Chế Độ Thai Sản (Điều Kiện, Mức Hưởng, Hồ Sơ...) Mới Nhất

Mục lục

Chế độ thai sản là chế độ được người lao động đặc biệt quan tâm. Vậy điều kiện hưởng chế độ thai sản là gì? Mức hưởng thai sản như thế nào? Hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm những gì?

Bài viết dưới đây, Lê Ánh sẽ giải đáp tất cả thắc mắc liên quan đến chế độ thai sản.

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

che-do-thai-san

Đối tượng được hưởng chế độ thai sản bao gồm những đối tượng nào? Theo quy định thì đối tượng được hưởng thai sản không chỉ là lao động nữ mang thai mà còn có người mang thai hộ, người nhận nuôi con nuôi, chồng của lao động nữ mang thai, người mẹ nhờ mang thai hộ. Dưới đây là 6 đối tượng chính được hưởng chế độ thai sản.

+ Thứ nhất, lao động nữ mang thai.

+ Thứ hai, lao động nữ sinh con.

+ Thứ ba, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

+ Thứ tư là lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi.

+ Thứ năm là lao động nữ thực hiện đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện triệt sản.

+ Thứ sáu là lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Để được hưởng chế độ thai sản thì người lao động phải thuộc một trong các đối tượng trên và đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH như sau:

+ Người lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.

+ Nếu lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

+ Trong trường hợp người lao động đáp ứng đủ hai điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản. 

>>>Chú ý: Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được quy định như sau:

  • Trường hợp 1: Cha tham gia BHXH mà mẹ không tham gia thì cha phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
  • Trường hợp 2: Đối với chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ thì phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

>>>Tham khảo ngay: Khóa học kế toán tổng hợp online cùng chuyên gia

2. Thủ tục và hồ sơ hưởng chế độ thai sản

2.1 Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

- Bản sao có công chứng giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con.

- Nếu con chết thì cần bản sao giấy chứng tử của con, mẹ chết thì cần bản sao giấy chứng tử của mẹ.

- Trường hợp mẹ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau sinh thì cần giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

- Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì cung cấp trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ.

- Trường hợp lao động nữ phải nghỉ dưỡng thai thì cần giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

- Trường hợp lao động nữ đi khám thai, nạo, hút thai, sảy thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì người lao động thực hiện biện pháp tránh thai phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH khi điều trị ngoại trú hoặc bản chính, bản sao giấy ra viện khi điều trị nội trú.

- Nếu người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì cần có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

- Nếu lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con thì cần bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy các nhận của cơ sở y tế nếu con phải phẫu thuật và sinh con dưới 32 tuần.

- Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng bảo hiểm thai sản do người sử dụng lao động lập.

2.2 Thủ tục đăng ký hưởng chế độ thai sản

che-do-thai-san-moi-nhat

Thủ tục đăng ký hưởng chế độ thai sản theo 3 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để nộp cho người sử dụng lao động

Người lao động cần nộp đầy đủ hồ sơ cho người sử dụng lao động để làm thủ tục hưởng BHXH trong thời gian 45 ngày kể từ ngày người lao động làm việc trở lại.

Nếu người lao động nghỉ việc trước khi sinh con, nhận nuôi con thì cần nộp hồ sơ và xuất trình BHXH cho cơ quan BHXH nơi đăng ký hưởng chế độ thai sản.

Bước 2: Người sử dụng lao động lập và nộp hồ sơ đăng ký 

Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết chế độ thai sản cho người lao động

Cơ quan BHXH phải giải quyết chế độ và chi trả tiền cho người lao động thông qua chuyển khoản trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ do người sử dụng lao động nộp.

Cơ quan BHXH phải giải quyết hoặc chi trả trực tiếp cho người lao động trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của người lao động thôi việc trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi.

3. Mức hưởng chế độ thai sản

3.1 Quyền lợi hưởng chế độ thai sản

Điều 34, điều 38 và điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về quyền lợi hưởng chế độ thai sản như sau:

“Điều 34: Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”

“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.”

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”.

Mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH trong 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ sinh.

Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn. 

Nếu lao động nữ đi làm cho đến khi sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước sinh hoặc nhận con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận con nuôi.

Đối với một số trường hợp đặc biệt thì mức hưởng bảo hiểm thai sản sẽ được quy định như sau:

  • Trường hợp người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản và thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia BHXH thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của chính tháng đó.
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH được hướng dẫn như sau:

+ Nếu người lao động hết thời hạn làm việc trong hợp đồng lao động khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ là từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian hưởng thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng BHXH.

+ Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi không được tính là thời gian đóng BHXH.

+ Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì thời gian hưởng thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm được tính là thời gian đóng BHXH. Kể từ thời điểm đi làm trước khi hết hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng thai sản cho đến khi hết thời hạn nghỉ sinh con nhưng phải đóng BHXH, BHYT.

+ Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

3.2 Một số lưu ý về mức hưởng chế độ thai sản và thời gian nghỉ hưởng thai sản

che-do-thai-san
  • Khi chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng hay mức lương cơ sở thì mức hưởng chế độ thai sản của người lao động vẫn giữ nguyên.
  • Nếu thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mà người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động kể từ khi được nâng lương.
  • Trường hợp người lao động làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại thuộc danh mục do Bộ lao động - thương binh và xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc tại nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc.

3.3 Ví dụ về mức hưởng chế độ thai sản 

Chị A sinh con vào ngày 26/3/2020, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

- Từ tháng 10/2020 đến tháng 01/2021 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 5.500.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 2/2021 đến tháng 3/2021 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị A được tính như sau:

(5.500.000 x 4 + 6.500.00 x 2) :  6 = 5.833.000 (đồng/tháng)

Vậy mức hưởng chế độ thai sản của chị A là 35.000.000 đồng.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các thông tin về chế độ thai sản để bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về chế độ thai sản và các thủ tục liên quan. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc comment bên dưới bài viết để được giải đáp. Lê Ánh chúc các bạn thành công.

>>Xem thêm:

0 câu trả lời
1160 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

hach-toan-hang-ban-bi-tra-lai-theo-thong-tu-200-133

Hạch Toán Hàng Bán Bị Trả Lại Theo Thông Tư 200, 133

Kế Toán
nguyen-tac-ke-toan-la-gi

Nguyên Tắc Kế Toán Là Gì? Các Nguyên Tắc Kế Toán Cơ Bản

Kế Toán
cac-cong-viec-ke-toan

Các Công Việc Kế Toán Phải Làm - Tổng Hợp Các Vị Trí Kế Toán

Kế Toán
cach-dinh-khoan-ke-toan

Định Khoản Kế Toán Là Gì? Cách Định Khoản Kế Toán Nhanh, Chính Xác

Kế Toán
hoan-thue-gtgt

Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT)

Kế Toán
ke-toan-doanh-nghiep-fdi-17

Làm Kế Toán Doanh Nghiệp FDI Cần Trang Bị Những Gì?

Kế Toán

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau