Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Quy Trình Bảo Lãnh Ngân Hàng

Mục lục

Bảo lãnh ngân hàng là gì? Quy trình bảo lãnh ngân hàng.

Để đảm đảm quyền lợi cho các bên tham gia hợp đồng, tránh được các rủi ro phát sinh, đòi hỏi phải có sự bảo đảm của bên thứ 3 cam kết bồi thường cho bên bị thiệt hại do bên đối tác gây ra.

Người thứ ba thông thường phải là người có uy tín, có khả năng tài chính và có đủ các điều kiện thực hiện ngay việc bồi thường.

>>>>> Bài viết xem nhiều: Khóa học Khai báo Hải quan

Trong thực tế. người có khả năng đứng ra với vai trò là người thứ ba thường là ngân hàng, chính vì vậy, trong các hợp đồng ngoại thương, khi nói đến bảo lãnh người ta thường nghĩ ngay đó là Bảo lãnh ngân hàng. Cam kết bồi thường của ngân hàng bằng văn bản (chứng thư) gọi là "Thư bảo lãnh ngân hàng” (Bank Guarantee).

I. Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Thông tư số 28/2012/TT-NHNN, ngày 3 tháng 10 năm 2012 định nghĩa:

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên, được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ có cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải, nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận.

Xét về góc độ học thuật, bảo hình ngân hàng là một hình thức “Tín dụng Signature Credit, là hoạt động sinh lời mà không phải bỏ vốn của các ngân hàng. Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem là loại hình tài trợ ngoại thương, nhằm phòng ngừa những tổn thất cho người thụ hưởng bảo lãnh do sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan.

Như vậy, bảo lãnh ngân hàng là một loại hình tín dụng chữ ký, không cần vốn và là hoạt động sinh lời của ngân hàng.

II. Các bên tham gia trong bảo lãnh ngân hàng

Trong một nghiệp vụ bảo lãnh thường có ít nhất 3 bên tham gia là: Người bảo lãnh. người xin bảo lãnh và người thụ hưởng, bảo lãnh.

1. Người bảo lãnh (Guarantor):

Là người phát hành thư bảo lãnh, thường là ngân hàng, tổ chức tín dụng hay tổ chức tài chính, gọi chung là ngân hàng. Ngân hàng bảo lãnh phải là ngân hàng có uy tín, có khả năng tài chính, được bên thụ hưởng chấp nhận.

Ngân hàng bảo lãnh có khi chỉ là một ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh (trường hợp phát hành bảo lãnh trực tiếp); và cũng có khi là hai ngân hàng tham gia, trong đó một ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh và một ngân hàng phục vụ người thụ hưởng (trường hợp bảo lãnh gián tiếp).

>>>>> Xem thêm: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

2. Người được bảo lãnh (Principal or applicant):

Người được bảo lãnh có thể là:

  • Người bán (trường hợp bảo lãnh thực hiện hợp đồng).
  • Người mua (trong trường hợp bảo lãnh thanh toán).
  • Người đi vay, người mua hàng trả chậm (bảo lãnh thanh toán).
  • Người tham gia dự thầu (trong trường hợp bảo lãnh dự thầu)...

3. Người thụ hưởng hay người nhận bảo lãnh (Beneficiary):

  • Người mua (trong trường hợp bảo lãnh thực hiện hợp đồng).
  • Người bán, người cho vay (trường hợp bảo lãnh thanh toán).
  • Người chủ thầu (trường hợp bảo lãnh dự thầu).
  • Người mua (trường hợp bảo lãnh tiền đặt cọc, tiền ứng trước)...

Ghi chú: Trong hợp đồng thương mại, người bán và người mua có thể vừa là người thụ hưởng vừa có thể là người yêu cầu bảo lãnh.

Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán thiết bị toàn bộ theo phương thức trả chậm, người bán có thể yêu cầu người mua phải có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng; ngược lại, người mua có thể yêu cầu người bán phải có bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay bảo lãnh bảo hành thiết bị máy móc.

Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Quy Trình Bảo Lãnh Ngân Hàng

Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Quy Trình Bảo Lãnh Ngân Hàng

III. Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Để được bảo lãnh thì người yêu cầu bảo lãnh phải làm đơn gửi ngân hàng. Sau khi được ngân hàng chấp nhận, thì đơn bảo lãnh trở thành Hợp đồng cấp bảo lãnh giữa ngân hàng và người yêu cầu. Hợp đồng cấp bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên được bảo lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về quyền, nghĩa vụ và các nội dung khác trong việc thực hiện bảo lãnh.

Căn cứ Hợp đồng cấp bảo lãnh ngân hàng sẽ phát hành Cam kết bảo lãnh. Cam kết bảo lãnh là văn bản bảo lãnh của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh theo một trong các hình thức sau:

- Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh vẻ việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

- Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa bên bảo lãnh. bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

- Hình thức cam kết khác do các bên tự thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật.

Các thuật ngữ 'Thư bảo lãnh” và "Hợp đồng bảo lãnh” sẽ được dùng đan xen trong phần trình bày sau đây.

1. Căn cứ phát hành bảo lãnh

Vì bảo lãnh là một trong các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng, nên muốn được ngân hàng bảo lãnh thì khách hàng (người yêu cầu bảo lãnh) phải hội đủ các điều kiện cấp tín dụng và phải trải qua các thủ tục và các khâu xét duyệt giống như trong các hình thức tín dụng khác.

Khách hàng cung cấp các tài liệu cho ngân hàng bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính đầy đủ, trung thực, chính xác và hợp pháp của các tài liệu.

Các tài liệu ngân hàng yêu cầu khách hàng phải xuất trình gồm:

(1) Đơn xin bảo lãnh gửi ngân hàng phát hành:

- Là văn bản của người xin bảo lãnh gửi ngân hàng phục vụ mình yêu cầu ngân hàng này phát hành thư bảo lãnh cho người khác hưởng một khoản tiền nhất định để đảm bảo thực hiện các cam kết trong hợp đồng thương mại.

- Đơn xin bảo lãnh là văn bản pháp lý để ngân hàng phát hành thư bảo lãnh, trong đó, nêu các điều kiện và điều khoản cân thật về bảo lãnh và phải phù hợp với hợp đồng thương mại đã được ký (hợp đồng gốc) giữa người xin bảo lãnh và người thụ hưởng. Đồng thời phải cam kết hoàn trả cho ngân hàng phát hành sau khi ngân hàng đã thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.

(2) Tài liệu về năng lực tài chính của người xin bảo lãnh:

  • Báo cáo cân đối kế toán.
  • Báo cáo lãi lỗ.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

(3) Tài liệu liên quan đến thương vụ yêu cầu bảo lãnh:

  • Giấy phép xuất nhập khẩu.
  • Phương án kinh doanh (phương án lỗ lãi của thương vụ).
  • Nội dung hợp đồng thương mại hay đơn đặt hàng.

(4) Tài liệu bảo đảm cho việc phát hành thư bảo lãnh:

  • Người xin bảo lãnh phải có tài khoản mở tại NH phát hành.
  • Tùy theo khả năng tài chính và độ tín nhiệm của khách hàng, ngân hàng phát hành có quyền:

+ Yêu cầu người xin bảo lãnh ký quỹ tại ngân hàng có thể từ 5 - 100%;

+ Hoặc, phải có tài sản thế chấp, cầm cố;

+ Hoặc, phải có bảo lãnh của bên thứ ba.

Ngoài ra, ngân hàng cần thu thập thêm các thông tin về khách hàng từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp, từ báo chí, tạp chí, từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC)... Cũng giống như trong cho vay thông thường, quá trình phân tích đánh giá khách hàng chủ yếu là nhằm lượng hóa rủi ro về phía khách hàng.

Để hạn chế rủi ro, trước hết ngân hàng bảo lãnh cần chú trọng xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án để đảm bảo rằng bản thân dự án tự nó có khả năng trang trải được nợ là hết sức cần thiết; còn các biện pháp bảo đảm khác chỉ được xem là nguồn trả nợ dự phòng với chức năng như một phao cứu sinh rất cần thiết nhưng hy vọng là sẽ không dùng đến bao giờ.

Học Xuất Nhập Khẩu Online Từ Con Số 0 - Trọn Bộ Khóa Học Chỉ Từ 599K

2.Soạn thảo thư bảo lãnh

Do yêu cầu bảo lãnh xuất phát từ hợp đồng thương mại. nên các yếu tố trong thư bảo lãnh phải được xây dựng từ nội dung hợp đồng thương mại và đơn xin bảo lãnh của khách hàng.

Do đó. hợp đồng thương mại giữa người xin bảo lãnh và người thụ hưởng được xem như một hợp đồng cơ sở (hay hợp đồng gốc). Chính vì vậy. việc nghiên cứu hợp đồng cơ sở phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Chỉ sau khi đã thực sự thấu hiệu hợp đồng cơ sở. nêu chấp thuận thì công việc soạn thảo thư bảo lãnh mới được tiến hành.

2.1. Xem xét nội dung hợp đồng gốc, bao gồm:

a. Bản chất của thương vụ:

- Thông thường mỗi loại bảo lãnh nhằm bảo đảm cho một loại rủi ro nhất định. hơn nữa. các loại rủi ro này thay đổi theo tiến trình thực hiện thương vụ. Chính vì vậy. việc nghiên cứu kỹ bản chất của từng thương vụ và thời điểm thương vụ đang trải qua là rất cần thiết, giúp ngân hàng lựa chọn được loại bảo lãnh thích hợp hạn chế được rủi ro vi phạm hợp đồng, do đó hạn chế được việc ngân hàng phát hành phải bồi thường cho người thụ hưởng.

- Ngoài ra. bản chất của thương vụ cũng ảnh hưởng đến cách xác định mức tiền bồi thường tối đa của ngân hàng phát hành (ví dụ như điều khoản bồi thường giảm dần theo tiến độ giao hàng trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng).

b/ Xem xét khả năng của người xin bảo lãnh về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng:

- Các cam kết trong hợp đồng thương mại có phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh trong giấy phép của khách hàng?

- Năng lực thực hiện hợp đồng của khách hàng?

- Khi nào thì người xin bảo lãnh bị coï là vi phạm hợp đồng?

Để hạn chế rủi ro, ngân hàng phát hành bản xem xét cụ thể các vấn đề trên trước khi quyết định phát hành thư bảo lĩnh.

c/ Thời hạn hiệu lực của hợp động gốc:

Do bảo lãnh là sản phẩm của hợp đồng gốc, nên thời hạn hiệu lực của bảo lãnh phụ thuộc vào thời hạn hiệu lực của hợp đồng gốc. Tuy nhiên, thời hạn của bảo lãnh không trùng hoàn toàn với thời hạn hợp đồng gốc, mà thường dài hơn hợp đồng gốc.

Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh bao gồm thời hạn hiệu lực của hợp đồng gốc cộng với một số ngày nhất định để người thụ hưởng hoàn tất thủ tục đòi tiền bảo lãnh.

2.2. Những nội dung cơ bản của một thư bảo lãnh:

Nhìn chung, không có một mẫu thư bảo lãnh thông nhất cho tất cả các loại bảo lãnh cũng như cho tất cả các ngân hàng phát hành. Việc soạn thảo thư bảo lãnh được thực hiện bởi các chuyên viên có kinh nghiệm, đặc biệt là về mặt pháp lý, và mỗi loại bảo lãnh thường có một mẫu riêng.

Tuy nhiên, một thư bảo lãnh phải gồm các nội dung cơ bán sau:

  • Người được bảo lãnh (người yêu cầu bảo lãnh).
  • Người thụ hưởng (người nhận bảo lãnh).
  • Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh (ngân hàng bảo lãnh).
  • Ngân hàng thông báo (nếu có).
  • Ngân hàng chỉ thị (nếu có).
  • Ngân hàng xác nhận (nếu có).
  • Dẫn chiếu hợp đồng gốc.
  • Số tiền và loại tiền bảo lãnh.
  • Điều kiện về yêu cầu thanh toán.
  • Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.
  • Điều khoản giảm dần giá trị bảo lãnh.
  • Cam kết bảo lãnh chính thức của ngân hàng.

Ngoài ra, có thể có các điều khoản khác như dẫn chiếu luật áp dụng, thời gian thanh toán bảo lãnh...

Sau đây là một số điểm chính cần quan tâm khi soạn thư bảo lãnh:

(1) Tên, địa chỉ... của các bên tham gia:

Những bên tham gia hợp đồng bảo lãnh bao gồm:

  • Người được bảo lãnh
  • Người thụ hưởng
  • Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh;
  • Ngân hàng thông báo (nếu có)
  • Ngân hàng chỉ thị (nếu có).

Trong thư bảo lãnh tên, địa chỉ,...của các bên tham gia (đặc biệt là người thụ hưởng) phải ghi đầy đủ và rõ ràng, bởi vì bất cứ sự mơ hồ hoặc ẩn ý nào cũng có thể dẫn đến hậu quả rủi ro sau này.

(2) Dẫn chiếu hợp đồng gốc:

Như trên đã đề cập, thường mỗi loại báo lãnh nhắm vào một loại rủi ro nhất định và do nội dung của hợp đồng gốc quyết định. Thông thường tên gọi của thư bảo lãnh luôn thống nhất với nội dung hợp đồng gốc, do đó, thư bảo lãnh bao giờ cũng có phần dẫn chiếu số hiệu và giá trị của hợp đồng gốc.

(3) Số tiền bảo lãnh: 

- Vì số tiền bảo lãnh là số tiền tối đa mà ngân hàng thanh toán cho người thụ hưởng. Do đó. cho dù tổn thất do vi phạm hợp đồng có thể lớn hơn số tiền bảo lãnh nhưng người thụ hưởng vẫn không được bồi thường cao hơn mức bảo lãnh tối đa của ngân hàng.

- Số tiền bảo lãnh phải vừa ghi bằng số. ghi bằng chữ và thống nhất với nhau.

- Tránh trường hợp ghi số tiền bảo lãnh bằng tỷ lệ % so với giá trị hợp đồng vì đề phòng trường hợp giá trị hợp đồng gốc có thể thay đổi sau khi thư bảo lãnh đã được phát hành.

- Các điều khoản giảm dần giá trị bảo lãnh theo tiến độ hoàn thành hợp đồng (nếu có) cũng phải quy định cụ thể đề phòng ngừa người thụ hưởng lợi dụng.

(4) Các điều kiện thanh toán:

- Là bảo lãnh thanh toán vô điều kiện.

- Nếu là bảo lãnh có điều kiện, thì phải xác định cụ thể những chứng từ nào cân phải xuất trình.

- Trước khi thanh toán, ngân hàng cần kiểm tra tính xác thực của các chứng từ được xuất trình.

(5) Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh:

Đây là khoảng thời gian mà ngân hàng phát hành cam kết thanh toán bất cứ khi nào cho người thụ hưởng khi xuất trình đủ các điều kiện thanh toán.

Quá thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, ngân hàng phát hành được miễn trách nhiệm bồi thường.

Cần chú ý một số điểm về thời hạn hiệu lực của bảo lãnh như sau:

+ Sự kiện bắt đầu hiệu lực bảo lãnh:

Thời điểm bắt đầu hiệu lực bảo lãnh cân được xác định rõ ràng và cụ thể. Trong ngoại thương, thường là nhà xuất khẩu sẽ không ký kết được hợp đồng nếu người đó chưa thu xếp được một bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Trong trường hợp này, thư bảo lãnh cho nhà xuất khẩu có thể được phát hành nhưng có điều khoản quy định rằng nó chi có hiệu lực khi nào bên xuất khẩu nhận được hợp đồng đã ký, hoặc L/C đã được mở. Tương tự, dạng bảo lãnh tiền ứng trước có thể có điều kiện quy định là chỉ bắt đầu có hiệu lực khi bên nhà xuất khâu tiếp nhận tiền ứng trước của bên mua.

+ Ngày hết hạn hiệu lực bảo lãnh:

Ngày hết hạn hiệu lực tiếp nhận yêu cầu thanh toán cần phải quy định cụ thể rõ ràng.

Ví dụ: Bên mua quy định "bảo lãnh ngân hàng hết hạn hiệu lực trong vòng 30 ngày sau ngày hết hạn hiệu lực của đơn dự thầu thì trong thư bảo lãnh dự thầu cần nêu rõ một ngày cụ thể trong vòng 30 ngày sau khi đơn dự thầu hết hạn hiệu lực.

+ Sự kiện chấm dứt hiệu lực bảo lãnh:

Việc chấm dứt hiệu lực bảo lãnh thường dựa trên một sự kiện nào đó.

Ví dụ:

- Quá thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.

- Hợp đồng gốc bị tuyên bố là vô hiệu.

- Bảo lãnh được hủy bỏ có sự đồng ý của người thụ hưởng.

- Khi người được bảo lãnh thực hiện xong nghĩa vụ quy định trong hợp đồng gốc (hoàn thành công trình hay hoàn thành giao hàng).

- Khi NH bảo lãnh đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường của mình.

(6) Địa điểm phát hành và hết hạn hiệu lực bảo lãnh:

Trong thực tế, nơi phát hành bảo lãnh ở đâu thì hết hiệu lực ở đó.

Địa điểm phát hành bảo lãnh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nguyên tắc định xứ quy định rằng: nếu không có quy định khác, thì luật pháp của nước ngân hàng phát hành sẽ điều chỉnh quan hệ bảo lãnh.

Tuy nhiên, do luật pháp mỗi nước một khác cho nên trong nhiều trường hợp các bên thỏa thuận lấy luật của một nước thứ ba được biết đến một cách phổ biến để áp dụng.

Địa điểm phát hành cần được quy định cụ thể.

Ví dụ: Trong bảo lãnh gián tiếp, ngày hết hạn hiệu lực là ngày cuối cùng người thụ hưởng được phép xuất trình yêu cầu đòi tiền cho ngân hàng phát hành (là ngân hàng phục vụ ở cùng nước với người thụ hưởng).

Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Quy Trình Bảo Lãnh Ngân Hàng

Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Quy Trình Bảo Lãnh Ngân Hàng

3. Phát hành thư bảo lãnh

Sau khi soạn thảo xong thư bảo lãnh. bản chính sẽ được gửi trực tiếp (hoặc qua ngân hàng thông báo) cho người thụ hưởng.

- Về phía ngân hàng phát hành cần làm các công việc sau đây:

a. Thu phí phát hành bảo lãnh:

Phí bảo lãnh = (Trị giá bảo lãnh x Tỷ lệ bảo lãnh x Số ngày bảo lãnh)/360

- Phí bảo lãnh là phí dịch vụ của ngân hàng bảo lãnh thu từ người xin bảo lãnh.

- Trị giá bảo lãnh là số tiền được ngân hàng bảo lãnh và được ghi trong thư bảo lãnh.

- Tỷ lệ phí bảo lãnh là tỷ lệ % tính trên giá trị bảo lãnh. Tỷ lệ phí cao hay thấp tùy thuộc vào mức độ rủi ro của thương vụ (dự án), tỷ lệ tham gia ký quỹ của người xin bảo lãnh.

Ví dụ: Trong trường hợp khách hàng ký quỹ 100% thì mức phí bảo lãnh có thể chỉ bằng 25% mức thông thường, do rủi ro đã được giảm thiểu.

- Ngay sau khi phát hành bảo lãnh ngân hàng tiến hành thu phí bảo lãnh từ người xin bảo lãnh.

b. Quản lý tiền ký quỹ vào tài khoản riêng:

- Mức ký quỹ thường tính bằng % trên số tiền thanh toán bảo lãnh.

- Tuỳ theo uy tín của khách hàng, mà tỷ lệ ký quỹ có thể dao động từ 10% - 100% trị giá bảo lãnh.

c. Tiến hành thủ tục nhận bảo đảm (thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh) như trong cho vay thông thường của ngân hàng.

d. Hạch toán ngoại bảng giá trị bảo lãnh.

4. Đòi tiền bảo lãnh

Trong trường hợp người thụ hưởng xác định rằng người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng, không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng ngoại thương, người thụ hưởng sẽ lập thư đòi tiền bảo lãnh gửi ngân hàng phát hành với các nội dung sau:

(1) Thư đòi tiền phải được lập trong thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh. Người thụ hưởng cần lưu ý cộng thêm thời gian gửi thư đòi tiền để đảm bảo hồ sơ đòi tiền đến ngân hàng trả tiền không vượt quá thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.

(2) Người lập thư đòi tiền là người thụ hưởng. chứ không phải ngân hàng phục vụ người thụ hưởng lập thay. Điều này cần lưu ý, vì trong thực tế có xảy ra trường hợp ngân hàng thông báo lập thư đòi tiền ngân hàng phát hành bảo lãnh và đã bị ngân hàng phát hành từ chối trả tiền.

(3) Trong thư đòi tiền phải chỉ rõ số tiền được đòi bồi thường và phải nằm trong giới hạn của thư bảo lãnh.

(4) Trên thư đòi tiên phải có xác nhận của ngân hàng phục vụ người hưởng vẻ chữ ký trên thư đòi tiền là đại diện hợp pháp của người hưởng.

(5) Nội dung thư đòi tiền phải phù hợp với các điều kiện điều khoản của bảo lãnh. Thư đòi tiền phải nêu rõ là được lập để đòi tiền thư bảo lãnh có số hiệu, ngày tháng phát hành, ngân hàng phát hành, tên địa chỉ người được bảo lãnh.

(6) Nếu thư bảo lãnh quy định phải kèm các chứng từ thì người thụ hưởng phải xuất trình các chứng từ này đề ngân hàng kiểm tra trước khi trả tiền.

(7) Khi nhận được bộ hồ sơ đòi tiền do người thụ hưởng gửi tới, ngân hàng phát hành (hay ngân hàng đại lý được uỷ quyền) phải thanh toán ngay cho người hưởng.

(8) Ngân hàng có quyền từ chối những hồ sơ đòi tiền có các điều khoản và điều kiện không phù hợp với nội dung trong thư bảo lãnh.

5. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng

Trong thời hạn bảo lãnh, bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh xuất trình yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và các hồ sơ, tài liệu, chứng từ kèm theo hợp pháp, hợp lệ (nếu có) thỏa mãn đầy đủ các điều kiện đã quy định trong cam kết bảo lãnh hoặc cam kết xác nhận bảo lãnh.

Chậm nhất sau 05 (năm) ngày làm việc kế từ ngày bên nhận bảo lãnh xuất trình đầy đủ bộ hồ sơ đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh.

Trường hợp từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối.

Ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh căn cứ cam kết nhận nợ trả thay tại hợp đồng cấp bảo lãnh hoặc cam kết giữa các bên, tài liệu và chứng từ chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền trả thay cho bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên bảo lãnh trong xác nhận bảo lãnh và gửi thông báo bằng văn bản về việc trả thay cho các bên liên quan đến khoản bảo lãnh.

Các bên được trả thay có nghĩa vụ hoàn trả ngay trong ngày số tiền bên bảo lãnh bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay. Trường hợp chưa hoàn trả được số tiền trả thay, căn cứ vào hợp đồng cấp bảo lãnh hoặc cam kết giữa các bên, bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh quyết định thời hạn cho vay bắt buộc kỳ hạn trả nợ, lãi suất cho vay áp dụng cho khoản trả thay đối với bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên bảo lãnh trong xác nhận bảo lãnh.

Mức lãi suất cho vay áp dụng tối đa không được vượt quá 150% lãi suất cho vay thông thường đang áp dụng đối với khoản vay có thời hạn tương ứng. Thời điểm để xác định thời hạn cho vay đối với khoản vay kể từ ngày bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện trả thay.

6.Chấm dứt nghĩa cụ bảo lãnh ngân hàng

Nghĩa vụ của bên bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh chấm dứt.
  • Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh.
  • Báo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
  • Hiệu lực của cam kết bảo lãnh đã hết.
  • Bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh.
  • Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
  • Theo thỏa thuận của các bên.

Cần lưu ý rằng, trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh và/hoặc bên có liên quan vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc thực hiện nghĩa vụ liên đới theo quy định của pháp luật.

 Hy vọng, bài viết của Lê Ánh đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về vấn đề Bảo lãnh ngân hàng. Để có thêm kiến thức trong lĩnh vực xuất nhập khẩu bạn có thể tham khảo thêm tại mục xuất nhập khẩu của Leanh.edu.vn

Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Khóa học xuất nhập khẩu online này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.

Leanh.edu.vn chúc các bạn học tập hiệu quả!

>>>> Tham khảo thêm:

 

0 câu trả lời
1904 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

tri-gia-hai-quan

Trị Giá Hải Quan Là Gì? Cách Tính Trị giá Hải Quan

Xuất Nhập Khẩu
cfs-la-gi

Kho CFS Là Gì? So Sánh Kho CFS Và Kho Ngoại Quan

Xuất Nhập Khẩu
lcl-la-gi-trong-xuat-nhap-khau

LCL Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Vận Chuyển Hàng LCL

Xuất Nhập Khẩu
nhan-vien-purchasing

Purchasing Là Nghề Gì? Nhân Viên Purchasing Làm Gì?

Xuất Nhập Khẩu
d-o-lenh-giao-hang-la-gi

D/O Là Gì? Tìm Hiểu Về Lệnh Giao Hàng (Delivery Order)

Xuất Nhập Khẩu
po-la-gi-1

P/O Là Gì? Các Kiến Thức Về Purchase Order Cần Biết

Xuất Nhập Khẩu

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau