Hợp Đồng Ngoại Thương - Tất Tần Tật Kiến Thức Cần Biết

Mục lục

Contract for the International Sale of Goods hay Sale contract có nhiều tên gọi bằng tiếng Việt khác nhau như: Hợp đồng ngoại thương, Hợp đồng mua bán ngoại thương, Hợp đồng mua bán quốc tế, Hợp đồng xuất nhập khẩu hay Hợp đồng thương mại quốc tế.

Cho dù gọi bằng cách nào thì các thuật ngữ cũng có cùng một nội dung, do đó, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về loại hợp đồng trong bài viết dưới đây:

>>>>> Bài viết xem nhiều: Khóa học Khai báo Hải quan

1. Hợp đồng ngoại thương là gì?

Hợp đồng ngoại thương là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán (nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu) có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó nhà xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu một lượng tài sản (gọi là hàng hóa) cho nhà nhập khẩu và nhận tiền, còn nhà nhập khẩu có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng..

Có thể nhận thấy trong các Ví dụ về hợp đồng ngoại thương rằng:

  • Bản chất của hợp đồng ngoại thương là sự thoả thuận giữa các bên ký kết.
  • Chủ thể của hợp đồng là bên bán và bên mua có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Bên bán giao một giá trị nhất định, và để đổi lại, bên mua phải trả một đôi giá (counter value) cân xứng với giá trị đó được giao.
  • Đối tượng của hợp đồng này là tài sản; do được đem ra mua bán nên tài sản này trở thành hàng hoá. Hàng hoá này có thể là hàng đặc định (specific goods) và cũng có thể là hàng đồng loại (generic goods).
  • Khách thể của hợp đồng là sự di chuyển quyền sở hữu hàng hoá (chuyển chủ hàng). Đây là sự khác biệt so với hợp đồng thuê mướn và hợp đồng thuê mướn không tạo ra sự chuyên chủ; khác biệt so với hợp đồng tặng biếu, vì hợp đồng tặng biếu không có sự cân xứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi.

2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương được ký kết trên nguyên tắc của hợp đồng kinh tế nói chung, đó là: quyền tự do hợp đồng, một trong những nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh, được thể hiện bởi:

(1) Nguyên tắc tự nguyện: Nghĩa là việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương được dựa trên nguyên tắc tự do về ý chí của hai bên mua bán, không một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào được áp đặt ý chí của mình đối với các bên tham gia hợp đồng.

(2) Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi: Quan hệ hợp đồng mua bán giữa các bên phải được thiết lập trên cơ sở tương xứng về quyền lợi và nghĩa vụ, đảm bảo lợi ích kinh tế cho các bên.

(3) Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm vật chất: Nghĩa là các bên tham gia hợp đồng phải tự chịu trách nhiệm về tài sản liên quan đến phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng. Không ai khác có thể đứng ra chịu trách nhiệm vật chất thay cho các bên hợp đồng.

(4) Không trái với pháp luật hiện hành: Nghĩa là các thỏa thuận trong hợp đồng phải phù hợp với pháp luật, không được lợi dụng hợp đồng để hoạt động trái pháp luật.

3. Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương

So với hợp đồng nội thường, hợp đồng ngoại thương thường có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, hàng hóa được di chuyển qua biên giới hải quan, trong đó, hầu hết các hàng hóa được di chuyển qua biên giới quốc gia (ngoại trừ bộ phận hàng hóa được mua bán giữa khu chế xuất với ngoài khu chế xuất).

Thứ hai, đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền nước người mua, đồng tiền nước người bán hay đồng tiền nước thứ ba, do đó tiềm ẩn rủi ro tỷ giá. Trong khi đó, hợp đồng nội thương luôn được thanh toán bằng nội tệ nên rủi ro tỷ giá không phát sinh.

Ở đây cần lưu ý một số trường hợp ngoại lệ, đó là việc mua bán hàng hóa giữa các nước sử dụng đồng tiền chung trong thanh toán, ví dụ EUR.

Thứ ba, các chủ thể của hợp đồng (các bên mua bán) có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, đây là đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng ngoại thương, nói lên tính quốc tế của hợp đồng này.

4. Hình thức tổ chức hợp đồng

Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu; và phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, như được thể hiện bằng lời nói, hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

Hợp đồng có thể được ký trực tiếp hay gián tiếp:

Hợp đồng trực tiếp: Là việc hai bên mua bán gặp nhau trực tiếp thỏa thuận các điều kiện và điều khoản của hợp đồng. Sau khi thống nhất, các bên cùng ký vào bản hợp đồng và từ thời điểm đó, hợp đồng bắt đầu có hiệu lực pháp lý..

Hợp đồng gián tiếp: Là việc ký kết hợp đồng, nhưng hai bên không trực tiếp gặp nhau, mà chỉ gửi thư từ, điện tín, thư điện tử... thể hiện nội dung hợp đồng. Hợp đồng gián tiếp bao gồm:

  • Chào hàng + Chấp nhận chào hàng = Hợp đồng đã ký kết
  • Đặt hàng + Xác nhận đặt hàng = Hợp đồng đã ký kết

Như vậy, một hợp đồng mua bán ngoại thương không nhất thiết phải được cấu thành bởi một văn bản duy nhất và không nhất thiết phải có đầy đủ hai chữ ký của người mua và người bán.

hợp đồng ngoại thương
 

5. Rủi ro trong thương mại quốc tế

Hành vi mua, bán hay trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua biên giới hải quan của một quốc gia gọi là thương mại quốc tế. Nhìn chung, thương mại quốc tế khác với thương mại nội địa, bởi vì thương mại nội địa chỉ diễn ra giữa các vùng lãnh thổ và thành phố trong cùng một quốc gia.

Do đó, có thể khẳng định rằng, mua bán ngoại thương chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với mua bán nội thương. Những rủi ro mà mua bán nội thương thường gặp phải như: Mất khả năng thanh toán, lừa đảo... cũng tiềm ẩn trong mua bán ngoại thương, nhưng với quy mô và mức độ nguy hiểm hơn.

Mặt khác, trong ngoại thương còn phát sinh một số rủi ro đặc thù mà trong nội thương không có, do đó, càng làm cho ngoại thương trở nên có rủi ro cao hơn.

Nguyên nhân làm cho ngoại thương rủi ro hơn nội thương gồm:

- Khoảng cách địa lý giữa các bên tham gia hợp đồng thường là xa hơn, làm hạn chế sự hiểu biết lẫn nhau, hạn chế về am hiểu tình hình thị trường của đối tác, rủi ro vận chuyển hàng hóa tăng cao.

- Luật lệ điều chỉnh mua bán ngoại thương không đồng nhất, bởi vì không tồn tại một bộ luật thương mại quốc tế thống nhất, do đó hợp đồng ngoại thương chịu sự chi phối bởi luật pháp quốc gia và tập quán thương mại của nước xuất khẩu cũng như nước nhập khẩu. Quyết định của trọng tài trong nước rất khó thi hành ở nước ngoài, hơn nữa việc thi hành quyết định của toà án ở nước ngoài có thể đắt hơn nhiều so với giá trị của chính vụ kiện.

- Bất đồng về ngôn ngữ làm cho rủi ro không hiểu biết lẫn nhau tăng lên, mỗi bên hiểu hợp đồng mua bán theo cách riêng của mình, dẫn đến hậu quả có thể là khôn lường. Cần hiểu biết chuyên môn và các thuật ngữ thương mại bằng ngôn ngữ của hợp đồng.

- Tâm lý và tập quán kinh doanh giữa các quốc gia và giữa các vùng có khác nhau, đòi hỏi nhà kinh doanh XNK phải am hiểu và có nghệ thuật trong đàm phán và kỹ năng ký kết hợp đồng thích hợp.

- Ngoại thương còn phải chịu rủi ro bởi các hệ thống chính trị khác nhau, rủi ro quốc gia và rủi ro pháp lý.

Các rủi ro phát sinh trong ngoại thương thường được phân thành ba nhóm, đó là:

- Nhóm rủi ro thương mại, bao gồm: Đối với nhà xuất khẩu, đó là: rủi ro về thị trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanh toán; đối với nhà nhập khẩu, đó là rủi ro không giao hàng, rủi ro về hàng hóa, rủi ro vận chuyển hàng hóa...

- Nhóm rủi ro chính trị, bao gồm: Chiến tranh, nổi dậy, dân biến, đình công, cấm vận, cấm thanh toán...

- Nhóm rủi ro đặc thù, bao gồm: Rủi ro ngôn ngữ, rủi ro pháp lý và rủi ro tỷ giá.

>>>>> Xem thêm: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

Ngày nay, phần lớn các rủi ro trong ngoại thương được hạn chế bởi các kỹ thuật phòng ngừa hiện đại.

Ví dụ: Đối với nhóm rủi ro chính trị, nhà xuất khẩu có thể mua bảo hiểm xuất khẩu; đối với nhóm rủi ro thương mại đó là các điều khoản được quy định trong hợp đồng mua bán quốc tế, ví dụ như điều khoản về thanh toán (bằng tín dụng chứng từ chẳng hạn), điều khoản về hàng hóa (yêu cầu giấy kiểm định số lượng và chất lượng), điều khoản về cơ sở giao hàng (Incoterms), thư tín dụng dự phòng...

Nhìn chung các điều khoản bảo đảm an toàn trong mua bán quốc tế được thể hiện trong hợp đồng mua bán ngoại thương. Hợp đồng ngoại thương là một công cụ hữu hiệu giúp các bên tham gia hạn chế đáng kể những rủi ro phát sinh trong kinh doanh.

Các rủi ro phát sinh trong thương mại quốc tế có thể hạn chế bằng các quy định chặt chẽ trong các hợp đồng như: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thanh toán; trong đó, hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng cơ sở, còn các hợp đồng khác được bắt nguồn từ hợp đồng mua bán hàng hóa.

6. Nội dung hợp đồng ngoại thương

Nội dung hợp đồng ngoại thương thường bao gồm các điều khoản như sau:

a. Phần mở đầu:

  • Số và ký hiệu hợp đồng (Contract No.)
  • Tên hợp đồng
  • Những căn cứ xác lập hợp đồng
  • Địa điểm và ngày tháng ký hợp đồng
  • Tên người mua và người bán
  • Địa chỉ, điện thoại, email và fax của các bên
    Tài khoản mở tại Ngân hàng
  • Người đại diện

b. Điều khoản về nội dung

  • Tên hàng
  • Số lượng
  • Chất lượng và quy cách hàng hóa
  • Điều khoản về giá
  • Điều kiện giao hàng
  • Điều kiện thanh toán
  • Về bao bì và ký mã hiệu hàng hóa
  • Điều khoản về bảo hành
  • Điều khoản về khiếu nại
  • Điều khoản về các tình huống bất khả kháng
  • Điều khoản về trọng tài

Học Xuất Nhập Khẩu Online Từ Con Số 0 - Trọn Bộ Khóa Học Chỉ Từ 599K

7. Mẫu hợp đồng ngoại thương

Hiện tại có nhiều Mẫu hợp đồng ngoại thương song ngữ hay Mẫu hợp đồng ngoại thương tiếng Việt để bạn tham khảo. Mẫu hợp đồng tiếng Anh dưới đây là một ví dụ về hợp đồng ngoại thương:

Hiện nay, hầu hết các nước đều có Luật thương mại, trong đó có những điều khoản quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa. Nội dung của một số điều khoản có thể là bắt buộc phải ghi trong hợp đồng (chủ yếu là các điều khoản mở đầu), còn các điều khoản khác là tùy ý (chủ yếu là các điều khoản nói về nội dung hợp đồng). Nhằm quốc tế hóa khuôn mẫu hợp đồng mua | bán quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia, tránh sự hiểu lầm và hạn chế các tranh chấp sau này, LHQ đã nỗ lực soạn thảo và ban hành Công ước LHQ về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Ngoài ra, các công ty, các hiệp hội ngành hàng, các luật gia cũng soạn thảo các mẫu hợp đồng mua bán cho ngành hàng mà mình kinh doanh, như | hợp đồng mua bán gạo, cà phê, cao su, thuỷ sản, chè, tàu thủy, máy móc thiết bị, dầu thô..., trong đó các điều khoản về nội dung của hợp đồng được soạn sẵn.

Điều đương nhiên là bên soạn thảo luôn đưa vào hợp đồng nhưng điều khoản bảo vệ được lợi ích cho họ, ví dụ như: "Điều khoản chung giao hàng - General conditions for delivery of goods", hay "Điều kiện chung bàn hàng - General conditions for sale".

Do đó, bên đối tác, trước khi ký kết hợp đồng có quyền và nghĩa vụ phải nghiên cứu kỹ các điều khoản đã soạn sẵn trong mẫu hợp đồng, cần loại bỏ những điều khoản bất lợi và đề nghị bổ sung những điều khoản bảo vệ được lợi ích cho mình.

Một khi đã ký vào hợp đồng, có nghĩa là phải ràng buộc trách nhiệm với những điều khoản quy định trong hợp đồng, cho dù đó là những điều khoản do bất kỳ ai đưa ra, cho dù được soạn sẵn trước hay được thảo luận kỹ càng trước khi ký, cho dù bên ký đã đọc hay chưa đọc hợp đồng.

SALE CONTRACT

No.: AL-ITS/CT02 - 2012

Date: 16 th - August, 2012

Between

Name (Tên công ty):.....

Address:

Telephone Number:

Fax:.

Email:...........

Represented by:.........

Hereinafter referred as the Buyer

and

Name (Tên công ty):..................

Address:.............

Telephone Number:.................

Fax:.

Email:

Represented by:

Hereinafter referred as the Seller

The Buyer agrees to buy and the Seller agrees to sell and the following Terms and Conditions are agreed:

Article 1: Equipment

Article 2: Contract Prices

Total Contract Prices is EURO Forty Six Thousands and Three Hundreds Only (EURO 46,300), CIF Hai Phong Port, Vietnam, according to INCOTERMS®2010.

Article 3: Delivery Terms

3.1. Shipment Date: Within 4 months from date of down payment made

3.2. Port of shipment: Any European Port

3.3. Port of discharge: Hai Phong Seaport, Vietnam

3.4. Transhipment allowed, Partial shipment allowed

Article 4: Payment Terms 4.1.

20% of the total contract value (equivalent to EUR 9,260) down payment on order, by TTR upon receipt of the Invoice.

4.2. 80% of the total contract value (equivalent to EUR 37,040) will be paid by an Irrevocable Letter of Credit at sight in the favour of the Seller's account maintained with:

HSBC Bank Malaysia Berhad

2, Leboh Ampang 50100 Kuala Lumpur, Malaysia

Account No.: 301-280889-727, SWIFT: HBMBMYKL

The LC will be opened within 30 days before date of delivery (Ex-work) and valid for 45 days from date of shipment.

Article 5: Documents

5.1. Required shipping documents

- Full set of 3/3 original of B/L, marked "freight prepaid".

- Three (03) original signed Commercial Invoice.

- Three (03) original detailed Packing List.

- One (01) original Insurance Certificate of 110% of invoice value, covering "all risks''.

- One (01) original Certificate of Origin issued by the Chamber Of Commerce of European countries & two copies.

- Third party shipping documents acceptable.

5.2. The Shipping documents shall be submitted to LC Issuing bank within 21 days from B/L date.

5.3. The Seller shall promptly send to Buyer by fax one copy of shipping documents to facilitate the Buyer to prepare necessary procedures to receive the goods at port of discharge.

Article 6: Packing

The Seller shall suitably packed the EQUIPMENT in wooden case(s), according to international packing standards for export goods, suitable for sea transportation and transhipments, ensure safe, avoid losses or damages of equipment during transportations.

Article 7: Shipping Marks

International Shipping & trading Co., 402 Room, IBC Building 35 - 37 Trang Thi Street
Hanoi, Vietnam .

AL-ITS / CT02 - 2004

HAIPHONG PORT, VIETNAM

Package number...........of/ Total cases...

Information marks:

- Dimensions: L x W x H; Gross Weight: Kgs

- Made in:.............(Country of origin)

Article 8: Warranty

8.1. The Seller shall guarantee the quality and performance of the equipment against manufacturing defects for a period of 12 months from the date of the equipment has been commissioned or 18 months after the delivery, whichever comes first

8.2. Seller shall free of charge to the Buyer, repair or replace any item of the Equipment found to be defective during the warranty period, as a result of defective design, materials and/or inadequate workmanship. Buyer must notify Seller in writing of the claimed detect promptly after appearance thereof and in no event later than thirty (30) days after expiry of the warranty period.

8.3. Seller shall have no responsibility for damage caused the equipment by: Unintended use, misuse, abuse, or improper storage, installation maintenance operation or repair by persons not under Seller's supervision.

8.4. This warranty does not cover normal wear and tear.

8.5. Seller makes no other warranties differing from those contained herein or any implied warranties.

Article 9: Technical assistance

The Seller will supply 02 days free of charge services for commissioning and training for the operators.

Article 10: Exclusions

- Installation of the components on board

- All interconnecting piping, normal valves and fittings, electrical cables

- Any item not specifically mentioned in the scope of supply

Article 11: Documentation

One (01) sets of Instruction Manuals in English and dimension drawings for all components shall be provided by the Seller.

Article 12: Arbitration

Any dispute/disagreement that may arise during implementation of this order shall be first discussed, negotiated and settled in an amicable and constructive manner. If failed, the dispute/disagreement shall be finally settled by the Internal Arbitration Centre in Hanoi, Vietnam.

The proceedings shall refer to the laws of Singapore.

INCOTERMS®2010 shall be applied.

Their verdict on such dispute/disagreement shall be final and binding upon the two parties.

The parties whose lose the case shall bear all the cost relevant to the proceeding.

Article 13: Validity

- This contract will be effective after signing by parties involved.

- This contract is made out in quadruplicate in English, which has equal validity, two copies for each party. It consists of 05 pages of equal validity. All the pages of the contract have abbreviated signatures of both parties.

                                                                                                     for the seller                                 for the buyer

 

                                                                                                 (name and signature)                   (name and signature)

Hy vọng, bài viết của Lê Ánh đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về vấn đề Hợp đồng ngoại thương. Nếu có câu hỏi về hợp đồng ngoại thương hoặc muốn có thêm kiến thức trong lĩnh vực xuất nhập khẩu bạn có thể tham khảo thêm tại mục xuất nhập khẩu của Leanh.edu.vn

Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Khóa học xuất nhập khẩu online này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.

Leanh.edu.vn chúc các bạn học tập hiệu quả!

>>>> Tham khảo thêm:

Từ khóa: hợp đồng ngoại thương, mẫu hợp đồng ngoại thương, ví dụ về hợp đồng ngoại thương, hợp đồng ngoại thương là gì, phân tích hợp đồng ngoại thương, hợp đồng ngoại thương có hiệu lực khi, quá trình đàm phán hợp đồng ngoại thương gồm có, nội dung hợp đồng ngoại thương

0 câu trả lời
5183 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

hoc-xuat-nhap-khau-o-dau-tot

Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt? [Những Lưu Ý Cần Biết]

Xuất Nhập Khẩu
tri-gia-hai-quan

Trị Giá Hải Quan Là Gì? Cách Tính Trị giá Hải Quan

Xuất Nhập Khẩu
cfs-la-gi

Kho CFS Là Gì? So Sánh Kho CFS Và Kho Ngoại Quan

Xuất Nhập Khẩu
lcl-la-gi-trong-xuat-nhap-khau

LCL Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Vận Chuyển Hàng LCL

Xuất Nhập Khẩu
nhan-vien-purchasing

Purchasing Là Nghề Gì? Nhân Viên Purchasing Làm Gì?

Xuất Nhập Khẩu
d-o-lenh-giao-hang-la-gi

D/O Là Gì? Tìm Hiểu Về Lệnh Giao Hàng (Delivery Order)

Xuất Nhập Khẩu
1 2 Tư vấn facebook

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau