So Sánh Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Thông Dụng

Mục lục

Hiện nay có nhiều phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng rộng rãi hơn sau khi nhà xuất nhập khẩu đánh giá tính ưu việt và đi đến thống nhất về lợi ích hai bên.

Thông tin về phương thức thanh toán quốc tế được thể hiện chi tiết trong hợp đồng ngoại thương.

I. Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng:

Bài viết về các phương thức thanh toán quốc tế được Xuất nhập khẩu Lê Ánh trình bày qua bài viết: Các Hình Thức Thanh Toán Quốc Tế Qua Ngân Hàng

Có 3 phương thức thanh toán quốc tế thông dụng nhất được kể đến bao gồm:

1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)- Thanh toán T/T

Phương thức chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu...) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung cấp dịch vụ...) một địa điểm nhất định.

Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình Ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.

Chủ thể trong thanh toán T/T

  • Người trả tiền hoặc người chuyển tiền
  • Ngân hàng nhận ủy nhiệm chuyển tiền 
  • Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền
  • Người hưởng lợi thường là người bán.

Hình thức chuyển tiền:

Việc chuyển tiền có thể được thực hiện bằng các cách sau:

  • Hình thức điện báo (gọi là điện hối - Telegraphic Transfers - | T/T):

Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận.

  • Hình thức bằng thư (gọi là thư hối - Mail Transfers - MT):

Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền viết thư (có thể là lệnh trả tiền - Payment order, hoặc là giấy báo ghi có Avis credit) ra lệnh cho Ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận.

Phương thức thanh toán T/T nhanh hơn MT nhưng chi phí chuyển tiền cao hơn rất nhiều, nên khi vận dụng các nhà xuất nhập khẩu cần cân nhắc kỹ. Chú ý: Cần phân biệt rõ TT và TTR (xem kỹ phần các loại LC).

Học Xuất Nhập Khẩu Online Từ Con Số 0 - Trọn Bộ Khóa Học Chỉ Từ 599K

2. Phương thức nhờ thu (COLLECTION)

Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bạn sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền thu ghi trên tờ hối phiếu đó.

Có 2 loại nhờ thu:

a. Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection):

Nhờ thu phiếu trơn là phương thức mà người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu ở người mua, nhưng không kèm theo điều kiện gì cả.

b. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection):

Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và nhờ ngân hàng thu hộ tiền tờ hối phiếu đó với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trào toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để họ nhận hàng.

So Sánh Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Thông Dụng

So Sánh Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Thông Dụng

3. Phương thức thanh toán chứng từ (Letter of Credit – L/C)

Phương thức thanh toán chứng từ hay Phương thức thư tín dụng hay còn được biết đến là phương thức L/C.

Đây là một văn bản do ngân hàng phát hành dựa trên yêu cầu của người nhập khẩu cam kết sẽ trả tiền cho người xuất khẩu khi họ xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ.

Trong các phương thức thanh toán quốc tế, thanh toán thông qua dạng thư tín dụng được sử dụng khá phổ biến. Ở một mức độ nhất định, L/C là phương thức thanh toán cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu và giải quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả hai bên.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các bên cần lưu ý các đặc điểm pháp lý sau đây của thư tín dụng để tránh áp dụng sai, gây thiệt hại cho chính bản thân mình.

- L/C là một khế ước độc lập với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở) L/C được hình thành trên cơ sở hợp đồng cơ sở (hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ...) nhưng khi được phát hành nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở. Ngân hàng mở thư tín dụng và các ngân hàng khác tham dự vào nghiệp vụ thư tín dụng chỉ làm theo quy định của thư tín dụng.

- Thư tín dụng là một “kiểu mua bán chứng từ”. Theo Điều 5 của UPC600 thì: “Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan”.

a. Nội dung của LC:

Trong thư tín dụng có những nội dung sau đây:

* Số hiệu, địa chỉ và ngày mở L/C.

* Loại LC.

* Số tiền của LC.

* Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng.

* Những quy định về hàng hóa.

* Những quy định về vận tải, giao nhận hàng.

* Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình.

* Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở LC.

* Những điều kiện đặc biệt khác.

* Chữ ký của ngân hàng phát hành L/C, nếu mở L/C bằng thư.

b. Các loại LC:

Trong thanh toán quốc tế, có nhiều loại thư tín dụng được sử dụng.

Trong số đó có 2 loại thư tín dụng chính:

* Thư tín dụng có thể hủy bỏ.

* Thư tín dụng không thể hủy bỏ.

»» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

II. So sánh các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng

Để đánh giá về các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng, chúng ta xem xét dựa trên 3 yếu tố chính bao gồm: Phương thức thanh toán quốc tế áp dụng khi nào, ưu và nhược điểm giữa các phương thức đó.

Cụ thể như sau:

Phương thức thanh toán

Trường hợp áp dụng

Ưu điểm

Nhược điểm

Advanced payment – T/T: Trả trước

Thương vụ giá trị nhỏ

Người xuất khẩu có thể tận dụng vốn của người nhập khẩu để sản xuất hàng

Không có rủi ro đối với người xuất khẩu

Chi phí thấp

 

Người nhập khẩu có thể không được giao hàng hoặc hàng không đúng yêu cầu 

Documents against Acceptance – D/A: Nhờ thu trao chứng từ khi chấp nhận thanh toán

Người nhập khẩu có chỉ số tín dụng tốt

Thương vụ giá trị nhỏ

Cho người nhập khẩu thời gian để bán hàng và thu hồi tiền trước khi thanh toán

Chi phí thấp

Người xuất khẩu gặp rủi ro khi người nhập khẩu từ chối nhận hàng

Documents against Payment – D/P: Nhờ thu trao chứng từ khi thanh toán

Người nhập khẩu có chỉ số tín dụng tốt

Thương vụ giá trị nhỏ

Không trao chứng từ trước khi thanh toán

Chi phí thấp

Người xuất khẩu gặp rủi ro khi người nhập khẩu từ chối nhận hàng

Letter of Credit- L/C at sight và L/C deffered: Thư tín dụng

Thương vụ đầu tiên

Thương vụ giá trị lớn

Người xuất khẩu được ngân hàng thanh toán nếu chứng từ phù hợp.

L/C không huỷ ngang và có thể sửa đổi nếu muốn

Chi phí cao

Người xuất khẩu phải chuẩn bị bộ chứng từ rất cẩn thận

 

Deffered payment- T/T: Trả sau

Người nhập khẩu là khách hàng lâu dài, uy tín tốt

Thương vụ giá trị nhỏ

Đơn giản trong việc chuẩn bị chứng từ

Chi phí thấp

Người xuất khẩu có thể không nhận được tiền thanh toán hoặc thanh toán chậm

Hy vọng, bài viết của Lê Ánh đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các phương thức thanh toán quốc tế . Để có thêm kiến thức trong lĩnh vực xuất nhập khẩu bạn có thể tham khảo thêm tại mục xuất nhập khẩu của Leanh.edu.vn

Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Khoá học xuất nhập khẩu này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.

Leanh.edu.vn chúc các bạn học tập hiệu quả!

>>>> Tham khảo thêm:

0 câu trả lời
5167 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

tri-gia-hai-quan

Trị Giá Hải Quan Là Gì? Cách Tính Trị giá Hải Quan

Xuất Nhập Khẩu
cfs-la-gi

Kho CFS Là Gì? So Sánh Kho CFS Và Kho Ngoại Quan

Xuất Nhập Khẩu
lcl-la-gi-trong-xuat-nhap-khau

LCL Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Vận Chuyển Hàng LCL

Xuất Nhập Khẩu
nhan-vien-purchasing

Purchasing Là Nghề Gì? Nhân Viên Purchasing Làm Gì?

Xuất Nhập Khẩu
d-o-lenh-giao-hang-la-gi

D/O Là Gì? Tìm Hiểu Về Lệnh Giao Hàng (Delivery Order)

Xuất Nhập Khẩu
po-la-gi-1

P/O Là Gì? Các Kiến Thức Về Purchase Order Cần Biết

Xuất Nhập Khẩu

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau