Giá EXW Là Gì? Cách Tính Thuế Nhập Khẩu Theo giá EXW

Mục lục

Trong xuất nhập khẩu, EXW là một điều khoản khá phổ biến và được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Vậy EXW là gì? Giá EXW là gì? Tại sao nó lại được sử dụng rộng rãi như vậy? Hãy cùng Leanh.edu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. EXW là gì? Ví dụ về EXW Incoterms 2020

EXW là viết tắt của từ gì?

Trong tiếng Anh, EXW là từ viết tắt của Ex work, nghĩa là giá xuất xưởng hoặc giao hàng tại xưởng. EXW được biết đến là một trong những điều khoản cơ bản nhất của bộ quy tắc thương mại quốc tế (Incoterms) dành cho tất cả các phương thức vận tải: Đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không,...

giá EXW là gì

Người bán có trách nhiệm bàn giao hàng hóa tại kho xưởng, nhà máy,... còn người mua sẽ có trách nhiệm thực hiện các công việc còn lại ví dụ như: Book tàu, xếp hàng lên phương tiện vận chuyển,...

Thông thường tại kho xưởng của bên xuất khẩu, ta sẽ thấy EXW đi kèm với địa chỉ giao hàng của người bán. [EXW + nơi giao hàng + phiên bản Incoterms]

Ví dụ về EXW: Khu công nghiệp Vsip 1, Bình Dương là nơi giao hàng của người bán thì chứng từ và hợp đồng cần thể hiện rõ là: EXW Vsip1 Industrial Zone - Binh Duong - Viet Nam, Incoterms 2020.

Bạn có thể hiểu điều khoản này như sau: Người bán tại Việt Nam sẽ giao hàng hóa cho người mua tại một địa điểm được chỉ định sẵn hoặc giao tại xưởng của người bán (trong trường hợp này là Khu công nghiệp Vsip1).

Bên người mua ở nước ngoài có trách nhiệm xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển, book tàu, thực hiện các thủ tục xuất khẩu - nhập khẩu khác cho hàng hóa, rồi trả thuế (nếu có), trả cước vận chuyển,... cho tới khi hàng hóa về tới kho hàng của người mua.

Nơi xếp hàng là điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa và chi phí, theo ví dụ trên thì Kho của khu công nghiệp Vsip1 sẽ là điểm chuyển giao rủi ro và chi phí từ người bán sang người mua.

2. Giá EXW là gì? Giá EXW gồm những gì?

Giá Exw là giá giao tại xưởng của hàng hóa hay giá xuất xưởng của hàng hóa. Đây là cách mua phổ biến ở các nước như châu u, Mỹ, Trung Quốc.

Đối với những nhà máy, xưởng sản xuất có lợi thế về sản phẩm như tính đặc thù, độc quyền, giá rẻ thì người ta thường chọn bán hàng hóa, sản phẩm theo giá Exw. Vì người bán thu được lợi nhuận cao nhưng rủi ro ở mức thấp nhất.

3. Khi nào người mua nên lựa chọn điều kiện EXW

- Về phương thức vận tải hàng hóa: Điều kiện Exw áp dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể kết hợp sử dụng nhiều phương tiện vận tải cùng tham gia.

- Chuyển giao rủi ro và chi phí hàng hóa (EXW - Ex - Works): Giao hàng tại xưởng nghĩa là khi người bán đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm được chỉ định (nhà kho, xưởng, nhà máy,...) thì hàng hóa sẽ được giao cho người mua.

Địa điểm được chỉ định này không nhất thiết là một trong những cơ sở của người bán. Khi giao hàng cho người mua, người bán không cần phải xếp hàng lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định đến lấy cũng không cần phải làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa.

- Địa điểm giao hàng phải cụ thể: Các bên nên quy định rõ ràng địa điểm giao hàng tại nơi giao hàng đã được chỉ định. Như vậy, sẽ giúp các bên nắm rõ được thời gian và địa điểm, từ đó hàng hóa và rủi ro hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang người mua, đồng thời mọi chi phí liên quan đến việc vận chuyển cũng do người mua chịu trách nhiệm.

Nếu các bên không đưa ra thỏa thuận ban đầu về vấn đề này, thì người bán có thể chọn một nơi giao hàng phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

- Một số lưu ý cho người mua hàng: Vì EXW là điều kiện Incoterms mà người bán ít bị ảnh hưởng nhất, cho nên cần phải áp dụng cẩn trọng:

+ Về rủi ro khi xếp hàng hóa: Hàng hóa và rủi ro với hàng hóa được xem như đã chuyển sang cho người mua khi hàng hóa được đặt dưới quyền quyết định của người mua tại nơi giao hàng, khi chưa xếp lên phương tiện hàng hóa đến lúc nhận hàng.

Trên thực tế, người có điều tốt hơn người mua trong việc tổ chức xếp hàng lên phương tiện vận tải đến nhận hàng là người bán.

  • Nếu người mua muốn, có thể nhờ người bán xếp hàng lên phương tiện vận tải với điều kiện chi phí sẽ do người mua chịu, tuy nhiên, hai bên cũng có thể thương lượng lại với nhau về việc ai sẽ chịu trách nhiệm cho rủi ro, mất mát trong quá trình này.
  • Nếu người mua không muốn chịu rủi ro, mất mát trong quá trình xếp hàng lên phương tiện vận tải tại nơi nhận hàng, thì người mua có thể suy nghĩ đến việc sử dụng điều kiện FCA.

+ Về thông quan xuất khẩu: Với điều kiện Exw, người bán không có nghĩa vụ phải thực hiện thủ tục thông quan xuất khẩu. Về bản chất, thì điều kiện này phù hợp hơn với thương mại nội địa. Khi người mua yêu cầu để thực hiện các thủ tục xuất khẩu, người bán có thể hỗ trợ người mua, nhưng không có nghĩa vụ làm thủ tục hải quan.

4. Nghĩa vụ của người bán, người mua trong EXW

- Nghĩa vụ của người bán trong EXW:

  • Giao hàng cho người mua
  • Chuyển giao rủi ro hàng hóa
  • Vận tải hàng hóa
  • Cung cấp thông tin bảo hiểm cho người mua (nếu người mua yêu cầu)
  • Các thủ tục liên quan đến thông quan xuất - nhập khẩu
  • Kiểm tra, đóng gói, bao bì, ký mã hiệu của hàng hóa
  • Phân chia toàn bộ chi phí
  • Gửi thông báo cho người mua

- Nghĩa vụ của người mua trong EXW

  • Nhận hàng được giao
  • Người mua hàng nhận mọi rủi ro hàng hóa
  • Người mua tự ký hợp đồng liên quan đến vận tải hàng hóa
  • Người mua có nghĩa vụ cung cấp bằng chứng thích hợp về việc đã nhận hàng cho người bán
  • Người mua có nghĩa vụ tổ chức thực hiện và chi trả toàn bộ chi phí làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, quá cảnh
  • Phân chia một số chi phí mà người mua phải chịu
  • Gửi thông báo cho người bán

5. Ưu và nhược điểm của EXW

- Ưu điểm của EXW

  • Hàng hóa thường được mua với giá rẻ hơn
  • Được kiểm soát hoàn toàn hàng hóa và chi phí vận chuyển từ đầu chí cuối
  • Được đề cập mong muốn nơi xem, nhận hàng từ người bán

- Nhược điểm của EXW

  • Chi phí cho hình thức giá exwork sẽ cao hơn các loại hình khác khi có một số mặt hàng lẻ, số lượng sản phẩm ít
  • Người mua phải xin đầy đủ giấy tờ từ người bán để phù hợp với quy trình xuất khẩu hoặc nhập khẩu

- Forwarder (FWD) phải có đủ khả năng dịch vụ giao nhận tận nơi và khả năng xử lý quá trình thông quan cho hàng hóa.

6. Cách tính thuế nhập khẩu theo giá EXW

Cách tính thuế nhập khẩu theo giá EXW thì đầu tiên cần tính trị giá hải quan:

Công thức tính thuế nhập khẩu theo giá EXW như sau:

Tổng giá trị tờ khai = Trị giá hàng hóa + Tất cả chi phí kéo hàng về cảng đến Việt Nam +  Chi phí bảo hiểm (nếu có)

Trong đó:

- Trị giá hàng hóa: Giá trị của lô hàng

- Tất cả chi phí kéo hàng về cảng đến Việt Nam: Chi phí này sẽ phụ thuộc vào điều kiện giao hàng. (Khi sử dụng điều kiện EXW incoterms, người mua phải mất phí vận chuyển từ nhà kho của người bán đến cảng xuất đi và chi phí làm thủ tục hải quan. Nếu mua hàng ở điều kiện khác thì chi phí này sẽ khác nhé)

- Chi phí bảo hiểm: Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, để đảm bảo an toàn cho lô hàng, phải mua bảo hiểm thì chi phí này cũng được cộng vào cấu thành nên trị giá tờ khai

7. So sánh Exw và FCA

- EXW: Người bán có trách nhiệm bàn giao hàng hóa tại kho xưởng, nhà máy,... còn người mua sẽ có trách nhiệm thực hiện các công việc còn lại ví dụ như: book tàu, xếp hàng lên phương tiện vận chuyển,...

- FCA: Người bán sẽ giao hàng cho đơn vị vận chuyển ở vị vị trí chỉ định như kho, cảng, sân bay,...

Xem chi tiết: Điều Kiện FCA Trong Incoterms 2020

8. So sánh EXW và FOB incoterms 2020

So sánh điều kiện EXW và FOB incoterms 2020

Tham khảo thêm: 

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến EXW mà chúng tôi cung cấp đến bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hy vọng bài viết hữu ích cho học tập và công việc của bạn.

Nếu bạn muốn học xuất nhập khẩu - logistics một cách đầy đủ và chi tiết qua video chia sẻ của những chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề thực tế thì bạn hãy tham khảo khóa học dưới đây:

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khóa học này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.

Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.

Chúc các bạn học tập hiệu quả!

0 câu trả lời
5373 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

tri-gia-hai-quan

Trị Giá Hải Quan Là Gì? Cách Tính Trị giá Hải Quan

Xuất Nhập Khẩu
cfs-la-gi

Kho CFS Là Gì? So Sánh Kho CFS Và Kho Ngoại Quan

Xuất Nhập Khẩu
lcl-la-gi-trong-xuat-nhap-khau

LCL Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Vận Chuyển Hàng LCL

Xuất Nhập Khẩu
nhan-vien-purchasing

Purchasing Là Nghề Gì? Nhân Viên Purchasing Làm Gì?

Xuất Nhập Khẩu
d-o-lenh-giao-hang-la-gi

D/O Là Gì? Tìm Hiểu Về Lệnh Giao Hàng (Delivery Order)

Xuất Nhập Khẩu
po-la-gi-1

P/O Là Gì? Các Kiến Thức Về Purchase Order Cần Biết

Xuất Nhập Khẩu

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau