THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA - Quy trình chuẩn
Mục lục
Hiện nay, xuất nhập khẩu là hoạt động ngoại thương có quy mô lớn, đang có đà phát triển mạnh mẽ trên thị trường Việt Nam, vì là một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế nên rất được các nước coi trọng.
Trong bài viết dưới đây, Lê Ánh Online sẽ chia sẻ thông tin về quy trình chuẩn trong thủ tục nhập khẩu hàng hóa chi tiết
1. Các hình thức nhập khẩu hàng hóa
Nhập khẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp rất đơn giản, người mua và người bán sẽ giao dịch trực tiếp với nhau.
Thông thường, hình thức này được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có kinh nghiệm nhập khẩu độc lập theo quy định của quốc gia.
Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chủ động trong việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác bán hàng, phương thức giao dịch, cho đến ký kết và thực hiện hợp đồng.
Nhập khẩu gián tiếp (ủy thác)
Hình thức này khác với nhập khẩu trực tiếp, các đơn vị nhập khẩu gián tiếp sẽ ủy thác cho bên trung gian thứ 3 thực hiện các công việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác, ký kết hợp đồng, giao dịch và các hoạt động hỗ trợ khác, xử lý các thủ tục nhập khẩu hoặc xử lý khiếu nại, bồi thường…
Xem thêm: Hướng dẫn khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Hình thức này thường được sử dụng tại Việt Nam do tính an toàn, bảo mật và chi phí thực hiện hợp lý. Bởi chưa có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đứng vững hoặc có đủ năng lực, kiến thức, hiểu biết về thị trường hàng hóa nhập khẩu.
Tạm nhập tái xuất
Là hàng hóa được tạm nhập vào Việt Nam, sau đó chính hàng hóa đó được xuất khẩu trực tiếp sang nước khác.
Hình thức nhập hàng này không phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà chủ yếu phục vụ cho việc mua bán, kinh doanh dựa trên sự khác biệt về giá thành hàng hóa và khả năng am hiểu thị trường của họ.
Nhập khẩu liên doanh
Hình thức nhập khẩu này xuất phát từ sự tự nguyện giữa các thương nhân có cùng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa. Trong số các doanh nghiệp này nên có ít nhất một doanh nghiệp có khả năng xuất nhập khẩu trực tiếp.
Các doanh nghiệp này sẽ cùng nhau báo cáo về mặt hàng, rủi ro, chi phí, lợi nhuận và doanh thu đối với hàng hóa nhập khẩu của mình.
Xem thêm: So Sánh Xuất Khẩu Trực Tiếp Và Xuất Khẩu Gián Tiếp
Nhập khẩu gia công
Hình thức này phổ biến hơn ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Theo đó, bên nhập khẩu (nhận gia công) sẽ nhập nguyên liệu từ bên xuất khẩu (đặt hàng) và tiến hành gia công theo hợp đồng đã được hai bên xác nhận.
2. Sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hóa
Nhập khẩu hàng hóa được thục hiện theo các bước sau:
3. Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải xin giấy phép
Hàng hóa nhập khẩu có giấy phép vào Việt Nam hiện đang được phê duyệt bởi nhiều các bộ trong nước ta dựa trên danh mục hàng hóa nhập khẩu. Mỗi Bộ sẽ có một danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu riêng. Cụ thể:
- Bộ Công thương là hóa chất, muối, trứng gia cầm,...
- Bộ Tài nguyên và Môi trường là phế liệu
- Bộ Giao thông vận tải là pháo
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật,...
- Bộ Khoa học công nghệ là thiết bị đã qua sử dụng
- Bộ Thông tin và Truyền thông là máy in, sách, báo, tạp chí, tem,...
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đồ chơi, tác phẩm tranh, ảnh,...
- Bộ Y tế là dược phẩm, nguyên liệu làm thuốc,...
- Ngoài ra còn có Ngân hàng nhà nước Việt Nam là nguyên liệu vàng
4. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa
Thủ tục hải quan nhập khẩu
Nhà nhập khẩu sẽ thông báo cho cơ quan hải quan để tiến hành nhập khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật ban hành. Sau khi tờ khai hải quan được nhập vào phần mềm điện tử sẽ nhận ngay kết quả kiểm tra của hệ thống hải quan điện tử.
- Nếu là luồng xanh nghĩa là hàng hóa được thông quan không cần chứng từ giấy tờ.
- Nếu là luồng vàng thì yêu cầu bản gốc để hải quan kiểm tra hàng lần cuối, thông tin hàng hóa cần Chứng từ tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, C/O, vận đơn đường biển và một số chứng từ liên quan khác.
- Nếu là luồng đỏ nghĩa là hàng hóa phải được kiểm tra thực tế tại kho hải quan. Đây cũng là tình huống mà nhà nhập khẩu phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc nhất. Vì vậy, để tránh rủi ro, cần xây dựng và thực hiện nghiêm túc pháp luật thương mại ở khâu nhập khẩu hàng hóa.
Nhập khẩu cần giấy tờ gì?
- Vận đơn đường biển (Bill of lading) hoặc đường hàng không (Air waybill - AWB)
- Hóa đơn thương mại
- Hợp đồng
- Danh sách đóng gói hàng hóa (Packing list)
- Khai báo chi tiết thông tin hàng
- Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Chứng nhận chất lượng hàng hóa (nếu cần)
- Chứng từ liên quan khác nếu nhà nhập khẩu yêu cầu
5. Thủ tục nhập khẩu một số mặt hàng phổ biến
Thủ tục nhập khẩu thực phẩm vào việt nam
- Sản phẩm thực phẩm được công bố theo hai hình thức: Bản công bố hợp quy hoặc bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
- Soạn thảo hồ sơ, thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Làm thủ tục khai báo hải quan đối với thực phẩm nhập khẩu.
Thủ tục nhập khẩu xe nâng
- Đăng ký làm đăng kiểm cho xe nâng
- Mở tờ khai hải quan, lấy hàng về kho
- Thực hiện kiểm tra vật lý của xe nâng
- Nộp lệ phí, nhận kết quả đăng ký và thông quan
Thủ tục nhập khẩu hóa chất
- Kiểm tra mã CAS trước khi nhập hàng
- Hàng về cảng khai báo hải quan theo loại hóa chất
- In phiếu xác nhận hóa chất đã được khai báo đưa ra cảng làm thủ tục hải quan
- Sau khi thông quan đưa hàng về kho
Thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế
- Ước tính chi phí và thời gian nhập khẩu
- Phân loại/Thông báo đủ điều kiện kinh doanh/ Đơn xin nhập khẩu thiết bị y tế
- Ký hợp đồng, kiểm tra đơn hàng và chứng từ hàng hóa với người bán
- Chọn hãng tàu, dịch vụ khai báo hải quan
- Kiểm tra cchứng từ vận chuyển cho lô hàng hoàn chỉnh
- Thông quan hàng
- Đến kho nhận hàng
- Trang thiết bị y tế sau khi được thông quan, dán tem nhãn và chứng từ bảo quản mới đủ điều kiện lưu hành trên thị trường.
Thủ tục nhập khẩu phân bón
- Phân loại phân bón để áp mã
- Xin giấy phép nhập khẩu phân bón
- Xin giấy phép lưu hành của phân bón hóa học
Xem thêm:
- Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Nhập Khẩu
- Những Thông Tin Cơ Bản Về Ngành Xuất Nhập Khẩu
- Mô Tả Công Việc Của Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu + Mức Lương
Bài viết trên đây Leanh.edu.vn đã tổng hợp thông tin về thủ tục nhập khẩu hàng hóa đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng với nguồn thông tin bổ ích này, bạn có thể vận dụng vào công việc để quá trình nhập khẩu hàng hóa được thuận lợi và suôn sẻ nhất.
Nếu bạn muốn học xuất nhập khẩu - logistics một cách đầy đủ và chi tiết qua video chia sẻ của những chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề thực tế thì bạn hãy tham khảo khóa học dưới đây:
Khóa học này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.
Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.
Chúc các bạn học tập hiệu quả!
0 Bình luận