Mẫu Biên Bản Đối Chiếu Công Nợ Theo Thông Tư 200
Mục lục
Công việc của kế toán công nợ, kế toán phải theo dõi các khoản công nợ phải thu (số tiền còn phải thu), công nợ phải trả (số tiền còn phải trả). Vậy Mẫu biên bản đối chiếu công nợ như thế nào là hợp pháp? hợp lệ?
Leanh.edu.vn sẽ gửi đến bạn đọc qua bài viết "Mẫu Biên Bản Đối Chiếu Công Nợ Theo Thông Tư 200"
I. Tổng quan về đối chiếu công nợ theo thông tư 200 mới nhất
1. Khái niệm Công nợ là gì?
Công nợ là các khoản tiền chưa thanh toán phát sinh từ hoạt động mua bán cung cấp các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,… của một doanh nghiệp với một hoặc một số nhà cung cấp, khách hàng…
Trong lĩnh vực kế toán, người đảm nhận công việc theo dõi – quản lý công nợ của doanh nghiệp được gọi là Kế toán công nợ.
2. Các loại công nợ gì?
- Công nợ phải thu: Là những khoản tiền mà doanh nghiệp đã bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng nhưng khách hàng chưa thanh toán tiền.
- Công nợ phải trả: Là những khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho các nhà cung cấp, người bán phát sinh từ việc mua các loại hàng hóa, dịch vụ… để phục vụ cho quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các khoản công nợ phải thu – phải trả khác: Bao gồm các khoản phải thu, phải trả nội bộ; tạm ứng; ký cược; ký quỹ và các khoản phải thu, phải trả khác.
3. Đối chiếu công nợ là gì?
Đối chiều công nợ là việc so sánh các khoản công nợ của doanh nghiệp trên sổ sách với các số liệu trên hợp đồng và thực tiễn khi thực hiện các giao dịch, đồng thời, khi thực hiện việc đối chiếu, doanh nghiệp cần phải thu thập các chứng cứ có xác nhận của các bên liên quan để làm bằng chứng về số liệu trên sổ sách là đúng thực tế.
4. Đối chiếu số dư công nợ trong tiếng anh là gì?
- Đối chiếu số dư công nợ trong tiếng anh là: "Debt comparison";
- Cấn trừ/đối trừ công nợ trong tiếng anh là: "Clearing debt".
5. Biên bản đối chiếu công nợ là gì?
Biên bản đối chiếu công nợ là căn cứ để kiểm tra tình hình thanh toán tiền hàng giữa bên mua và bên bán. Biên bản này nhằm mục đích đối chiếu số dư, tình hình thanh toán công nợ giữa các bên, không phải căn cứ để xác định nghĩa vụ thanh toán của từng bên.
6. Quy định về đối chiếu số dư công nợ cuối kỳ kế toán
Việc đối chiếu số dư công nợ cuối năm là công việc bắt buộc của kế toán, nhằm xác định tính chính xác của các khoản công nợ trên Báo cáo tài chính.
Ngoài ra, biên bản đối chiếu số dư công nợ cũng là một bằng chứng phải có khi doanh nghiệp trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Cụ thể, hồ sơ gốc cần có khi trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định tại Thông tư 48/2019/TT-BTC ngày 08 tháng 8 năm 2019 như sau:
"a) Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:
- Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;
- Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);.
- Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu số dư công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);
- Bảng kê công nợ;
- Các chứng từ khác có liên quan (nếu có)".
Như vậy, đối chiếu số dư, số phát sinh công nợ là công việc bắt buộc và có ý nghĩa rất lớn trong công tác kế toán, là căn cứ quan trọng để đảm bảo tính chính xác của các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp.
Khóa học kế toán tổng hợp - Ai cũng lên được báo cáo tài chính
II. Mẫu Biên Bản Đối Chiếu Công Nợ Theo Thông Tư 200
1. Mẫu biên bản đối chiếu công nợ
Biên bản đối chiếu công nợ là một trong những chứng từ kế toán quan trọng nhằm đối chiếu và xác nhận tình hình thanh toán, số dư công nợ giữa bên mua và bên bán đặc biệt là trong những hoạt động mua bán với số tiền lớn…..
Mẫu biên bản đối chiếu công nợ như sau:
Công ty……… Số: ……………. |
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày …… Tháng …… năm …… |
BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ
– Căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hóa.
– Căn cứ vào thoả thuận giữa hai bên.
Hôm nay, ngày…. tháng…..năm ……… Tại văn phòng Công ty ………………….. , chúng tôi gồm có:
1. Bên A (Bên mua): …………………………………………………………………………………..
– Địa chỉ : ………………………………………………………………………………..
– Điện thoại : ………………………………. Fax:……………………………………..
– Đại diện : ……………………………….. Chức vụ: ………………………………
2. Bên B (Bên bán): …………………………………………………………………………………..
– Địa chỉ : …………………………………………………………………………………………..
– Điện thoại: …………………… Fax:………………………………….
– Đại diện : …………………. Chức vụ: …………………………..
Cùng nhau đối chiếu công nợ từ ngày ……… đến ngày …………….. cụ thể như sau:
1. Đối chiếu công nợ
STT |
Diễn giải |
Số tiền |
1 |
Số dư đầu kỳ |
0 |
2 |
Số phát sinh tăng trong kỳ |
………………. |
3 |
Số phát sinh giảm trong kỳ |
…………………… |
4 |
Số dư cuối kỳ |
……………………. |
(Bằng chữ: ...............................................................................).
2. Công nợ chi tiết
– …………………………………………………………………………………………………………
– …………………………………………………………………………………………………………
3. Kết luận: Tính đến hết ngày ……………. CÔNG TY ……………. (bên A ) còn phải thanh toán cho Công …………… (bên B) số tiền là: ………………. (Bằng chữ:…………………………………………)
– Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản làm cơ sở cho việc thanh toán sau này giữa hai bên.
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký tên, đóng dấu) |
ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký tên, đóng dấu) |
Xem thêm:
2. Mẫu biên bản bù trừ công nợ
Biên bản bù trừ công nợ là được lập ra nhằm mục đích ghi chép, theo dõi việc thực hiện bù trừ công nợ giữa bên mua và bên bán …
Công ty……… Số: …………….
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ….. Ngày….. tháng……năm……. |
BIÊN BẢN BÙ TRỪ CÔNG NỢ
– Căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hóa.
– Căn cứ vào thoả thuận giữa hai bên.
Hôm nay, ngày….
Tại văn phòng Công ty ….., địa chỉ:……………….. chúng tôi gồm có:
1. Bên A (Bên mua): ………………………
– Địa chỉ :………………………
– Điện thoại :……………………………. Fax:
– Đại diện :……………………………. Chức vụ:
2. Bên B (Bên bán): ……………..
– Địa chỉ : ………………..
– Điện thoại : ……………………….. Fax:
– Đại diện : ………………………… Chức vụ: …
Sau khi bàn bạc cả 2 bên bên cùng thống nhất và thoả thuận một số nội dung sau:
Tính đến ngày……… Bên A Còn nợ Bên B số tiền là:…….
Hai bên đồng ý cấn trừ khoản nợ trên vào tiền nợ ….
– Sau khi cấn trừ khoản công nợ trên thì số nợ bên A nợ bên B còn là……….đ ( hoặc hết nợ)
Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký.
– Biên bản được thành lập làm 02 ( hai ) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản để làm cơ sở hạch toán.
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký tên, đóng dấu) |
ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký tên, đóng dấu) |
Kết Luận
Trên đây là Mẫu Biên Bản Đối Chiếu Công Nợ Theo Thông Tư 200. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết có thể giúp công việc kết chuyển lãi lỗ của các kế toán viên diễn ra thuận tiện hơn. Nếu có thắc mắc nào các bạn bình luận dưới bài viết này để được hỗ trợ nhé!
Để biết thêm những kiến thức và kinh nghiệm làm nghề kế toán các bạn có thể tham khảo các bài viết tại mục Kế toán của Leanh.edu.vn
Để được đào tạo bài bản về kế toán tổng hợp qua những video do các kế toán trưởng đã có nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ các bạn có thể tham khảo khóa học dưới đây:
Khóa học này sẽ giúp các bạn có được kiến thức thực tế bài bản và hệ thống để tự tin lên, phân tích được báo cáo tài chính và báo cáo thuế; Sử dụng thành thạo phần mềm Kế toán Misa hoặc Excel
Ngoài ra khi đăng ký khóa học kế toán tổng hợp online bạn còn được tặng phần mềm Kế toán Misa bản quyền full chức năng (update bản mới nhất) và chia sẻ tài liệu, mẫu biểu kế toán giá trị
Leanh.edu.vn chúc các bạn thành công!
0 Bình luận