Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng - Thông Tin Cần Biết

Mục lục

Ngành Logistics và chuỗi cung ứng đang trở nên hot hơn trong thời gian gần đây, và là ngành khát nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng cho doanh nghiệp nội địa, và đa quốc gia hiện nay.

Cùng leanh.edu.vn tìm hiểu chi tiết về ngành học này trong bài viết dưới đây:

1. Logistics là gì?

Logistics được hiểu là một phần của chuỗi cung ứng tập trung vào việc phân phối vật chất nguyên vật liệu, thành phần hàng hóa hoặc thành phẩm. Logistics cũng đề cập đến kho hàng lưu trữ các hàng hóa của công ty. 

Có một số loại hình logistics bao gồm:

Logistics nội bộ: Là hình thức công ty sử dụng các chức năng logistics nội bộ để lập kế hoạch, mạng lưới, quản lý và thực hiện việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ của chính doanh nghiệp. Logistics nội bộ có thể giúp một công ty giảm chi phí liên quan đến vận chuyển hàng hóa và giải quyết mọi trở ngại liên quan đến logistics.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP): Nhà cung cấp dịch vụ logistics là nhà cung cấp bên thứ ba có thể hỗ trợ hoạt động vận tải của công ty. Các công ty này thường hỗ trợ nhiều khách hàng cùng một lúc và cung cấp các chức năng kho bãi, quản lý hàng tồn kho, vận chuyển và giao nhận hàng hóa.

Logistics của bên thứ ba (3PL): Các công ty logistics của bên thứ ba cũng là những nguồn bên ngoài hỗ trợ hoạt động vận tải của công ty. Các công ty thường thuê ngoài một chức năng logistics duy nhất cho các công ty 3PL, trong khi các nhà cung cấp dịch vụ logistics có thể hỗ trợ nhiều chức năng logistics.

Logistics ngược: Logistics ngược xảy ra khi một công ty thu hồi hàng hóa từ điểm đến cuối cùng và tái sử dụng các hàng hóa hoặc nguyên liệu đó. Điều này có thể giúp công ty thu được lợi nhuận hoặc loại bỏ hàng hóa khi kết thúc vòng đời của hàng hóa.

Đơn vị cung cấp kho hàng: Là hình thức lưu trữ hàng hóa trước khi vận chuyển hàng hóa đến đích cuối cùng bằng bên thứ ba. Nhiều công ty sử dụng nhà cung cấp kho hàng khi họ không có kho hàng, hoặc không đủ chỗ để lưu trữ.

Chuyển phát nhanh: Các công ty sử dụng chuyển phát nhanh để giúp tạo thuận lợi cho việc vận chuyển và giao bưu kiện hoặc tài liệu quan trọng. Người chuyển phát thường đi cùng lô hàng để đảm bảo chuyển phát bưu kiện, hàng hóa hoặc chứng từ.

Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng - Thông Tin Cần Biết

Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng - Thông Tin Cần Biết

Phân biệt logistics và Supply chain

Có nhiều điểm tương đồng giữa quản lý chuỗi cung ứng và logistics, do logistics là một phần của chuỗi cung ứng. Vậy điểm khác biệt là gì? 

Dưới đây là những điểm khác biệt giữa chuỗi cung ứng và logistics:

  • Phạm vi hoạt động

Phạm vi quản lý chuỗi cung ứng khác với phạm vi logistics vì logistics là một phần nhỏ của chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng tập trung vào toàn bộ phạm vi cung cấp hàng hóa cho khách hàng, từ tìm nguồn cung ứng đến lập kế hoạch yêu cầu sản xuất đến sắp xếp bán hàng cho khách hàng. 

Phạm vi logistics sẽ tập trung hẹp vào việc giao hàng hóa cho khách hàng trong các mốc thời gian nhất định.

  • Mục tiêu

Mục tiêu của kế hoạch chuỗi cung ứng là mang lại lợi thế so với đối thủ cạnh tranh của công ty. Các công ty tạo ra các kế hoạch chuỗi cung ứng để cung cấp hàng hóa chất lượng cho khách hàng trước các đối thủ cạnh tranh để thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng và tăng doanh số bán hàng của người tiêu dùng. 

Mục tiêu của logistics là đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách cung cấp các hàng hóa tiêu dùng. Mặc dù mục tiêu này góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của công ty, nhưng lợi thế đó không phải là ưu tiên hàng đầu của logistics.

  • Tính kiểm soát

Quản lý chuỗi cung ứng kiểm soát toàn bộ quá trình chuyển đổi nguyên liệu thô thành hàng hóa thành phẩm. Các công ty thực hiện mức độ kiểm soát này bằng cách đàm phán giá cả với nhà cung cấp, xem xét số lượng sản xuất, cộng tác với khách hàng và xem xét các kế hoạch logistics. 

Các kế hoạch logistics kiểm soát hiệu quả và chi phí liên quan đến việc cung cấp nguyên vật liệu và hàng hóa.

2. Vai trò của logistics

Tất cả các hoạt động logistics, bất kể quy mô nào đều có vai trò nhất định nhằm hỗ trợ sự di chuyển của hàng hóa hoặc dịch vụ. 

Cùng điểm qua một số vai trò của logistics dưới đây:

a. Xử lý đơn hàng

Bất kỳ quy trình giao hàng nào sẽ hoạt động tốt hơn nếu có một hệ thống xử lý đơn hàng nhằm hỗ trợ quá trình xử lý thông tin nhanh chóng và hiệu quả để bắt đầu các hoạt động vận chuyển.

b. Quản lý hàng tồn kho

Để hỗ trợ quá trình vận chuyển và giao hàng, kiểm soát hàng tồn kho cần có thông tin để duy trì hồ sơ hàng tồn kho, đảm bảo an toàn, dự đoán nhu cầu hàng hóa và tất nhiên là sắp xếp lại hàng trong kho.

Quản lý hàng tồn kho là một phần quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng và cần được sử dụng hiệu quả. Điều này có nghĩa là lập kế hoạch phân loại cẩn thận, dựa trên dữ liệu và bổ sung kịp thời.

c. Kho bãi

Kho bãi thực hiện quá trình lưu kho hàng hóa.

d. Đóng gói hàng hóa- bao bì

Việc đóng gói cần phải tuân thủ các quy định về an toàn vì hải quan có thể khiến dịch vụ giao hàng của bạn ngừng hoạt động nếu thực hiện sai.

Ngoài ra, điều quan trọng là bao bì phải phù hợp với nhu cầu lưu trữ và phương tiện của doanh nghiệp, cũng như đáp ứng nhu cầu về vật liệu bền vững và các khía cạnh logistics xanh khác .

e. Xếp dỡ hàng hóa

Không khách hàng nào thích những hàng hóa bị hư hỏng hoặc giao sai hàng hóa đến tận nơi của họ, vì vậy cần lưu ý cẩn thận trong việc xếp dỡ hàng hóa.

e. Vận tải hàng hóa

Vận chuyển là chức năng chính của logistics.

Xem thêm: 

3. Ngành logistics là gì? Ngành logistics học trường nào?

3.1. Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (có tên tiếng Anh là Logistics and Supply Chain Management) là một mạng lưới kết nối nhiều hoạt động từ việc sản xuất, cung ứng hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. 

3.2. Ngành logistics học trường nào ở Hà Nội

  • Đại học Kinh tế Quốc dân.
  • Đại học Ngoại thương Hà Nội.
  • Đại học Hàng hải Việt Nam
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  • Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Học viện Tài Chính
  • Đại học Thương Mại.
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  • Đại học Giao thông vận tải Hà Nội.
  • Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam

3.3. Các trường đào tạo ngành logistics ở TPHCM

  • Đại học Kinh tế TP. HCM.
  • Đại học Ngoại thương cơ sở II.
  • Đại học Quốc tế – Đại học quốc gia TP.HCM
  • Đại học Kinh tế Luật – ĐH Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Bách Khoa TP. HCM.
  • Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam
  • Đại học Giao thông vận tải TP. HCM.
  • Đại học Công Nghệ TPHCM – HUTECH
  • Đại học Tài chính – Marketing
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

3.4. Ngành logistics thi khối nào? 

Ngành Logistics thường thi khối với 4 tổ hợp môn gồm:

  • A00: Toán, Lý, Hoá
  • A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
  • D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
  • D90: Toán, KHTN, Tiếng Anh

5. Học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng ra làm gì?

Đối với các sinh viên chuyên ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, sinh viên tốt nghiệp ngành có thể thực hiện các công việc liên quan đến: kho bãi, giao nhận và vận chuyển, trong các doanh nghiệp forwarder hoặc logistics. Thậm chí là tham gia và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế.

#Các vị trí trong ngành logistics

Một số vị trí trong ngành Logistics mà các bạn quan tâm gồm:

  • Nhân viên quản lý hàng tồn kho, nhân viên kho bãi
  • Nhân viên hoạch định sản xuất, lên kế hoạch
  • Nhân viên thu mua/ purchasing
  • Nhân viên chứng từ logistics
  • Nhân viên điều phối vận tải
  • Sales admin
  • Chuyên viên tư vấn và phân tích chuỗi cung ứng.

Về lâu, về dài, bạn có thể phát triển lên các vị trí cấp cao như nhà quản trị cung ứng, nhà quản trị logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi cung ứng, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng…

6. Lương logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng là ngành “hot” nhân lực, với các cơ hội việc làm rộng mở cho nhiều loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là tập đoàn đa quốc gia với thu nhập  khá cao so với mặt bằng chung như công ty chuyển phát nhanh DHL, Unilever, cocacola, Samsung, …

Hiện đang có hơn 1.500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng, và dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh trong thời gian tới.

