Bộ Chứng Từ Bất Hợp Lệ Trong Thanh Toán LC Theo UCP 600
Mục lục
Trong phương thức giao dịch LC, NHPH hay người mở LC là người có quyền định đoạt bộ chứng từ bất hợp lệ hay hợp lệ, hay xuất trình là phù hợp hay không phù hợp?
Để giải đáp được câu hỏi này, đồng thời tìm hiểu thêm về bộ chứng từ bất hợp lệ trong thanh toán LC theo UCP 600, hãy cùng leanh.edu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
1. Quyền định đoạt bộ chứng từ bất hợp lệ hay hợp lệ của Ngân hàng phát hành
Quyền định đoạt bộ chứng từ bất hợp lệ hay hợp lệ được phân tích dựa trên các yếu tố sau:
-Về nguyên tắc, LC là cam kết của NHPH đối với người hưởng về việc thanh toán bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Khi LC đã được phát hành, người hưởng chỉ biết NHPH trong việc thanh toán, mà không cần liên hệ chính thức đến người mở. Cũng như vậy, NHPH chỉ biết đến nghĩa vụ phải thanh toán chứng từ xuất trình phù hợp mà không thể viện dẫn bất cứ lý do nào từ người mở.
Khi bộ chứng từ bất hợp lệ, NHPH có quyền từ chối thanh toán, còn người hưởng sẽ mất quyền đòi tiền do không lập được bộ chứng từ hợp lệ. Tuy nhiên, NHPH cũng được quyền tiếp xúc với người mở để xem ý kiến của họ là có chấp nhận những bất hợp lệ của chứng từ hay không.
>>>>> Bài viết xem nhiều: Khóa học Khai báo Hải quan
Tuy nhiên, tùy theo từng tình huống cụ thể để NHPH quyết định từ chối hay tiếp xúc với người mở để chấp nhận chứng từ bất hợp lệ, cụ thể như sau:
- Nếu người mở đã ký quỹ 100% giá trị LC, thì việc chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ là việc của người mở. Rủi ro phát sinh do chứng từ bất hợp lệ do người mở chịu.
- Nếu người mở chưa ký quỹ hoặc ký quỹ chưa đủ, thì ngân hàng cần xem xét hai khả năng:
- Khách hàng có uy tín, đảm bảo khả năng thanh toán tốt, thì ngân hàng tiếp xúc với người mở để chấp nhận hay từ chối chứng từ, đồng thời yêu cầu chuyển tiền thanh toán hay làm thủ tục cấp tín dụng.
- Nếu người mở có dấu hiệu mất khả năng thanh toán, phá sản... thì ngân hàng có quyền không tiếp xúc với người mở, mà tự mình từ chối bộ chứng từ bất hợp lệ.
Là một bên tham gia LC, nên người mở cũng bị ràng buộc bởi nh. quyền lợi và nghĩa vụ bởi UCP. Do vậy, chứng từ bất hợp lệ thì không NHPH có quyền từ chối, mà ngay cả người mở khi được ngân hàng hóa kiến, cũng có quyền từ chối bộ chứng từ, NHPH phải kiểm tra chứng từ có những bất hợp lệ, thì hoặc là từ chối hoặc là tiếp xúc với người mở để ý kiến.
Tuy nhiên, người mở không chịu trách nhiệm hoàn trả tiền cho NHPH nếu NHPH đơn phương chấp nhận và thanh toán bộ chứng từ đó, hợp lệ. Đây là một nhận thức quan trọng đối với các nhà nhập khẩu trong giao dịch LC khi phát hiện những dấu hiệu xấu từ phía người giao hàng (chất lượng, số lượng hàng không đúng quy định...) nhằm tránh những rủi ro trong kinh doanh. Người mua cũng có thể lợi dụng sự không hợp lệ của chứng từ để buộc người bản giảm giá.
Về nguyên tắc, với chức năng của LC là công cụ thanh toán, do đó, không loại trừ khả năng NHPH tiếp xúc với người hưởng để yêu cầu người này sửa chữa, bổ sung những khiếm khuyết của chứng từ trong thời gian cho phép.
Mọi sự tiếp xúc với người mở chỉ được giới hạn trong thời gian 5 ngày làm việc sau ngày NHPH nhận được chứng từ. Mọi sự tiếp xúc với người thụ hưởng chỉ được giới hạn trong thời gian hiệu lực của LC và tuân thủ quy tắc thời hạn xuất trình chứng từ vận tải.
2. Thông báo từ chối bộ chứng từ bất hợp lệ
Về nguyên tắc, NHĐCĐ, NHPH hay NHXN phải thông báo bất hợp lệ trực tiếp cho bên mà từ đó nhận được chứng từ xuất trình.
Việc thông báo phải bằng phương tiện nhanh nhất có thể, và thường là bằng điện tín trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chứng từ, Nội dung thông báo phải nói rõ ràng và cụ thể tất cả các bất hợp lệ của bộ chứng từ, Thông báo bất hợp lệ phải là một thông báo độc lập, duy nhất, đầu tiên và cũng là cuối cùng.
Nội dung thông báo phải bao gồm các thông tin:
a. Ngân hàng đang từ chối thanh toán hoặc chiết khấu;
b. Tất cả sai biệt là lý do để ngân hàng từ chối thanh toán hoặc chiết khấu;
c. Ngân hàng xử lý chứng từ theo một trong bốn cách sau:
- Ngân hàng đang nắm giữ chứng từ để chờ các chỉ thị tiếp theo của người xuất trình, hoặc
- NHPH đang giữ chứng từ cho đến khi nhận được sự bỏ qua từ người yêu cầu mở LC và đồng ý chấp nhận sai biệt, hoặc nhận được các chỉ thị tiếp theo từ người xuất trình trước khi có sự đồng ý chấp nhận bỏ qua sai biệt, hoặc
- Ngân hàng đang chuyển trả lại chứng từ; hoặc
- Ngân hàng đang hành động theo những chỉ thị đã nhận được trước đây từ người xuất trình.
Các bất hợp lệ về chứng từ phải là toàn bộ và cuối cùng, nghĩa là ngân hàng không được bổ sung bất kỳ bất hợp lệ nào khác, mặc dù sau này phát hiện ra. Trong thực tế, không ít trường hợp ngân hàng đã thông báo những bất hợp lệ cho người xuất trình, nhưng những bất hợp lệ đó không có giá trị và bị người xuất trình phủ nhận; sau đó, ngân hàng lại thông báo tiếp các bất hợp lệ khác. Điều này là sai quy tắc của UCP, do đó ngân hàng bị mất
on quyền từ chối chứng từ.
Sau khi gửi thông báo, ngân hàng có thể gửi trả chứng từ cho người xuất trình vào bất cứ thời gian nào.
Nếu NHPH (hoặc NHXN) đã từ chối chứng từ bất hợp lệ thì không phải thanh toán tiền, nhưng nếu đã hoàn trả tiền trước đó cho NHCK thì có quyền đòi lại cả gốc và lãi.
Nếu NHCK kiểm tra chứng từ sơ sài, không phát hiện những bất hợp lệ mà đòi tiền bằng điện NHPH (hoặc NHXN), họ sẽ nhận được tiền ngay và chuyển cho người hưởng. Sau đó bất hợp lệ được phát hiện, chứng từ bị tinh chổi, NHCK phải trả lại tiền gốc và lãi, trong khi người hưởng đã sử dụng hết tiền.
Một thực tế là, khi LC cho phép đòi tiền bằng điện, người hưởng thông thường không chiết khấu ngay mà họ chờ vài ba ngày là được NHPH thanh toán. Sẽ vô cùng phức tạp và dễ dẫn đến tranh chấp nếu NHCK không kiểm tra kỹ bộ chứng từ, dẫn đến người xuất khẩu đã được NHCK thanh toán, trong khi đó bộ chứng từ lại bị NHPH từ chối và NHCK phải hoàn trả tiền cho NHPH.
Học Xuất Nhập Khẩu Online Từ Con Số 0 - Trọn Bộ Khóa Học Chỉ Từ 599K
3. Ngân hàng mất quyền từ chối bộ chứng từ bất hợp lệ
NHPH (hoặc NHXN) mỗi khi từ chối thanh toán thì phải trả lại chứng từ cho phía xuất trình hoặc hành động theo lệnh của phía xuất trình, nghĩa là không được chiếm hữu chứng từ (vì chứng từ là đại diện cho hàng hóa), hoặc giao chứng từ cho bất cứ ai không phải là người xuất trình.
NHPH và NHXN mất quyền từ chối chứng từ trong trường hợp:
- Thông báo từ chối nhưng không nói rõ sự bất hợp lệ của chứng từ, hoặc bất hợp lệ đưa ra bị NHCK (hoặc người thụ hưởng) bác bỏ vì không có giá trị.
- Thông báo bất hợp lệ và từ chối chứng từ quá 5 ngày làm việc của ngân hàng, hoặc thông báo không bằng những phương tiện nhanh nhất (telex, fax), gây chậm trễ.
- Đã chuyển giao chứng từ cho người mở, hoặc làm mát không trả lại cho phía xuất trình bộ chứng từ nguyên vẹn như khi nhận được, hoặc không giao chứng từ cho bên thứ 3 do phía xuất trình chỉ định.
Một trong những thiếu sót trên sẽ làm cho NHPH và NHXN mất quyền từ chối chứng từ, do đó, nó phải thanh toán và nhận bộ chứng từ cho dù bộ chứng từ có bất hợp lệ.
Nếu bất hợp lệ được NHPH phát hiện, NHCK có thể gửi chứng từ thay thế trong thời gian cho phép. Nếu NHPH lại chỉ ra lỗi tại các chứng từ thay thế đó thì NHPH lại được quyền từ chối tiếp. Do vậy cần phân biệt lỗi mới của chứng từ cùng lần xuất trình và lỗi chứng từ của lần xuất trình mới là hoàn toàn khác nhau đối với quyền và nghĩa vụ của NHPH.
Ngoài ra, khi NHPH (NHXN) thanh toán (chiết khấu) bộ chứng từ thi không được quyền bảo lưu, nghĩa là phải thanh toán (chiết khấu) cho người hưởng với mọi rủi ro thuộc về mình. Như vậy, nghĩa vụ thanh toán của NHPH (NHXN) cho người hưởng khi xuất trình phù hợp là vô điều kiện, không được bảo lưu quyền truy đòi trong bất kỳ trường hợp nào.
Vào thời điểm thanh toán, NHPH (NHẮN) chỉ có hai sự lựa chọn duy nhất là: hoặc thanh toán hoặc từ chối trên cơ sở xác định thực trạng chứng từ. Nếu quyết định thanh toán thì đây là quyết định cuối cùng và sau đó giao dịch LC kết thúc và không thể có sự bảo lưu quyền thu lại số tiền đã trả.
4. Chứng từ bất hợp lệ xuất trình như thế nào?
Nhìn chung, khi bộ chứng từ được lập theo LC, thì người hưởng sẽ xuất trình thanh toán theo phương thức này, tuy nhiên, không ít trường hợp, khi người hưởng không thể lập được bộ chứng từ theo đúng quy định của LC, thì buộc phải gửi chứng từ theo phương thức Nhờ thu.
Thực tế cho thấy, cho dù chứng từ có sai biệt, nhưng cũng không nên gửi chúng theo phương thức nhờ thu, vì URC 522 cho phép NHPH không cần kiểm tra chứng từ, không cần thông báo những bất hợp lệ, không có giới hạn thời gian kiểm tra chứng từ.... Trong khi đó, theo quy tắc giao dịch LC, thì NHPH là phải thực thi tất cả các nghĩa vụ này.
Do đó, cho dù chứng từ có sai biệt, người hưởng vẫn nên yêu cầu | chuyển chứng từ đi thanh toán theo quy tắc của LC. Tuy nhiên, quyền chọn gửi chứng từ thanh toán theo phương thức nào là của người hưởng.
Thông thường nhà XK, do không nắm rõ nghiệp vụ, nên ngân hàng cần tư vấn cho khách hàng và đôi khi vai trò quyết định thuộc về ngân hàng chuyển chứng từ (ngân hàng được chỉ định) nhằm hành động đúng theo tập quán quốc tế và bảo vệ lợi ích của khách hàng.
Hy vọng, bài viết của Lê Ánh đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về Bộ Chứng Từ Bất Hợp Lệ Trong Thanh Toán LC Theo UCP 600. Nếu có câu hỏi hoặc muốn có thêm kiến thức trong lĩnh vực xuất nhập khẩu bạn có thể tham khảo thêm tại mục xuất nhập khẩu của Leanh.edu.vn
Xem thêm:
- Khóa học Thanh toán quốc tế chuyên sâu
- Lộ trình học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu
- Ngân Hàng Thông Báo LC Là Gì? Tại Sao Phải Thông Báo LC?
- Các Hình Thức Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế
- Cách Tra Cứu Thông Tin Tờ Khai Hải Quan Điện Tử
- Hợp Đồng Ngoại Thương - Tất Tần Tật Kiến Thức Cần Biết
Khóa học xuất nhập khẩu online này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.
0 Bình luận