HS Code Là Gì? Cách Tra Mã HS Nhanh Và Chính Xác

Mục lục

Để xác định hàng hóa xuất nhập khẩu, mỗi hàng hóa đều có mỗi mã code, được gọi là HS code. Từ mã HS, chúng ta sẽ xác định về mức thuế mà hàng hóa chịu, được hưởng các ưu đãi như thế nào?

Cùng leanh.edu.vn tìm hiểu chi tiết về HS code là gì? trong bài viết dưới đây:

>>>>> Xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu online

1. HS code là gì? HS code viết tắt của từ gì?

Khái niệm HS code

Hs Code được viết tắt từ Harmonized Commodity Description and Coding System được hiểu Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa là mã phân loại hàng hóa được quốc tế quy chuẩn, dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa.

Nếu đã từng làm thủ tục thông quan, thì ai cũng biết nếu áp nhầm mã này thì sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy như: truyền sửa tờ khai, nộp bổ sung hoặc xin hoàn thuế, chạy đi chạy lại để làm thủ tục sửa, thông quan chậm trễ…

Ví dụ mã HS của một số mặt hàng

Mã số 7019: Sợi thủy tinh (kể cả len thủy tinh) và các sản phẩm của nó (ví dụ, sợi xe (yarn), sợi thô, vải dệt thoi)

- Cúi sợi (sliver), sợi thô, sợi xe (yarn) và sợi bện đã cắt đoạn và chiếu (mat) làm từ chúng:

70191100 - - Sợi bện đã cắt đoạn, chiều dài không quá 50 mm

70191200 - - Sợi thô

70191300 - - Cúi sợi (sliver), sợi xe (yarn) khác

70191400 - - Chiếu (mat) được liên kết bằng cơ học

70191500 - - Chiếu (mat) được liên kết hóa học

70191900 - - Loại khác

2. Quy tắc áp mã HS

Tên của Phần, Chương hoặc Phân chương được đưa ra nhằm mục đích dễ tra cứu. 

HS Code Là Gì? Cách Tra Mã HS

HS Code Là Gì? Cách Tra Mã HS

Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của các Phần, Chương liên quan và theo các quy tắc dưới đây nếu các nhóm hoặc các Chú giải đó không có yêu cầu nào khác.

QUY TẮC 1: Chú giải chương & Tên định danh

Quy tắc 1 giúp tìm được tên phần, chương của Hs Code thường ở mức độ 04 số ( tên chương và nhóm ) không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa => Về cơ bản khi tìm được 04 số này nằm ở phần chương nào, mang tính chất mô tả chung chung nhất về sản phẩm để tra được Hs Code bạn cần tìm hiểu tiếp về các mức độ phân nhóm tra Hs Code.

Như vậy, quy tắc 01 sẽ giúp bạn tìm được 04 số đầu tiên thường là chương và phân nhóm của sản phẩm.

QUY TẮC 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện & hợp chất cùng nhóm (Quy Tắc 2a và 2b)

Quy tắc 2a: Áp dụng sản phẩm chưa hoàn thiện hoặc chi tiết của sản phẩm hoàn thiện được tháo rời

- Một mặt hàng chưa hoàn chỉnh, chưa hoàn thiện, thiếu một vài bộ phận nhưng có đặt tính và công dụng như sản phẩm hoàn thiện thì được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.

Ví dụ: Xe đạp thiếu bánh xe: vẫn được áp mã theo xe đạp

- Một mặt hàng mà có các bộ phận tháo rời, các phần tháo rời đó nếu ráp vào sẽ thành 1 sản phẩm hoàn thiện thì vẫn được áp vào mã sản phẩm đã hoàn thiện.

Ví dụ: Để tiện lợi cho quá trình vận chuyển người ta tháo từng bộ phận của 1 chiếc xe ra thì vẫn được xác định mã HS theo chiếc xe.

- Phôi: là những sản phẩm chưa sẵn sàng đưa ra sử dụng, có hình dán bên ngoài gần giống với với hàng hóa hoàn thiện, chỉ sử dụng vào mục đích duy nhất là hoàn thiện nó thành sản phẩm hoàn chỉnh của nó.

Ví dụ: Phôi chìa khóa khi chưa dủa các cạnh ⇒ được áp mã chìa khóa đã hoàn thiện; Chai làm bằng nhựa chưa tạo ren ở cổ chai ⇒ được áp mã như chai hoàn thiện.

- Đối với phôi mà có bộ phận tháo rời, khi ráp vào thành phôi thành phẩm thì sẽ được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.

- Việc lắp ráp quy định là công việc đơn giản như dùng vít, bulông, đai ốc, hoặc ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại…. Không áp dụng quy tắc này với các sản phẩm cần phải gia công thêm trước khi đưa vào lắp ráp.

Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của một nguyên liệu hoặc một chất.

- Nếu sản phẩm là hỗn hợp của một nguyên liệu và chất liệu thì áp dụng theoquy tắc 2b.

- Nếu hỗn hợp và hợp chất thuộc cùng 1 nhóm thì phân loại trong nhóm đó. Chất A thuộc nhóm 1, Chất B cũng thuộc nhóm 1 thì hỗn hợp của A + B sẽ thuộc nhóm 1.

- Đối với hàng hóa được cấu tạo từ 2 chất hoặc hai nguyên liệu mà các chất và những nguyên liệu đó khác nhóm thì áp dụng quy tắc 3.

QUY TẮC 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm

Quy tắc 3a: 

Hàng hóa được mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm nào có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát.

Ví dụ: Máy cạo râu và tông đơ có lắp động cơ điện được phân vào Nhóm 85.10 mà không phải trong Nhóm 84.67 (nhóm các dụng cụ cầm tay có lắp động cơ điện) hoặc vào Nhóm 85.09 (các thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện). Vì nhóm 85.10 đã mô tả cụ thể và chính xác nhất là: "Máy cạo, tông đơ và các dụng cụ loại bỏ râu, lông, tóc, có động cơ điện gắn liền." 

Quy tắc 3b:

-  Đối với hàng hóa được tạo thành từ nhiều hỗn hợp và nhiều nguyên liệu khác nhau thì sẽ áp Hs Code theo chất cơ bản nhất tạo nên sản phẩm đó – tức là bản chất đặc trưng cơ bản cho hàng hoá. (bản chất đặc trưng có thể dựa vào: Kích thước; Số lượng; Chất lượng; Khối lượng; Giá trị; Công dụng…. )

- Đối với hàng hóa là bộ sản phẩm được tạo nên từ nhiều sản phẩm hoặc các nguyên liệu mà mỗi sản phẩm hoặc nguyên liệu ở các nhóm khác nhau thì Hs Code của bộ sản phẩm đó sẽ được áp theo Hs Code của sản phẩm mang đặc tính, tính chất cơ bản của bộ đó.

Hàng hóa được cấu thành từ nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm có thể thuộc nhiều nhóm nhiều chương khác nhau ⇒ phân loại bộ sản phẩm đó vào sản phẩm mang đặc tính nhất của bộ đó.

Ví dụ: bộ sản phẩm chăm sóc tóc gồm: Kẹp điện cuộn tóc, lược, ghim tóc

Lưu ý: Quy tắc 3b chỉ áp dụng cho các trường hợp sau:

+ Bộ sản phẩm có ít nhất 2 sản phẩm khác nhau trong bộ. Trường hợp nếu bộ sản phẩm được làm từ nhiều sản phẩm giống nhau như bộ bát ăn cơm (gồm bát 04 bát nhỏ – 02 bát tô lớn) có số lượng nhiều hơn 2 nhưng không được xem là bộ sản phẩm.Hoặc bộ cọ vẽ gồm nhiều loại đầu cọ từ nhỏ tới lớn gồm 08 đầu cọ sẽ không được xem là bộ sản phẩm hoàn thiện.

+ Đối với bộ sản phẩm đã được đóng gói và xếp cùng nhau tạo thành bộ sản phẩm.

+ Các sản phẩm này cùng hỗ trợ cho 1 hoặc vài sản phẩm chính trong bộ sản phẩm để thực hiện một chức năng xác định.

=> Các sản phẩm này không thể hỗ trợ cũng như chế biến chung với nhau thành 1 chức năng đã xác định trước nên sẽ được áp mã riêng theo từng loại.

Quy tắc 3c: Một sản phẩm từ nhiều bộ phận (các bộ phận nằm ở nhiều nhóm)

Khi không áp dụng được Quy tắc 3(a) hoặc 3(b), hàng hóa sẽ được phân loại theo Qui tắc 3(c). Theo Quy tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại.

Ví dụ: Ta có sản phẩm sửa chữa gồm: Kìm (8203), Cờ Lê (8204), Tua vít (8205)

Khi tra mã HS của 3 sản phẩm này, bạn thấy tua vít là sản phẩm có mã HS nằm ở thứ tự sau cùng nên sẽ lấy mã HS của sản phẩm này để áp mã HS cho bộ sản phẩm sửa chữa.

QUY TẮC 4: Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất

So sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa đã được phân loại trước đó.

Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố: như mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa…

Hàng hóa sau khi đã so sánh sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa giống chúng nhất.

Ví dụ: Men dạng viên, được dùng giống như thuốc thì được áp vào mã thuốc 30.04

QUY TẮC 5: Hộp đựng, bao bì

Quy tắc 5a: Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự

Các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này.

Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.

Ví dụ: Bao đựng đàn làm bằng gỗ quý (9208) và mang tính nổi trội hơn đàn (9202) thì phải tách bao đựng đàn và đàn thành 2 mã Hs Code khác nhau.

Quy tắc 5b: Bao bì

Quy tắc này qui định việc phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa, được nhập cùng với hạng (như cái túi nilon, hộp carton...). Tuy nhiên, Quy tắc này không áp dụng cho bao bì bằng kim loại có thể dùng lặp lại.

QUY TẮC 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng

Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, phù hợp các chú giải phân nhóm, phù hợp với chú giải của chương có liên quan.

Khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau thì phải so sánh cùng cấp độ.

>>>> Nếu bạn đang quan tâm khóa học về mã HS, bạn có thể tìm hiểu: khóa học khai báo hải quan

3. Cách tra cứu mã HS code

#Tra mã HS code ở đâu?

Bạn có thể thực hiện tra mã HS trên các kênh chuyên tra cứu mã HS/ Tra cứu trên website custom.gov.vn, hoặc tải Biểu thuế xuất nhập khẩu bản  mới nhất (excel), hoặc mua sách biểu thuế để tra cứu trực tiếp. Ngoài ra, bạn có thể hỏi kinh nghiệm làm mặt hàng đó từ người có kinh nghiệm trước đó.

#Chi tiết các bước tra mã HS

Ví dụ: Khi bạn tra Hs Code của sản phẩm Nồi Cơm Điện, bạn sẽ có trình tự diễn giải như sau: 8516.6010

Bước 1: Định hình khu vực nồi cơm điện được áp vào chương 85

Bước 2: Đọc chú giải khu vực đó bạn sẽ thấy Hs Code của nồi cơm thuộc nhóm: 8516

Bước 3: Kết hợp với mô tả chi tiết sản phẩm, cấu tạo chi tiết sẽ  áp Hs Code cụ thể: 8516.6010

Xem thêm: 

4. Khai sai mã HS có bị phạt không?

a.Đối với người lần đầu khai hải quan sai mã số HS

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 4 Thông tư số 155/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hoặc Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 45/2016/NĐ-CP của Chính phủ) về Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, áp dụng cho:

“Được áp dụng đối với trường hợp người khai hải quan lần đầu làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó đã khai đúng tên hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định về khai hải quan nhưng khai sai mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; khai sai thuế suất, mức thuế đối với hàng hóa đó theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.”

b.Đối với những trường hợp khác khai sai mã HS

Nếu khai sai mã số HS hay thuế suất theo từng mức độ vi phạm sẽ bị xem xét xử phạt theo các quy định tại Điều 8 về Vi phạm quy định về khai thuế và Điều 13 về Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ ( sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 45/2016/NĐ-CP của Chính phủ).

Ngoài ra, hành vi khai sai mã HS có thể bị xem là hành vi trốn thuế và bị xử lý hình sự nếu đủ các điều kiện như sau:

(1) Không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;

(2) Thuộc một trong các trường hợp sau:

- Số tiền trốn thuế từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc

- Số tiền trốn thuế dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Nếu hành vi khai sai mã số hàng hóa đáp ứng đủ các điều kiện về tội trốn thuế nêu trên thì có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Đối với các hành vi trốn thuế với số tiền từ 300 triệu đồng trở lên hoặc hành vi có tính chất mức độ nguy hiểm cao (như có tổ chức, tái phạm nguy hiểm,…) còn có thể bị phạt tiền từ từ 500 triệu đến 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 đến 07 năm.

5. Mã HS trên tờ khai hải quan

Căn cứ theo Thông tư 85/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính( sửa đổi bổ sung Thông tư 49/2010/TT-BTC/Thông tư 14/2015/TT-BTC) đã quy định: Người khai Hải quan có trách nhiệm phân loại hàng hoá (xác định chính xác tên gọi, mô tả và mã số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu) trên tờ khai hải quan và chịu trách nhiệm về việc phân loại đó. 

Trong Tờ khai Hải quan thể hiện Mã hàng hóa; Tên gọi, mô tả hàng hóa; Thuế suất như sau:

 

HS Code Là Gì? Cách Tra Mã HS Nhanh Và Chính Xác
 

Trên đây là nội dung chia sẻ của Lê Ánh Online về HS Code Là Gì? Cách Tra Mã HS Nhanh Và Chính Xác. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích tới bạn.

Nếu bạn muốn học xuất nhập khẩu - logistics một cách đầy đủ và chi tiết qua video chia sẻ của những chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề thực tế thì bạn hãy tham khảo khóa học dưới đây:

 

Khóa học này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.

Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.

Chúc các bạn học tập hiệu quả!

Từ khóa liên quan: hs code, hs code là gì, tra cứu hs code, mã hs code là gì, tra mã hs code, mã hs code là gì, tra cứu mã hs code, cách tra mã hs code, cách tra mã hs code chính xác nhất, hs code viết tắt của từ gì

0 câu trả lời
1147 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

hoc-xuat-nhap-khau-o-dau-tot

Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt? [Những Lưu Ý Cần Biết]

Xuất Nhập Khẩu
tri-gia-hai-quan

Trị Giá Hải Quan Là Gì? Cách Tính Trị giá Hải Quan

Xuất Nhập Khẩu
cfs-la-gi

Kho CFS Là Gì? So Sánh Kho CFS Và Kho Ngoại Quan

Xuất Nhập Khẩu
lcl-la-gi-trong-xuat-nhap-khau

LCL Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Vận Chuyển Hàng LCL

Xuất Nhập Khẩu
nhan-vien-purchasing

Purchasing Là Nghề Gì? Nhân Viên Purchasing Làm Gì?

Xuất Nhập Khẩu
d-o-lenh-giao-hang-la-gi

D/O Là Gì? Tìm Hiểu Về Lệnh Giao Hàng (Delivery Order)

Xuất Nhập Khẩu
1 2 Tư vấn facebook

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau