Khu Chế Xuất Là Gì? Cách Xác Định Doanh Nghiệp Chế Xuất

Mục lục

Doanh nghiệp ở khu chế xuất được hưởng nhiều ưu đãi so với các khu công nghiệp hay khu kinh tế trọng điểm khác, tuy nhiên sẽ có những quy định khắt khe nhất định, nếu doanh nghiệp muốn mở xưởng trong khu chế xuất này.

Cùng Leanh.edu.vn tìm hiểu chi tiết về Khu Chế Xuất Là Gì? Cách Xác Định Doanh Nghiệp Chế Xuất trong bài viết dưới đây nhé!

>>>>> Bài viết xem nhiều: Khóa học Khai báo Hải quan

1. Chế xuất là gì? Khu chế xuất là gì?

Định nghĩa về Chế xuất là gì? Khu chế xuất là gì? được quy định như sau:

a. Chế xuất là gì?

Chế xuất là việc chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong các khu công nghiệp, trong khu kinh tế.

b. Khu chế xuất là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, Khu chế xuất được định nghĩa:

“Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này.

Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;”

Khu chế xuất Linh Trung II

Khu chế xuất Linh Trung II

2. Doanh nghiệp khu chế xuất là gì?

Căn cứ theo Khoản 10, Điều 2 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, Doanh nghiệp chế xuất được định nghĩa:

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Theo đó, các loại hàng hóa do doanh nghiệp đó sản xuất khẩu phải xuất khẩu 100% ra nước ngoài và phải khai báo với cơ quan Hải quan để trở thành doanh nghiệp chế xuất.

Học Xuất Nhập Khẩu Online Từ Con Số 0 - Trọn Bộ Khóa Học Chỉ Từ 599K

Lợi thế của các doanh nghiệp chế xuất:

Doanh nghiệp chế xuất giúp nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, bù đắp tham hụt trong cán cân thanh toán, do vậy, doanh nghiệp chế xuất sẽ có nhiều lợi thế hơn như sau:

  • Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm và giảm thuế 50% trong 4 năm tiếp theo.
  • Miễn tiền thuê đất trong vòng 7 năm
  • Giảm chi phí thuê mướn mặt bằng sản xuất
  • Không hạn chế việc nhập khẩu nguyên vật liệu dùng cho sản xuất
  • Được ưu tiên khi thực hiện các thủ tục hải quan
  • Sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng đầu tư rõ ràng, bài bản: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bưu điện…

3. Các khu chế xuất quan trọng ở việt nam

Việt Nam có 4 khu chế xuất lớn, quan trọng và là trọng điểm của ngành công nghiệp này bao gồm:

  • Khu chế xuất Tân Thuận: Là khu chế xuất đầu tiên tại Việt Nam.
Khu Chế Xuất Tân Thuận

Khu Chế Xuất Tân Thuận

  • Khu chế xuất Linh Trung I (TP.HCM)
  • Khu chế xuất Linh Trung II
  • Khu chế xuất Linh Trung III

4. Vai trò của khu chế xuất ở Việt Nam

Tại Việt Nam, khu chế xuất được thành lập với các vai trò:

  • Nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
  • Bù đắp bớt một phần thâm hụt trong cán cân thanh toán
  • Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
  • Giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động vào các ngành nghề với định hướng xuất khẩu.

5. Quy định về khu chế xuất mới nhất

Luật thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu 2016 (“ Luật thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu ”) là cơ sở pháp lý chính cho việc thành lập và hoạt động của các khu chế xuất (KCX).

Hướng dẫn pháp luật là Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ (“Nghị định 31”) quy định chi tiết quy trình, thủ tục đăng ký đầu tư, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với dự án đầu tư và nhà đầu tư và các hoạt động được thực hiện trong các khu vực đó;

Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ đã được sửa đổi bởi Nghị định 31(Nghị định 82/2018) ban hành các quy định về KCX;

Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 31(Nghị định 99/2003), quy định các quy định của Khu công nghiệp;

Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 5 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ Về một số chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN;

Và một số Thông tư thực hiện liên quan đến môi trường, xây dựng, lao động, thuế, thủ tục hải quan, v.v. tại các khu vực này.

Thuế doanh nghiệp chế xuất

Các DNCX phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thông thường là 20%, tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể phải chịu mức thuế thấp hơn nếu sản phẩm của họ được Chính phủ Việt Nam khuyến khích hoặc nằm ở những vùng kinh tế khó khăn. Thuế này cũng được áp dụng đối với thu nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, khoản thuế tương tự đã nộp ở nước ngoài được khấu trừ vào thuế TNDN của Việt Nam.

Các DNCX được đối xử độc đáo về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, họ cũng phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về hải quan và tuân thủ thuế để đảm bảo rằng các doanh nghiệp không lạm dụng ưu đãi.

Thông thường, trong các giao dịch với doanh nghiệp nước ngoài hoặc DNCX khác, doanh nghiệp không phải nộp thuế xuất khẩu (thuế GTGT xuất nhập khẩu và thuế xuất nhập khẩu nhưng vẫn phải nộp thuế TNDN trên lợi nhuận gộp). Tuy nhiên, trong trường hợp DNCX mua hàng hóa của các công ty trong nước thì hàng hóa đó phải chịu thuế xuất khẩu. Nhưng theo luật Việt Nam, các bên xuất khẩu tại Việt Nam chịu trách nhiệm về thuế xuất khẩu. Ngoài ra, nếu DNCX mua hàng hóa và dịch vụ được sử dụng bên ngoài KCX thì họ vẫn phải trả thuế GTGT là 10%.

6. Phân biệt khu chế xuất và khu công nghiệp

KCN, KCX là khu có ranh giới cụ thể, không có dân cư sinh sống, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập và có các doanh nghiệp KCN, KCX. Trừ khi mỗi loại phải tuân theo các quy định cụ thể khác, các KCN được phân thành các loại khác nhau như:

  • Khái niệm:

Khu chế xuất (KCX): là KCN chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa xuất khẩu và được thành lập phù hợp với các điều kiện, quy trình, thủ tục áp dụng cho KCN; tách biệt với bên ngoài theo quy định đối với khu phi thuế quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Khu công nghiệp phụ trợ: là KCN chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp phụ trợ và dịch vụ hoàn thiện đáp ứng nhu cầu sản xuất các sản phẩm này. Diện tích đất cho thuê, cho thuê lại để phát triển dự án đầu tư công nghiệp phụ trợ tối đa bằng 60% diện tích đất công nghiệp được thuê trong ranh giới KCN;

Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp trong đó các doanh nghiệp tham gia sản xuất sạch hơn, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, hợp tác, liên kết sản xuất nhằm thắt chặt cộng sinh công nghiệp nhằm phát huy hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của các doanh nghiệp này;

Tuy nhiên, về bản chất thì hai khu này lại không hoàn toàn giống nhau.

+ Khu công nghiệp được hiểu đơn giản khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp. Tại đây doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp nước ngoài đều có thể hoạt động.

+ Khu chế xuất thì có mục đích chuyên dụng hơn. Đây là khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Trong đó có cả các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất – nhập khẩu.

  • Mục tiêu hoạt động của khu chế xuất và khu công nghiệp:

+ Khu công nghiệp được xây dựng với định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là loại hình này dùng để thu hút các DN trong nước và nước ngoài. Nhiều DN ở Việt Nam, Hàn Quốc hay Nhật Bản đều có thể thuê xưởng ở các kCN này.

+ Khu chế xuất thì hạn chế hơn, được thành lập chỉ để thu hút các DN nước ngoài.

  • Ranh giới địa lý: Điểm đặc trưng nhất

Ranh giới địa lý đối với nhà xưởng cho thuê khu công nghiệp được xác lập đơn giản bằng chuỗi hàng rào. Ngược lại, với khu chế xuất ranh giới địa lý là biên giới hải quan và thuế quan của một quốc gia. Khu chế xuất bắt buộc phải có hàng rào thuế quan tách biệt với những DN bên ngoài, cho nên KCX luôn hoạt động độc lập.

  • Các chính sách ưu đãi:

Các khu công nghiệp có các chính sách ưu đãi chỉ ở mức cơ bản nhất định vì mức độ hoạt động phổ thông. Còn khu chế xuất thì có nhiều yêu cầu khắt khe hơn nên được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt so với khu công nghiệp.

Doanh nghiệp thuộc khu chế xuất được hưởng nhiều ưu đãi được thể hiện tại mục 2 phần Lợi thế của các doanh nghiệp chế xuất phía trên.

7. Những bất cập quản lý khu chế xuất

Có những lợi ích đáng kể liên quan đến việc thành lập KCX, với các nước như Trung Quốc, Indonesia và Hàn Quốc tự hào về những lợi ích to lớn. Tuy nhiên, nước ta vẫn phải đối mặt với tình hình hoạt động kém hiệu quả từ các KCX. Trong đó, chi phí thành lập các cơ sở đã lớn hơn lợi nhuận thu được.

Những bất cập khác bao gồm:

  • Lao động chủ yếu nghiêng về nữ giới khiến vấn đề thất nghiệp của nam giới chưa được giải quyết.
  • Trong một số tình huống, nhân viên làm việc quá nhiều giờ trong điều kiện không an toàn như nhiệt độ quá cao, xung quanh máy móc bị lỗi và trong các tòa nhà không được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.
  • Mức lương thường thấp, nhưng cường độ làm việc cao.
  • Hầu hết các nhân viên phải chấp nhận các điều kiện làm việc đã đề cập trước đó như tổ chức công đoàn, và các phong trào lao động không được phép.
  • Do tính chất cạnh tranh của các khu chế xuất, người lao động thường không thể mong đợi bất kỳ sự cải thiện nào về lương hay điều kiện khác do chi phí hoạt động được cố ý giữ ở mức thấp để thu hút các nhà đầu tư vào khu chế xuất..

Những bất cập quản lý khu chế xuất có thể kể đến 3 vấn đề sau:

  • Công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng, giải phóng mặt bằng,..
  • Thu hút đầu tư trong và ngoài nước, vấn đề bảo vệ môi trường và giải quyết lao động.
  • Quy định pháp luật liên quan tới Khu chế xuất còn chồng chéo, chưa được đồng bộ.

Xem thêm:

Bài viết trên Trung tâm Lê Ánh đã cung cấp cho bạn những vấn đề xoay quanh khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất, hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho công việc của bạn.

Nếu bạn muốn học xuất nhập khẩu - logistics một cách đầy đủ và chi tiết qua video chia sẻ của những chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề thực tế thì bạn hãy tham khảo khóa học dưới đây:

Khóa học xuất nhập khẩu online này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.

Khóa học này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.

Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.

Chúc các bạn học tập hiệu quả!

0 câu trả lời
1425 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

hoc-xuat-nhap-khau-o-dau-tot

Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt? [Những Lưu Ý Cần Biết]

Xuất Nhập Khẩu
tri-gia-hai-quan

Trị Giá Hải Quan Là Gì? Cách Tính Trị giá Hải Quan

Xuất Nhập Khẩu
cfs-la-gi

Kho CFS Là Gì? So Sánh Kho CFS Và Kho Ngoại Quan

Xuất Nhập Khẩu
lcl-la-gi-trong-xuat-nhap-khau

LCL Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Vận Chuyển Hàng LCL

Xuất Nhập Khẩu
nhan-vien-purchasing

Purchasing Là Nghề Gì? Nhân Viên Purchasing Làm Gì?

Xuất Nhập Khẩu
d-o-lenh-giao-hang-la-gi

D/O Là Gì? Tìm Hiểu Về Lệnh Giao Hàng (Delivery Order)

Xuất Nhập Khẩu
1 2 Tư vấn facebook

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau