Pallet Là Gì? Kích Thước Pallet Gỗ - Nhựa - Chuẩn

Mục lục

Mặc dù đã nghe rất nhiều về pallet, đặc biệt là trong lĩnh vực vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa, nhưng vẫn có nhiều người chưa biết gì về công cụ này.

Vậy khái niệm pallet là gì? Nó hữu ích như thế nào? Các loại pallet thông dụng và cách đóng chúng đúng cách là gì? Trong bài viết dưới đây, Leanh.edu.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ về pallet và các thông tin liên quan đến pallet.

1. Pallet Là Gì?

Pallet là gì

Pallet là một cấu trúc phẳng được sử dụng để chứa hàng hóa khi nó được nâng lên bằng xe chuyên dụng hoặc các thiết bị vận chuyển khác. Pallet được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kho bãi và giao nhận hàng hóa.

Pallet giúp cho việc bốc xếp, di chuyển hàng hóa giữa kho và các phương tiện trở nên nhanh chóng và dễ dàng.

Pallet không chỉ đa dạng về mẫu mã, kích thước, màu sắc mà còn phải bền, chịu được tải trọng lớn, dễ dàng di chuyển, vận chuyển, phù hợp với môi trường có nhiệt độ hay độ ẩm cao.

2. Công Dụng Của Pallet Trong Vận Chuyển Hàng Hóa

- Pallet giúp hạn chế nấm mốc vì hàng hóa không phải tiếp xúc trực tiếp với mặt đất

- Đảm bảo hàng hóa an toàn để xe nâng hàng có thể dễ dàng xếp dỡ khối lượng lớn

- Tránh trường hợp hàng hóa bị hư hỏng, đổ vỡ trong quá trình vận chuyển

- Dễ dàng sắp xếp và tiết kiệm diện tích kho

- Giảm sức lao động và tăng hiệu quả công việc lên gấp nhiều lần

- Có thể được tái sử dụng vào các thành phẩm khác như bàn ghế, hộp gỗ, v.v.

3. Lợi Ích Khi Sử Dụng Pallet

Pallet tạo thuận lợi cho chủ hàng di chuyển hàng hóa đến các địa điểm khác, luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng hóa bên trong mà không bị hư hỏng, đồng thời còn có những lợi ích sau:

+ Ngăn hơi ẩm bên ngoài ảnh hưởng đến hàng hóa.

+ Hàng có số lượng lớn dễ dàng vận chuyển khi đóng pallet.

+ Xe nâng hàng có thể dễ dàng nâng pallet lên xe tải hoặc vận chuyển hàng hóa lên kệ.

+ Hàng hóa trong kho được bảo quản và sắp xếp một cách khoa học nhất.

4. Các Loại Pallet Phổ Biến - Kích Thước Pallet

4.1. Pallet gỗ

Kích thước pallet gỗ sử dụng lưu hàng trong kho bãi

Trường hợp Kích thước Pallet sử dụng
Với các hàng hoá xếp trên kệ cao 1000 x 1200 và 800 x 1200
Pallet xếp hàng trong khu nguyên liệu 1000 x 1200; 1100 x 1100; 1100 x 1300; 1200 x 1200; 1300 x 1300; 1400 x 1400; 1500 x 1500
Pallet dùng để kê hàng nông sản 1200 x 1200; 1200 x 1600; 1200 x 1500; 1200 x 1800
Pallet dùng trong mục đích kê hàng gạch men, kê hàng bao tải và hàng Dumpo 1100 x 1100
Pallet để kê hàng thùng phi 1140 x 1140

Kích thước pallet gỗ sử dụng trong hoạt động xuất khẩu

Kích thước Pallet gỗ được sử dụng phổ biến:

900 x 1100; 1000 x 1200; 1000 x 1200; 1050 x 1050; 1100 x 1100; 1150 x 1150;.

Lựa chọn Pallet gỗ có kích thước phù hợp, sao cho hàng hóa nằm gọn trên pallet, và không thừa thãi quá nhiều gây tình trạng lãng phí không gian container là được.

Pallet gỗ

- Ưu điểm: Thường không bị giới hạn trong sản xuất, được sử dụng với nhiều loại hàng hóa khác nhau, chắc chắn và chi phí thấp. Do đó, pallet gỗ thường là một trong những loại pallet phổ biến nhất đối với các doanh nghiệp.

- Nhược điểm: Pallet gỗ nặng và có xu hướng bị ẩm mốc khi trời mưa.

4.2. Pallet nhựa

Kích thước Pallet gỗ được sử dụng phổ biến: 1000 x 1000; 1100 x 1100; 1100 x 1200; 1200 x 1200

Ưu nhược điểm của Pallet nhựa là gì

- Ưu điểm: Khá nhẹ nhàng, dễ lau chùi, độ bền cao, không ẩm mốc ở những nơi ẩm thấp, bền lâu, dễ bảo quản và lưu trữ trong thời gian dài.

- Nhược điểm: Quá trình sản xuất khá phức tạp. Nếu làm bằng nhựa thì là hàng cao cấp nhưng giá thành cao, còn giá nhựa tái chế thì giá pallet nhựa rẻ.

4.3. Pallet sắt

Kích thước Pallet sắt phổ biến: 1000 x 1000; 1100 x 1100; 1100 x 1200; 1200 x 1200; 1500 x 1500; 1300 x 1600; 1500 x 1700; 2000 x 2000

Pallet sắt

- Ưu điểm: Khả năng chịu tải cao, bền bỉ, không vỡ, dễ dàng vệ sinh và tiệt trùng, không bị cháy như pallet gỗ hay giấy và có tuổi thọ lên đến 10 năm.

- Nhược điểm: Dễ bị rỉ sét, sản xuất thủ công, di chuyển tương đối nặng.

4.4. Pallet giấy

Ưu nhược điểm của Pallet giấy là gì

- Ưu điểm: Giá thành sản xuất rẻ, dễ chế tạo và nhẹ hơn pallet gỗ.

- Nhược điểm: Không có khả năng chống nước, dễ hỏng hóc, ẩm mốc, để lâu ngày giấy sẽ bị mục, khi gặp sự cố rất dễ bắt lửa, không sử dụng cho hàng hóa nặng.

5. Doanh Nghiệp Nào Nên Sử Dụng Pallet

Doanh nghiệp sản xuất

- Sản phẩm sản xuất ra có xu hướng di chuyển nhiều, đặc biệt là những mặt hàng nặng và không chắc chắn,... nên sử dụng pallet nhựa hoặc pallet gỗ để đảm bảo khả năng chuyên chở.

- Các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ, sành sứ, thủy tinh, tác phẩm nghệ thuật, nội thất nên sử dụng pallet giấy vì có tính đàn hồi nên giúp hạn chế các góc cạnh gây biến dạng và hư hỏng bên trong sản phẩm.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Thông thường, đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu số lượng lớn, chúng ta cần lựa chọn pallet gỗ hoặc pallet nhựa để đảm bảo an toàn, lưu trữ và vận tải hàng hóa một cách chuyên nghiệp hơn. Giúp tránh hư hỏng, rơi vỡ và tiết kiệm chi phí xếp dỡ, vận chuyển.

Doanh nghiệp logistics

Các công ty logistics cung cấp các dịch vụ liên quan đến kho bãi và vận tải rất cần sử dụng pallet trong việc bảo quản hàng hóa, giúp tránh các tác động từ bên ngoài lên sản phẩm như là thời tiết, va đập, nước biển (vận chuyển bằng đường biển), chống ẩm mốc từ đất,…

6. Cách Đóng Hàng Pallet Đúng Quy Cách

- Xếp pallet theo dạng cột ổn định và rất vững chắc khi xếp chồng hàng hóa.

- Xếp pallet gọn gàng để hạn chế tối đa va đập trong quá trình vận chuyển.

- Xếp hàng hóa cân bằng trên pallet để không bị nghiêng, đổ.

- Để giữ hàng hóa chắn chắn trên pallet cần dùng băng dính hoặc dây cuốn để cuốn hoặc buộc chặt hàng hóa sao cho chúng được cố định chắc chắn.

- Nhãn hàng hóa nên được dán ở mặt bên của bao bì để dễ dàng phân loại, tránh bị khuất khi pallet xếp chồng lên nhau.

Việc sử dụng pallet sẽ giúp cố định hàng hóa và quá trình xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn. Tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi doanh nghiệp và từng loại hàng hóa mà sử dụng mỗi pallet sao cho tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Xem thêm: 

Nếu bạn muốn học xuất nhập khẩu - logistics một cách đầy đủ và chi tiết qua video chia sẻ của những chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề thực tế thì bạn hãy tham khảo khóa học dưới đây:

Khóa học này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.

Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.

Chúc các bạn học tập hiệu quả!

0 câu trả lời
933 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

tri-gia-hai-quan

Trị Giá Hải Quan Là Gì? Cách Tính Trị giá Hải Quan

Xuất Nhập Khẩu
cfs-la-gi

Kho CFS Là Gì? So Sánh Kho CFS Và Kho Ngoại Quan

Xuất Nhập Khẩu
lcl-la-gi-trong-xuat-nhap-khau

LCL Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Vận Chuyển Hàng LCL

Xuất Nhập Khẩu
nhan-vien-purchasing

Purchasing Là Nghề Gì? Nhân Viên Purchasing Làm Gì?

Xuất Nhập Khẩu
d-o-lenh-giao-hang-la-gi

D/O Là Gì? Tìm Hiểu Về Lệnh Giao Hàng (Delivery Order)

Xuất Nhập Khẩu
po-la-gi-1

P/O Là Gì? Các Kiến Thức Về Purchase Order Cần Biết

Xuất Nhập Khẩu

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau