay

Tài Chính - Đầu Tư

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau