Các Hình Thức Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế

Mục lục

Tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng là các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho nhà kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm thực hiện hợp đồng XNK.

Sau khi hợp đồng XNK được ký kết, ngân hàng có thể bắt đầu các hoạt động tài trợ XNK. Các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng để tài trợ cho một hợp đồng XNK chủ yếu là thông qua các phương thức thanh toán quốc tế là nhờ thu và tín dụng chứng từ và các hình thức bao thanh toán. 

Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế

Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng bao gồm các hình thức sau:

1. Tài trợ thương mại quốc tế trên cơ sở hợp đồng

Khi hợp đồng XNK được ký kết, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải tiến hành thực hiện những điều khoản đã được quy định trong hợp đồng. Người xuất khẩu phải thu xếp vốn để sản xuất, thu mua hàng hóa xuất khẩu; người nhập khẩu phải tiến hành các thủ tục như ứng tiền hay mở L/C. 

Ở giai đoạn này khi hai bên đã ký hợp đồng XNK, ngân hàng đã có cơ sở để tài trợ. 

a. ĐỐI VỚI NHÀ XUẤT KHẨU

Nếu thiếu vốn để sản xuất hay thu mua hàng XK thì anh ta có thể đến ngân hàng đề nghị vay vốn. Ta sẽ xem xét những nội dung đặc thù trong cho vay trên cơ sở hợp đồng XNK với những khoản cho vay thông thường.

Thứ nhất, trong bộ hồ sơ vay vốn có hợp đồng XNK. Đây được xem là một tiêu chí tốt để cho vay. Nếu hợp đồng XNK được ký kết một cách chặt chẽ, bên mua và bên bán có uy tín, mặt hàng là đối tượng xuất khẩu có thị trường tốt, sử dụng phương thức thanh toán an toàn như L/C hay nhờ thu... thì đây được xem là một khoản cho vay có độ an toàn cao, vì nếu thực hiện tốt hợp đồng XNK, thì khoản cho vay này được xem là cho vay tự giải.

Thứ hai, do được đánh giá là có độ an toàn và là khoản cho vay tự giải nên ngân hàng tiến hành cho vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất và điều kiện bảo đảm tiền vay.

Thứ ba, khi hợp đồng ngoại thương được ký kết, đặc biệt là khi L/C đã vợc mở, điều này hàm ý người xuất khẩu có một nguồn thu bằng ngoại tệ iềm năng tương đối chắc chắn.

Trên cơ sở nguồn thu ngoại tệ trong tương lai nên hôm nay ngân hàng có thể tài trợ bằng nội tệ hay bằng ngoại tệ. Nếu tài trợ bằng nội tệ, thì khi thu được ngoại tệ nhà xuất khẩu sẽ bán lây nội tệ để hoàn trả nợ vay; nếu tài trợ bằng ngoại tệ, thì hôm nay nhà xuất khẩu sẽ bán ngoại tệ lấy nội tệ thu mua hàng hóa xuất khẩu, khi được thanh toán tiền hàng bằng ngoại tệ thì nhà xuất khẩu dùng để hoàn trả nợ vay. 

Việc tài trợ bằng nội tệ hay ngoại tệ do nhà xuất khẩu quyết định, miễn là chính sách quản lý ngoại hối cho phép. Ngay cả khi nhà xuất khẩu có đủ vốn không vay ngân hàng, thì nhà xuất khẩu có thể ký một hợp đồng kỳ hạn bán ngoại tệ cho ngân hàng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Đến đây cho thấy, ngoài việc thu được lãi suất, phí dịch vụ thì khi tham gia tài trợ XNK ngân hàng còn thu được khoản lãi từ kinh doanh ngoại tệ.

Thứ tư, về kỹ thuật tài trợ thương mại quốc tế. Ngoài việc áp dụng kỹ thuật cho vay thông thường, trong thực tế cũng có trường hợp ngân hàng và khách hàng thỏa thuận kỹ thuật cho vay đặc biệt, đó là tài trợ bằng hợp đồng kỳ hạn biến thể. 

b. ĐỐI VỚI NHÀ NHẬP KHẨU 

Về cơ bản, sau khi ký hợp đồng XNK nhà nhập khẩu chưa cần tài trợ bằng một khoản vay cụ thể, trừ khi trong hợp đồng ngoại thương quy định anh ta phải ứng trước một khoản tiền cho nhà xuất khẩu. Nếu không có sẵn tiền thì nhà nhập khẩu phải đề nghị xin vay ngân hàng. 

Ngoài ra, nếu hợp đồng XNK quy định thanh toán bằng L/C, thì nhà nhập khẩu phải chuẩn bị tiền ký quỹ để được ngân hàng tài trợ "chữ tín" trong việc phát hành LỰC cho nhà xuất khẩu hưởng. 

 

Các Hình Thức Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế

 

2. Tài trợ thương mại quốc tế bằng phương thức thanh toán nhờ thu

Về nguyên tắc, ngân hàng cung cấp phương thức nhờ thu cho khách hàng là để hưởng phí, ngân hàng không có bất kỳ cam kết thanh toán nào và không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đến việc thanh toán giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. 

Do đó, nếu không có yêu cầu tài trợ của người xuất khẩu hay người nhập khẩu thì bản thân phương thức nhờ thu không làm phát sinh bất kỳ quan hệ tín dụng nào giữa ngân hàng với các bên liên quan. 

Tuy nhiên, thực tế trong khi sử dụng phương thức nhờ thu thì người xuất khẩu và người nhập khẩu thường phát sinh nhu cầu được tài trợ. Vậy, những nhu cầu được tài trợ đó có đặc điểm gì? và kỹ thuật nghiệp vụ tài trợ như thế nào? 

a. TÀI TRỢ CHO NHÀ XUẤT KHẨU

a.1. Chiết khấu hay ứng trước bộ chứng từ:

Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ gửi ngân hàng phục vụ mình (gọi là ngân hàng nhờ thu) để gửi đi thu tiền ở nhà nhập khẩu. Do bộ chứng từ là đại diện cho hàng hóa, nhà nhập khẩu muốn nhận bộ chứng từ đi nhận hàng thì phải thanh toán. 

Vì vậy, bộ chứng từ được xem là có giá trị (giá trị của nó được thể hiện bằng số tiền ghi trên hóa đơn bán hàng), nếu nhà xuất khẩu thiếu vốn để tiếp tục kinh doanh thì có thể đề nghị ngân hàng nhờ thu chiết khấu hay ứng trước tiền cho bộ chứng từ.

Chiết khấu bộ chứng từ là việc ngân hàng mua lại bộ chứng từ tại mức giá thấp hơn mệnh giá. Ngân hàng có thể áp dụng hình thức chiết khấu có truy đòi (with recourse) hay miễn truy đòi (without recourse). 

Chiết khấu truy đòi là việc ngân hàng có quyền truy đòi lại số tiền chiết khấu (cùng lại suất) nếu bộ chứng từ không được thanh toán. Chiết khấu miễn truy đòi là việc ngân hàng mua đứt bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ không được thành toán, thì ngân hàng cũng không có quyền truy đòi lại số tiền đã chiết khấu. Do người trả tiền cho bộ chứng từ nhờ thu là nhà nhập khẩu (là một doanh nghiệp), nên mức độ bảo đảm thanh toán là không cao (so với ngân hàng), nên các ngân hàng chỉ áp dụng chiết khấu có truy đòi đối với bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất.

a.2. Chiết khấu hối phiếu đòi nợ:

Nếu nhờ thu là có kỳ hạn, mà trong bộ chứng từ có hối phiếu kỳ hạn, người nhập khẩu muốn nhận bộ chứng từ đi nhận hàng thì phải ký chấp nhận trả tiền hối phiếu. Nếu không có nhu cầu tài trợ, thì nhà xuất khẩu sẽ xuất trình hối phiếu đòi nợ nhà nhập khẩu khi đến hạn. Nếu nhà xuất khẩu có nhu cầu tài trợ, thì ngân hàng phục vụ người xuất có thể chiết khấu hối phiếu trước hạn. Do doanh nghiệp là người ký chấp nhận trả tiền hối phiếu, nên các ngân hàng thường áp dụng hình thức chiết khấu có truy đòi.

Trong một số trường hợp, để bảo đảm chắc chắn thu được tiền thì trong lệnh nhờ thu có quy định ngoài việc nhà nhập khẩu ký chấp nhận trả tiền hối phiếu còn yêu cầu ngân hàng phục vụ người nhập khẩu (gọi là ngân hàng thu hộ) bảo lãnh thanh toán hối phiếu. 

Với quy định như vậy thì một khi ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng sẽ đồng nghĩa chắc chắn rằng nhà xuất khẩu sẽ nhận được tiền từ ngân hàng thu hộ mà không cần quan tâm đến năng lực thanh toán của nhà nhập khẩu là như thế nào. Những hối phiếu được ngân hàng bảo lãnh thanh toán có độ an toàn rất cao, nên được mua bán rất phổ biến trên thị trường tiền tệ. Với những hối phiếu được ngân hàng bảo lãnh thanh toán, thì việc mua bán cũng thường theo hình thức miễn truy đòi. 

b. TÀI TRỢ CHO NHÀ NHẬP KHẨU

b.1. Cho vay thanh toán ngay lô hàng nhập khẩu:

Nếu nhờ thu là thanh toán ngay (at sight), để nhận được bộ chứng từ đi nhận hàng thì nhà nhập khẩu phải thanh toán ngay. Vấn đề đặt ra là nếu nhà nhập khẩu không có sẵn tiền để thanh toán ngay, trong khi hàng hóa lại đang nằm tại cảng, thì các bên phải làm gì? 

Vì bộ chứng từ là đại diện cho hàng hóa, giá trị của bộ chứng từ chính là giá trị của lô hàng, nên trong trường hợp này nhà nhập khẩu dùng lô hàng làm tài sản bảo đảm đề nghị ngân hàng phục vụ mình cho vay để thanh toán bộ chứng từ. Nếu ngân hàng chấp thuận, thì ngân hàng sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu và ghi nợ nhà nhập khẩu. 

Để bảo đảm thu hồi nợ, ngân hàng phải kiểm soát lô hàng bằng biện pháp "chìa khóa hai tay", nghĩa là hàng hóa phải được đưa vào trong kho và để vào được kho lấy hàng đi bán thì phải có hai chìa khóa, một chìa của ngân hàng và một chìa của doanh nghiệp. Theo phương thức cho vay này, doanh nghiệp thực hiện khâu bán hàng, còn ngân hàng thực hiện khâu thu tiền để thu hồi nợ gốc và lãi.

Đối với ngân hàng, tài trợ theo hình thức thế chấp lô hàng có ưu điểm là khoản cho vay có tính tự giải cao và thu được phí dịch vụ. Tuy nhiên, ngân hàng cũng có thể gặp một số rủi ro như nếu hàng hóa không bán được, bán với giá thấp có thể làm cho việc thu hồi nợ diễn ra chậm, thanh toán dây dưa.

- Đối với nhà nhập khẩu, rõ ràng là rất ưu điểm bởi vì anh ta không có tiền mà vẫn nhận được hàng, nếu hàng hóa bán chạy, anh ta sẽ thu được lợi nhuận 1 cao. Tuy nhiên, nếu ngân hàng không chấp nhận tài trợ thì anh ta đã bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, hơn nữa anh ta đã mất hoàn toàn uy tín với nhà XK.

Đối với nhà xuất khẩu, rủi ro tiềm ẩn là rất lớn, bởi vì nếu ngân hàng không tài trợ cho nhà nhập khẩu, trong khi nhà nhập khẩu không lấy đâu ra tiền thanh toán, nhà xuất khẩu phải làm gì khi lô hàng đã ở nước ngoài mà không được trả tiền? Đây là lý do cơ bản cho phương thức tín dụng chứng từ ra đời nhằm giải quyết vấn đề này.

b.2. Bảo lãnh hối phiếu:

Nếu là thanh toán chậm bằng hình thức ngân hàng ký bảo lãnh thanh toán hối phiếu. Để được ngân hàng bảo lãnh thanh toán hối phiếu, thì nhà nhập khẩu phải thực hiện biện pháp bảo đảm tín dụng. Nếu nhà nhập khẩu là một doanh nghiệp hay một tập đoàn lớn, có uy tín, thì có thể áp dụng hình thức tín chấp. 

Ngoài ra, ngân hàng có thể áp dụng biện pháp bảo đảm tín dụng bằng chính lô hàng nhập khẩu (như đã nói ở trên), hoặc kết hợp với các hình thức bảo đảm tín dụng khác như bảo lãnh của bên thứ ba, nhà nhập khẩu dùng tài sản của mình để cầm cố thế chấp. Các hình thức bảo đảm tín dụng này cũng được dùng tương tự trong trường hợp "thanh toán trong VOI8 X ngày nhìn thấy - X days sight".

b.3. Phát hành thư bảo lãnh nhận hàng: 

Trong trường hợp hàng hóa đến trước bộ chứng từ mà nhà nhập khẩu ra có vận đơn gốc trong tay, thì nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát sinh thư bảo lãnh nhận hàng. Để được ngân hàng phát hành thư bảo lãnh Nhận hàng, thì nhà nhập khẩu phải thanh toán ngay hoặc cam kết thanh toán có thời hạn. 

Trong trường hợp cam kết trả tiền sau, thì nhà nhập khẩu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tín dụng như đã đề cập ở trên. Khi nhận được bộ chứng từ, ngân hàng phải trao vận đơn gốc cho người chuyên chở để thu hồi lại thư bảo lãnh. Do nhà nhập khẩu đã nhận hàng bằng thư bảo lãnh, nên ngân hàng phải có nghĩa vụ thanh toán vô điều kiện khi nhận được. bộ chứng từ. 

Chính vì vậy, trong thực tế có trường hợp xảy ra là trong bộ chứng từ nhờ thu không có vận đơn gốc mà chỉ có vận đơn bản sao, nhận được bộ chứng từ ngân hàng thu hộ tiến hành trả tiền.

Nếu Bất ngờ, sau đó nhà xuất khẩu lập một bộ chứng từ khống (không giao hàng nhưng vẫn lập chứng từ) trong đó có vận đơn gốc đòi tiền nhà nhập khẩu. Theo quy tắc để lấy được vận đơn gốc thì phải trả tiền. Mà nếu không trả tiền thì không có vận đơn gốc, mà không có vận đơn gốc thì không thu hồi bảo lãnh nhận hàng của ngân hàng được! Thành ra ngân hàng phải trả tiền hai lần.

4. Ký hậu vận đơn:

Trong trường hợp một vận đơn gốc gửi cùng hàng hóa và hàng hóa đến trước bộ chứng từ. Để kiểm soát hàng hóa, khi lấy vận đơn nhà xuất khẩu thường quy định "Giao hàng theo lệnh của ngân hàng thu hộ - To order of the collecting bank", nên cho dù có vận đơn gốc trong tay nhưng để nhận được hàng, thì nhà nhập khẩu phải làm đơn đề nghị ngân hàng thu hộ ký hậu vận đơn thì mới lấy được hàng. 

Theo quy tắc, khi ngân hàng thu hộ ký hậu vận đơn trao người nhập khẩu đi nhận hàng thì đồng nghĩa với trách nhiệm thanh toán cho nhà xuất khẩu được chuyển từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng thu hộ. Chính vì vậy, để được ngân hàng ký hậu vận đơn thì nhà nhập khẩu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tín dụng như đã nói ở trên.

Học Xuất Nhập Khẩu Online Từ Con Số 0 - Trọn Bộ Khóa Học Chỉ Từ 599K

3. Tài trợ thương mại quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Tín dụng chứng từ, bản thân nó gắn liền với các quan hệ tín dụng giữa. ngân hàng với nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Xuất phát từ bản chất của tín dụng chứng từ là một cam kết chắc chắn không hủy ngang của ngân hàng phát hành là sẽ thanh toán cho người thụ hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ tuân thủ những nội dung quy định trong L/C. 

a. ĐỐI VỚI NHÀ XUẤT KHẨU .

a.1. Cam kết thanh toán không hủy ngang của ngân hàng phát hành:

Việc một ngân hàng phát hành L/C (NHPH) cho nhà xuất khẩu hưởng làm phát sinh cam kết thanh toán không hủy ngang của ngân hàng này với nhà xuất khẩu khi người này xuất trình được bộ chứng từ giao hàng phù hợp với L/C. Cam kết thanh toán của NHPH thực chất là một cam kết tín dụng có điều kiện cho nhà xuất khẩu. So với các phương thức thanh toán khác, khi nhận được L/C thì nhà XK coi như đã được bảo lãnh thanh toán có điều kiện.

a.2. Tài trợ thế chấp bằng L/C:

Khi nhận được L/C có nghĩa là nhà xuất khẩu đã được NHPH cam kết chắc chắn sẽ thanh toán nếu nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với L/C. Như vậy, nếu nhà xuất khẩu nghiêm chỉnh trong việc giao hàng, lập bộ chứng từ tốt và xuất trình L/C trong thời hạn hiệu lực của L/C thì chắc chắn là được trả tiền, vì đây là cam kết trả tiền của NHPH chứ không phải cam kết của nhà nhập khẩu. 

Hầu hết các ngân hàng đều mong muốn được tài trợ cho các nhà xuất khẩu khi đã có L/C, vì các khoản cho vay này rất an toàn, do được cam kết trả tiền bởi NHPH. Theo quy tắc giao dịch L/C, trong bộ chứng từ xuất trình phải L/C gốc, do đó, để được vay tiền, nhà xuất khẩu phải cầm cố L/C gốc tại ngân hàng cho vay. Sau khi giao hàng, lập bộ chứng từ và xuất trình qua ngân hàng cho vay. Ngân hàng cho vay sẽ thu nợ khi NHPH thanh toán.

Ngân hàng tài trợ cầm cố L/C có thể gặp các rủi ro:

- Nếu nhà XK sau khi nhận được tiền vay, vì một lý do nào đó không giao hàng, đơn phương hủy L/C, trong khi tiền vay đã bị tiêu tán hết.

- Nhà xuất khẩu giao hàng, lập bộ chứng từ xuất trình cho NHPH để được thanh toán, nhưng do bộ chứng từ có lỗi nên NHPH đã từ chối thanh toán, do đó không nhận được tiền hàng xuất khẩu. 

- Sau khi nhận được tiền vay, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu thỏa thuận đề nghị NHPH hủy L/C, ngân hàng cho vay gặp rủi ro.

- Có thể xảy ra trường hợp, nhà xuất khẩu cầm cố L/C ở ngân hàng A để vay vốn, nhưng lại xuất trình bộ chứng từ qua ngân hàng B để được thanh toán.

Ví dụ: nếu ngân hàng B là chi nhánh của NHPH hay NHPH đồng ý. trong bộ chứng từ không cần có L/C gốc.

Do có nhiều rủi ro có thể phát sinh, nên bên cạnh việc cầm cố L/C thì ngân hàng có thể yêu cầu nhà xuất khẩu thực hiện các biện pháp bảo đảm tín dụng bổ sung. .

a.3. Chiết khấu bộ chứng từ: 

Thông thường, hầu hết các L/C đều chỉ định một ngân hàng (ngân hàng được chỉ định - NHĐCĐ) ở nước người xuất khẩu, thay mặt NHPH, có vai trò và trách nhiệm như NHPH trong việc tiếp nhận, kiểm tra, kết luận và chiết khấu bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Như vậy, trong quá trình xuất trình chứng từ để được thanh toán, nếu cần vốn để tiếp tục kinh doanh thì nhà xuất khẩu sẽ được NHĐCĐ chiết khấu bộ chứng từ. 

Do NHPH chỉ thanh toán khi bộ chứng từ xuất trình là phù hợp, do đó, NHĐCĐ sẽ gặp rủi ro khi đã chiết khấu bộ chứng từ nhưng không được NHPH thanh toán. Vì vậy, trong thực tế các ngân hàng thường chỉ áp dụng hình thức chiết khấu bộ chứng từ có truy đòi mà hiếm khi áp dụng hình thức chiết khấu miễn truy đòi. NHĐCĐ chiết khấu bộ chứng từ là tùy ý, nghĩa là nó không có nghĩa vụ phải chiết khấu, tuy là được chỉ định để chiết khấu nhưng nó có quyền từ chối làm việc này bất kỳ khi nào.

a.4. Chiết khấu hối phiếu đã được chấp nhận:

Nếu L/C là trả chậm bằng việc chấp nhận hối phiếu, nghĩa là NHPH tiếp nhận, kiểm tra và kết luận bộ chứng từ là phù hợp, theo quy định của L/C là trả chậm nên NHPH thực hiện chấp nhận hối phiếu. Một hối phiếu đã được ngân hàng chấp nhận gọi là chấp phiếu ngân hàng (Banker's Acceptance - BAS). Chấp phiếu ngân hàng có độ an toàn cao nên dễ dàng được bất kỳ ngân hàng nào chiết khấu và thường được chiết khấu miễn truy đòi.

a.5. Xác nhận L/C:

Trong trường hợp, nhà xuất khẩu không tin tưởng vào khả năng thanh toán của NHPH, hay NHPH ở quốc gia xa lạ, chính sách hay thay đổi, hay tình hình chính trị trong nước bất ổn...có thể khiến cho nhà xuất khẩu gặp rủi ro trong thanh toán. Để bảo đảm được thanh toán khi đã xuất trình bộ chứng từ phù hợp, thì nhà xuất khẩu thỏa thuận với nhà nhập khẩu trong hợp đồng ngoại thương răng thanh toán bằng L/C có xác nhận. 

Căn cứ hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu làm đơn mở L/C có xác nhận. Căn cứ nội dung đơn, ngân hàng phục vụ người nhập khẩu phát hành một LC trong ta có nội dung đề nghị một ngân hàng (thông thường là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu) xác nhận L/C. Như vậy, đối với loại L/C xác nhận thì nhà xuất khẩu được bảo đảm thanh toán hai lần, đặc biệt trong đó có bảo đảm thanh toán của chính ngân hàng phục vụ mình. Để có được điều này thì phải trả phí rất cao cho NHXN.

Trách nhiệm trả tiền cho người thụ hưởng của NHẮN là giống như NHPH, do đó NHPH phải trả phí xác nhận và có thể phải ký quỹ tại NHẮN. Tỷ lệ ký quỹ có khi lên tới 100% giá trị của L/C. 

b. ĐỐI VỚI NHÀ NHẬP KHẨU

Có thể nói trong thanh toán bằng L/C, nhà nhập khẩu luôn ở trong trạng thái được tài trợ liên tục trong suốt thời hạn hiệu lực của L/C.
NHPH tài trợ uy tín cho nhà nhập khẩu: 

- Do uy tín của nhà nhập khẩu không bằng ngân hàng, nên để được nhà xuất khẩu giao hàng, thì nhà nhập khẩu phải đến ngân hàng đề nghị ngân hàng thay mặt mình mở L/C cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu. Như vậy, trong trường hợp này NHPH đã tài trợ "uy tín" cho nhà nhập khẩu. Do NHPH nhận trách nhiệm thanh toán L/C thay cho nhà nhập khẩu nên NHPH. thường yêu cầu nhà nhập khẩu thực hiện các biện pháp bảo đảm tín dụng.

b.1. Tài trợ thông qua tín chấp hay tỷ lệ ký quỹ thấp:

Do NHPH cam kết thanh toán L/C thay cho nhà nhập khẩu, nên về mặt lý thuyết để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho NHPH thì tỷ lệ ký quỹ phải là 100% giá trị của L/C. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp là khách hàng truyền thống, có uy tín cao, thì ngân hàng có thể áp dụng biện pháp "tín chấp", tức miễn ký quỹ. Tỷ lệ ký quỹ trong thực tế là không cao, khoảng 15% giá trị L/C. Tỷ lệ ký quỹ thấp bởi hai lý do:

- NHPH là người cam kết thanh toán L/C nhưng NHPH cũng chính là người có quyền kiểm soát lô hàng cho đến khi người nhập khẩu thanh toán, chính vì vậy tỷ lệ 15% được xem như tiền đặt cọc thanh toán của nhà NK.

Tiền ký quỹ là tiền vốn đóng băng không sinh lời (nếu có thì rất thấp) của doanh nghiệp, nên không doanh nghiệp nào muốn phải ký quỹ cao. Vì vậy dưới áp lực cạnh tranh, buộc các ngân hàng không thể nâng tỷ lệ ký quỹ lên cao được. Tỷ lệ ký quỹ càng thấp thì tỷ lệ tài trợ cho nhà NK càng cao.

b.2. Cho vay thanh toán L/C at sight:

Đối với L/C at sight, khi bộ chứng từ xuất trình là phù hợp, thì NHPH LÀ: thanh toán ngay vô điều kiện, không phụ thuộc vào ý chí và năng lực nhà nhập khẩu. Nếu nhà nhập khẩu không có sẵn tiền để hoàn trả, thì PH tiến hành ghi nợ (cho vay) nhà nhập khẩu.

Khi tiến hành ghi nợ và trao bộ chứng từ nhà khẩu đi nhận hàng, NHPH phải áp dụng biện pháp bảo đảm tín dụng. Do hàng hóa là có giá trị, nên trong trường hợp này các bên thường thống nhất dùng chính lô hàng làm tài sản bảo đảm theo quy tắc "chìa khóa hai tay".

b.3. Chấp nhận hối phiếu hay cam kết trả chậm:

Trong trường hợp giá trị lô hàng lớn, hay hàng hóa là máy móc, thiết bị đồng bộ...nhà XK đồng ý cấp tín dụng thương mại cho nhà NK bằng hình thức sử dụng L/C có kỳ hạn (Acceptance or Deferred L/C). 

Theo quy tắc giao dịch L/C, khi nhận được bộ chứng từ phù hợp thì NHPH phải cam kết thanh toán và phải thanh toán vô điều kiện khi đến hạn. Mặt khác, NHPH phải trao bộ chứng từ cho nhà NK đi nhận hàng. 

Giả sử L/C thanh toán chậm 180 ngày. Nhà nhập khẩu nhận hàng, bán hàng khó khăn gây thua lỗ; hoặc thu tiền bán hàng nhưng chưa đến hạn thanh toán, có sẵn tiền trong tay nhà nhập khẩu bắt đầu quay vòng trong các hoạt động kinh doanh mạo hiểm hoặc đầu tư dài hạn. Nếu ngân hàng không kiểm soát tốt hoặc không có biện pháp bảo đảm tín dụng hữu hiệu, khi đến hạn nhà nhập khẩu không trả được tiền, ngân hàng phải cho vay "bắt buộc" đối với khách hàng của mình.

b.4. Ký hậu vận đơn:

Thông thường, vận đơn được phát hành thành bộ gồm 3 bản gốc, 2 bản nằm trong bộ chứng từ, 1 bản gửi đi cùng hàng hóa. Vì vận đơn là chứng từ sở hữu hàng hóa, nên khi lấy vận đơn nhà XK thường yêu cầu nhà vận tải ghi "Giao hàng theo lệnh của NHPH- To order of Issuing Bank".

Trường hợp, nếu hàng hóa đến trước bộ chứng từ thì nhà NK được thông báo đến hãng tàu để nhận vận đơn. Vì vận đơn quy định "Giao hàng theo lệnh của NHPH" nên để lấy được hàng bán ngay, nhà NK phải làm đơn để NHPH ký hậu vận đơn. Ký hậu là hành vi thể hiện ý chí tự nguyện chuyển nhượng giấy tờ có giá cho người khác. Khi vận đơn đã được NHPH. ký hậu thì nhà NK có quyền nhận hàng.

Vấn đề đặt ra là, theo quy tắc giao dịch L/C, một khi NHPH đã ký hậu vận đơn và người NK đã nhận hàng, thì NHPH phải thanh toán vô điều kiện khi nhận được bộ chứng từ, ngay cả khi chứng từ có sai sót. Chính vì vậy để được NHPH ký hậu vận đơn thì nhà nhập khẩu phải:

  • Thanh toán ngay hoặc cam kết thanh toán vô điều kiện ngay cả khi chứng từ có sai sót, và ngay cả khi hàng hóa nhận được không đúng với định trong hợp đồng ngoại thương.
  • Phải thực hiện bảo đảm tín dụng theo yêu cầu của NHPH.

Nếu giao hàng bằng đường hàng không thì NHPH không ký hậu và đơn hàng không (vì vận đơn hàng không không phải chứng từ sở hữu hàng hóa) mà sẽ phát hành một thư ủy quyền nhận hàng.

b.5. Bảo lãnh nhận hàng:

Nếu L/C quy định xuất trình trọn bộ vận đơn gốc (full set) mà hàng hóa lại đến trước bộ chứng từ. Khi nhận được thông báo hàng đến, nhà nhập khẩu làm đơn yêu cầu NHPH phát hành một thư bảo lãnh nhận hàng. Vì ngân hàng có uy tín, nên khi nhà nhập khẩu xuất trình bảo lãnh thì người chuyên chở sẽ giao hàng.

Tương tự như trong trường hợp ký hậu vận đơn, khi đã phát hành bảo lãnh nhận hàng, thì theo quy tắc giao dịch L/C, NHPH phải thanh toán vô điều kiện khi nhận được bộ chứng từ, ngay cả khi chứng từ có sai sót. Như vậy, để bảo đảm an toàn, NHPH phải yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán ngay hay cam kết thanh toán vô điều kiện khi đến hạn, đồng thời NHPH cũng yêu cầu nhà nhập khẩu thực hiện các biện pháp bảo đảm tín dụng theo yêu cầu của mình.

Điểm khác biệt cơ bản giữa ký hậu vận đơn và phát hành thư bảo lãnh nhận hàng đó là:

Theo quy tắc, người chuyên chở chỉ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình khi thu hồi được vận đơn gốc. Như vậy, NHPH thư bảo lãnh là "con nợ" chừng nào chưa xuất trình được vận đơn gốc cho người chuyên chở để thu hồi thư bảo lãnh. Như vậy, cho dù nhà nhập khẩu đã nhận được hàng, nhưng nghĩa vụ của ngân hàng phát hành thư bảo lãnh vẫn còn đối với người chuyên chở. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa ký hậu vận đơn và phát hành thư bảo lãnh nhận hàng.

Ngân hàng phát hành sẽ gặp rủi ro nếu trong bộ chứng từ đến sau không có vận đơn gốc. Trong thực tế đã xảy ra trường hợp này. Nhà xuất khẩu khi biết được rằng ngân hàng đã phát hành thư bảo lãnh để người nhập khẩu nhận hàng, anh ta đã phát sinh hành vi lừa đảo bằng cách, trong bộ chứng từ 

4.Tài trợ thương mại quốc tế trên cơ sở bao thanh toán tương đối (factoring)

Factoring là việc mua bán các khoản phải thu chưa đến hạn tại một mức chiết khấu nhất định; nó là một công cụ tài chính cung cấp cho người bán bốn dịch vụ cơ bản là: 

  • Tài trợ vốn ngắn hạn
  • Dịch vụ thu hộ tiền từ người mua
  • Dịch vụ quản lý sổ sách kế toán bán hàng
  • Dịch vụ bảo đảm rủi ro tín dụng. 

Theo Quy chế hoạt động Bao thanh toán do NHNN ban hành theo QĐ1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004: "Factoring là một hình thức cấp, dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại, khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng, và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng".

Đặc điểm của Factoring như sau:

  • Đây là hợp đồng mua bán các khoản phải thu chưa đến hạn. 
  • Nhà Factor tài trợ cho người bán bằng cách ứng trước tiền.
  • Nhà Factor cung cấp dịch vụ quản lý sổ sách kế toán bán hàng và tiến hành thu nợ khi đến hạn.
  • Nhà Factor (chứ không phải người bán) đảm nhận rủi ro tín dụng (do đặc thù của nghiệp vụ Factoring chủ yếu là miễn truy đòi, nên mọi rủi ro trong thanh toán do nhà Factor chịu).

5. Tài trợ thương mại quốc tế trên cơ sở bao thanh toán tuyệt đối (forfailting)

Dịch vụ Forfaiting có những đặc điểm chủ yếu sau: 

(1) Chuyển hóa khoản thu XK trả chậm thành trả ngay, cải thiện khả năng thanh khoản và luồng tiền mặt cho nhà XK.

(2) Nhà XK tránh được rủi ro quốc gia và rủi ro thị trường liên quan đến các khoản phải thu XK.

(3) Nhà XK được tài trợ đến 100% giá trị XK, lớn hơn nhiều so với các hình thức tài trợ XK thông thường (75 - 80%).

(4) Khoản tài trợ forfaiting không thể là một khoản nợ trên bảng cân đối của nhà XK, do đó, không làm xấu đi các chỉ tiêu tài chính..

(5) Do lãi suất áp dụng là cố định và được thanh toán ngay, nên loại trừ được rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá.

(6) Nhà XK được giải phóng khỏi công việc quản lý tín dụng.

(7) Giúp nhà XK mở rộng được tín dụng XK trung dài hạn, tăng được thị phần bán hàng.

(8) Giúp giảm được chi phí bảo hiểm tín dụng XK.

Hy vọng, bài viết của Lê Ánh đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về vấn đề Các Hình Thức Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế. Nếu có câu hỏi về hợp đồng ngoại thương hoặc muốn có thêm kiến thức trong lĩnh vực xuất nhập khẩu bạn có thể tham khảo thêm tại mục xuất nhập khẩu của Leanh.edu.vn

Xem thêm: 

Khóa học xuất nhập khẩu online này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.

Leanh.edu.vn chúc các bạn học tập hiệu quả!

0 câu trả lời
2835 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

hoc-xuat-nhap-khau-o-dau-tot

Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt? [Những Lưu Ý Cần Biết]

Xuất Nhập Khẩu
tri-gia-hai-quan

Trị Giá Hải Quan Là Gì? Cách Tính Trị giá Hải Quan

Xuất Nhập Khẩu
cfs-la-gi

Kho CFS Là Gì? So Sánh Kho CFS Và Kho Ngoại Quan

Xuất Nhập Khẩu
lcl-la-gi-trong-xuat-nhap-khau

LCL Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Vận Chuyển Hàng LCL

Xuất Nhập Khẩu
nhan-vien-purchasing

Purchasing Là Nghề Gì? Nhân Viên Purchasing Làm Gì?

Xuất Nhập Khẩu
d-o-lenh-giao-hang-la-gi

D/O Là Gì? Tìm Hiểu Về Lệnh Giao Hàng (Delivery Order)

Xuất Nhập Khẩu
1 2 Tư vấn facebook

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau