C/O Form D Là Gì? Hướng Dẫn Kê Khai C/O Form D
Mục lục
C/O Form D hay C/O mẫu D là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, áp dụng đối với việc xuất khẩu tới các nước ASEAN. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa giúp doanh nghiệp xác định được nguồn gốc hàng hóa, và căn cứ vào chính sách mặt hàng để hưởng các ưu đãi về thuế.
Bài viết dưới đây, Leanh.edu.vn sẽ giới thiệu đến bạn chi tiết về C/O form D form D là gì? Hướng dẫn kê khai C/O form D.
1. C/O form D là gì?
C/O form D là gì?
C/O form D là giấy chứng nhận áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.
Khi người nhập khẩu xuất trình được C/O form D với cơ quan hải quan, họ sẽ được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu (phần lớn mặt hàng thì thuế nhập khẩu là 0%).
Do đó, khi hàng hóa được xuất khẩu sang quốc gia Đông Nam Á (các nước thành viên ASEAN) thì bên nhập khẩu luôn yêu cầu bên xuất khẩu cung cấp cho họ C/O form D này.
Ví dụ C/O form D
Xem thêm:
- C/O Form E Là Gì? Quy Định Về C/O Form E Mới Nhất
- C/O Form D Là Gì? Hướng Dẫn Kê Khai C/O Form D
2. Hướng dẫn kê khai C/O Form D
Căn cứ theo Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thay thế Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT, quy định như sau:
Kê khai CO form D
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI C/O MẪU D CẤP CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
C/O phải được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai C/O cụ thể như sau:
1. Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu (Việt Nam).
2. Ô số 2: Tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước.
3. Ô trên cùng bên phải về việc ghi số tham chiếu (do cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:
a) Nhóm 1: tên Nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;
b) Nhóm 2: tên Nước thành viên nhập khẩu là các nước thành viên thuộc khối ASEAN, gồm
02 ký tự như sau:
BN: |
Brunei |
MM: |
Mi-an-ma |
KH: |
Campuchia |
PH: |
Phi-lip-pin |
ID: |
In-đô-nê-xi-a |
SG: |
Xinh-ga-po |
LA: |
Lào |
TH: |
Thái Lan |
MY: |
Ma-lai-xi-a |
|
c) Nhóm 3: gồm 02 ký tự cuối của năm cấp C/O. Ví dụ: cấp năm 2020 sẽ ghi là “20”;
d) Nhóm 4: mã số của tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh sách các tổ chức cấp C/O được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Danh sách này được Bộ Công Thương cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi về các tổ chức cấp C/O;
đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;
e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.
Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Thái Lan trong năm 2020 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: VN-TH 20/02/00006.
4. Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu và tên cảng dỡ hàng).
5. Ô số 4: cơ quan Hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu √ vào ô thích hợp.
6. Ô số 5: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên 1 C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng).
7. Ô số 6: ký hiệu và số hiệu của kiện hàng.
8. Ô số 7: số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm số lượng và mã HS của nước nhập khẩu).
9. Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:
Hàng hóa được sản xuất tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11 của C/O: |
Điền vào ô số 8: |
a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu theo Điều 3 của Phụ lục I |
“WO” |
b) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy theo Điều 4 của Phụ lục I • Hàm lượng giá trị khu vực • Chuyển đổi mã số hàng hóa • Công đoạn gia công chế biến cụ thể • Tiêu chí kết hợp |
Ghi hàm lượng thực tế, ví dụ: “40%” Ghi tiêu chí cụ thể, ví dụ: “CC” hoặc CTH hoặc “CTSH” “SP” Ghi tiêu chí kết hợp cụ thể, ví dụ: “CTSH + 35%” |
c) Hàng hóa đáp ứng khoản 2 Điều 6 Phụ lục I (cộng gộp từng phần) ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT |
“PC x%” trong đó “x” là tỉ lệ phần trăm của hàm lượng giá trị khu vực lớn hơn 20% nhưng nhỏ hơn 40%, ví dụ “PC 25%” |
10. Ô số 9: trọng lượng cả bì của hàng hóa (hoặc số lượng khác) và trị giá FOB trong trường hợp hàng hóa được xuất khẩu từ hoặc nhập khẩu vào Campuchia, In-đô-nê-xia hoặc Lào và sử dụng tiêu chí RVC để xác định xuất xứ hàng hóa.
11. Ô số 10: số và ngày của hóa đơn thương mại.
12. Ô số 11:
- Dòng thứ nhất ghi tên nước xuất xứ của hàng hóa bằng chữ in hoa. Ví dụ: “VIET NAM’’.
- Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu bằng chữ in hoa.
- Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, chữ ký của người đề nghị cấp C/O.
13. Ô số 12: dành cho cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi: ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký của người có thẩm quyền ký cấp C/O, con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O.
Học Xuất Nhập Khẩu Online Từ Con Số 0 - Trọn Bộ Khóa Học Chỉ Từ 599K
14. Ô số 13:
a) Đánh dấu √ vào ô “Third Country Invoicing” trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba, hoặc bởi một nhà xuất khẩu ASEAN đại diện cho công ty đó. Các thông tin như tên công ty và tên nước của công ty phát hành hóa đơn nêu trên phải được ghi vào ô số 7.
b) Đánh dấu √ vào ô “Back-to-Back CO” trong trường hợp cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước trung gian cấp C/O giáp lưng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Số tham chiếu và ngày cấp C/O ban đầu phải được ghi vào ô số 7.
c) Đánh dấu √ vào ô “Exhibitions” trong trường hợp hàng hóa gửi từ Nước thành viên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một nước khác và được bán trong thời gian hoặc sau triển lãm để nhập khẩu vào một nước thành viên theo quy định tại Điều 23 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Tên triển lãm và địa chỉ của nơi tổ chức triển lãm phải được ghi vào ô số 2.
d) Đánh dấu √ vào ô “Issued Retroactively” trong trường hợp C/O được cấp sau do sai sót hoặc bỏ quên hoặc có lý do chính đáng khác theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Đánh dấu √ vào ô “Accumulation” trong trường hợp hàng hóa có xuất xứ của một nước thành viên được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một nước thành viên khác để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
e) Đánh dấu √ vào ô “Partial Accumulation” trong trường hợp hàm lượng giá trị khu vực của nguyên liệu nhỏ hơn 40% nhưng bằng hoặc lớn hơn 20% và C/O được cấp nhằm mục đích cộng gộp theo khoản 2 Điều 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT .
g) Đánh dấu √ vào ô “De Minimis” nếu hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa nhưng trị giá các nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa không vượt quá 10% giá trị FOB của sản phẩm theo quy định tại Điều 9 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT .
h) Ô số 13 có thể được đánh dấu √ bằng tay hoặc in bằng máy vi tính.
15. Trường hợp không đủ chỗ để kê khai toàn bộ các mặt hàng trên C/O, thương nhân có thể đính kèm Tờ khai bổ sung. Tờ khai bổ sung phải có đủ các thông tin theo quy định tại mục 6 đến mục 13 Phụ lục này. Tờ khai bổ sung phải được đánh số trang/tổng số trang (bao gồm C/O) và ghi số tham chiếu của C/O đó.
Kết Luận
Trên đây là khái niệm C/O form D là gì? và hướng dẫn kê khai C/O form D. Nếu cần hỗ trợ, bạn có thể đặt câu hỏi bằng cách comment dưới bài viết này.
Để có thêm kiến thức trong lĩnh vực xuất nhập khẩu bạn có thể tham khảo thêm tại mục xuất nhập khẩu của Leanh.edu.vn
Nếu bạn muốn học xuất nhập khẩu - logistics một cách bài bản và chi tiết qua video chia sẻ của những chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề thực tế thì bạn hãy tham khảo khóa học dưới đây:
Khóa học này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.
Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.
Leanh.edu.vn chúc các bạn học tập hiệu quả!
0 Bình luận