Nếu bạn mới tốt nghiệp hoặc có ít kinh nghiệm, thì mức lương ngành Logistics thường dao động từ 5 - 9 triệu/tháng tùy theo từng vị trí công việc.

Khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn, mức lương có thể tăng lên. Khi bạn thăng cấp lên vị trí cấp cao, hoặc trưởng nhóm thì mức lương sẽ tăng lên nhiều, dao động từ 10 - 20 triệu/ tháng tùy vào khả năng chuyên môn và vị trí đảm nhận. 

Tùy vào doanh nghiệp Quản lý Logistics thì mức lương dao động trung bình khoảng 15 - 23 triệu, nhưng có doanh nghiệp mức lương sẽ dao động tới 80 - 100 triệu/tháng.

Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng - Thông Tin Cần Biết

Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng - Thông Tin Cần Biết

7. Các công ty logistics lớn ở Việt Nam

Top các công ty lớn tốt nhất Việt Nam, Xuất Nhập khẩu Lê Ánh liệt kê dưới đây:

  • Công ty TNHH MTV SOTRANS Logistics
  • Công ty DHL Việt nam
  • Công ty Cổ Phần Logistics VINALINK
  • Công ty TNHH Tiếp Vận Thực – REAL Logistics
  • Công ty Cổ Phần Logistics U&I
  • Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc Tế GOLDWELL
  • Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu VINASHIP
  • Công ty TNHH Vận Tải Miên Sơn – Mison Trans

8. Các chứng chỉ Logistics cần thiết

Có khá nhiều loại chứng chỉ logistics quốc tế sẽ bổ trợ thêm cho sinh viên ngành trong quá trình phỏng vấn tuyển dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Tất nhiên, việc tuyển dụng không yêu cầu bắt buộc về các chứng chỉ này, bạn có làm đẹp CV thêm.

Chứng chỉ quản lý chuỗi cung ứng chuyên nghiệp (CSCP) 

Chứng chỉ trong sản xuất và quản lý hàng Tồn Kho (CPIM)

Chứng chỉ chuyên nghiệp trong quản lý nguồn cung ứng (CPSM) từ Institute for Supply Management (ISM).

Tham khảo chi tiết về các chứng chỉ này tại: Chứng chỉ quốc tế về Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng

9. Tham khảo các đầu sách về Logistics hay nhất

Đầu sách tiếng Việt:

  • Nguyên Lý Quản Trị Chuỗi Cung Ứng
  • Cẩm Nang Quản Trị Kho Hàng
  • Quản Trị Chiến Lược Chuỗi Cung Ứng
  • Quản Trị Chuỗi Cung Ứng – Những Trải Nghiệm Thú Vị
  • Dịch Vụ Logistics Ở Việt Nam Trong Tiến Trình Hội Nhập Quốc Tế
  • Công Dân Coke – Bí Mật Về Chuỗi Cung Ứng Của Coca-Cola
  • Cảng Biển & Logistics- Nhìn Lại Một Hành Trình Phát Triển.
  • Quản Trị Chuỗi Cung Ứng 4.0
  • Quản Lý Chuỗi Cung Ứng For Dummies.
  • Hướng Dẫn Tối Ưu Hóa Chuỗi Cung Ứng – Jay Fortenberry

Đầu sách tiếng Anh:

  • The Definitive Guide to Order Fulfillment and Customer Service 
  • Transportation: A Global Supply Chain Perspective
  • World-Class Warehousing and Material Handling
  • The Supply Chain Revolution: Innovative Sourcing and Logistics for a Fiercely Competitive World
  • Delivering Customer Value through Procurement and Strategic Sourcing

Trên đây là nội dung chia sẻ của Lê Ánh Online về Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích tới bạn.

Nếu bạn muốn học xuất nhập khẩu - logistics một cách đầy đủ và chi tiết qua video chia sẻ của những chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề thực tế thì bạn hãy tham khảo khóa học dưới đây:

 

Khóa học này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.

Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.

Chúc các bạn học tập hiệu quả!

0 câu trả lời
1479 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

tri-gia-hai-quan

Trị Giá Hải Quan Là Gì? Cách Tính Trị giá Hải Quan

Xuất Nhập Khẩu
cfs-la-gi

Kho CFS Là Gì? So Sánh Kho CFS Và Kho Ngoại Quan

Xuất Nhập Khẩu
lcl-la-gi-trong-xuat-nhap-khau

LCL Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Vận Chuyển Hàng LCL

Xuất Nhập Khẩu
nhan-vien-purchasing

Purchasing Là Nghề Gì? Nhân Viên Purchasing Làm Gì?

Xuất Nhập Khẩu
d-o-lenh-giao-hang-la-gi

D/O Là Gì? Tìm Hiểu Về Lệnh Giao Hàng (Delivery Order)

Xuất Nhập Khẩu
po-la-gi-1

P/O Là Gì? Các Kiến Thức Về Purchase Order Cần Biết

Xuất Nhập Khẩu

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau