Cách Hạch Toán Tài Khoản 131 (Phải Thu Của Khách Hàng) Theo TT 200, 133

Mục lục

Tài khoản 131 là gì? Hạch toán tài khoản 131 như thé nào? Bài viết dưới đây, Lê Ánh Online sẽ hướng dẫn chi tiết cách hạch toán tài khoản 131 theo Thông tư 200 và 133, các bạn tho dõi nhé!

1. Tài khoản 131 là gì? Ví dụ về tài khoản 131

Tài khoản 131 (Phải thu của khách hàng) là tài khoản dùng để phản ánh khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp đối với khách hàng về tiền bán hàng hóa, sản phẩm, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ.

Ngoài ra, tài khoản 131 còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu xây dựng cơ bản với người giao thầu về khối lượng công tác xây dựng cơ bản đã hoàn thành. Lưu ý không phản ánh các nghiệp vụ thu tiền ngay vào tài khoản 131.

Ví dụ: Công ty ABC xuất khẩu một lô hàng gồm 200 sản phẩm X hợp đồng giá FOB (giá bán của hàng hóa tính đến cửa xuất khẩu, không tính phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế) là 11 USD/sản phẩm. Tỷ giá tính thuế là 22.500 đồng/USD, thuế xuất khẩu của sản phẩm X là 5%. Bên mua chưa thanh toán tiền hàng cho bên bán.

Giải:

Thuế xuất khẩu mà công ty ABC phải nộp là (200 x 11 x 22.500) x 5%= 2.475.000 đồng

Hạch toán:

Nợ tài khoản 131: 975.000

Có tài khoản 511: 49.500.000

Có tài khoản 3333: 2.475.000

Kế toán hàng bán bị khách hàng trả lại là:

Nợ tài khoản 5213 - hàng bán bị trả lại (giá bán chưa tính thuế)

Nợ tài khoản 333 - thuế và các khoản phải nộp lên nhà nước (số thuế giá trị gia tăng của hàng bán bị trả lại, hạch toán chi tiết cho từng loại thuế)

Có tài khoản 131 - phải thu của khách hàng

2. Nguyên tắc hạch toán tài khoản 131

Đối với khoản phải thu của khách hàng, kế toán cần hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, bên cạnh đó phải theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi và ghi chép theo từng lần thanh toán một cách rõ ràng, kĩ càng.

Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua hàng hóa, sản phẩm, nhận cung cấp dịch vụ kể cả bất động sản đầu tư, tài sản cố định hay các khoản đầu tư tài chính.

Trong tài khoản 131, bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận đối với các khoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu, các giao dịch bán hàng cũng như cung cấp dịch vụ thông thường.

Đối với hạch toán chi tiết TK 131, kế toán phải phân loại các khoản nợ và loại nợ ra để có thể trả đúng hạn, còn đối với những khoản nợ khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc tìm ra phương pháp để xử lý.

Trong quá trình mua bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ mà bên nhận không được cung cấp đúng như trong thỏa thuận hợp đồng thì họ có thể yêu cầu bên bán giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng hóa đã giao.

Ngoài, DN Pphải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng chia theo từng loại nguyên tệ.

3. Sơ đồ hạch toán tài khoản 131 - Tài khoản phải thu khách hàng

Sơ đồ kế toán tài khoản 131

4. Hướng dẫn cách hạch toán tài khoản 131

4.1. Cách hạch toán tài khoản 131 theo Thông tư 133

Hạch toán phải thu của khách hàng

4.2. Cách hạch toán tài khoản 131 theo Thông tư 200

Sơ đồ hạch toán tài khoản 131 theo Thông tư 200

TH1 - Trong trường hợp bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng mà chưa thu tiền, kế toán thực hiện hạch toán như sau:

  • Ghi nợ vào tài khoản 131: Tổng giá trị phải thu từ khách hàng.
  • Ghi có vào tài khoản 511: Doanh thu cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ (không bao gồm thuế).
  • Ghi có vào tài khoản 33311: Số tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp

TH2 - Trong trường hợp giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại hoặc chiết khấu thương mại sau khi đã bán hàng, kế toán cần thực hiện các hạch toán như sau:

  • Nợ TK 521: Hàng bán trả lại; Chiết khấu thương mại; giảm giá hàng bán
  • Nợ TK 333: Thuế và khoản phải nộp nhà nước

Trong một số trường hợp, việc giảm giá hoặc trả lại hàng có thể ảnh hưởng đến số thuế phải nộp cho nhà nước. Do đó, ta cần ghi nhận số tiền thuế và các khoản phải nộp liên quan vào tài khoản này.

  • Có TK 131: Phải thu khách hàng

TH3 - Khi khách hàng thanh toán tiền hoặc ứng trước tiền hàng, bút toán hạch toán sẽ như sau:

  • Nợ tài khoản 111 (hoặc 112): Thu tiền bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
  • Có tài khoản 131: Ghi lại số tiền khách hàng thanh toán trước.

Tuy nhiên, có một điểm khác biệt trong việc hạch toán khi khách hàng thanh toán và khi khách hàng ứng trước tiền hàng:

1. Khách hàng thanh toán: Kế toán được bù trừ bên Có với bên Nợ của tài khoản 131.

2. Khách hàng ứng trước: Không được thực hiện bù trừ.

TH4 - Khi khách hàng thanh toán tiền hàng bằng sản phẩm, kế toán sẽ ghi giảm tài khoản Phải thu khách hàng như thông thường. Tuy nhiên, tài khoản đối ứng sẽ là tài khoản sản phẩm tương ứng.

Cụ thể, các giao dịch sau được thực hiện:

- Nợ TK 153, 153, 156, 155: Nguyên vật liệu, CCDC (Công cụ dụng cụ), hàng hóa và thành phẩm.

- Nợ TK 133: Thuế GTGT (Giá trị gia tăng) khấu trừ.

- Có TK 131: Phải thu khách hàng.

TH5 - Khi khách hàng không thanh toán đúng hạn, nếu các khoản phải thu từ khách hàng đã quá hạn mà không có khả năng thu hồi, kế toán sẽ thực hiện xóa sổ các khoản phải thu đó.

Thực hiện các bút toán sau:

- Nợ tài khoản 2293: Dự phòng tổn thất cho các khoản phải thu đã được lập;

- Nợ tài khoản 6422: Dự phòng tổn thất chưa được lập;

- Có tài khoản 131: Khoản phải thu từ khách hàng.

Đối với việc xử lý các khoản phải thu ngoại tệ vào cuối kỳ kế toán, khi một khoản nợ phải thu từ khách hàng là trong ngoại tệ, kế toán cần tiến hành đánh giá lại giá trị của nó.

Nếu có lãi tỷ giá, ghi như sau:

Nợ TK 131: Số tiền chưa thu của khách hàng;

Có TK 413: Số tiền chênh lệch tỷ giá.

Cuối kỳ năm tài chính kết chuyển:

Nợ TK 413: Số tiền chênh lệch tỷ giá;

Có TK 515: Lãi tỷ giá (doanh thu hoạt động tài chính).

Khi có phát sinh lỗ tỷ giá, ghi như sau:

Nợ TK 413: Số tiền chênh lệch tỷ giá;

Có TK 131: Số tiền chưa thu của khách hàng.

Cuối kỳ kết chuyển, số tiền chênh lệch tỷ giá từ lỗ tỷ giá được ghi nhận vào nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính. Đồng thời, số tiền này cũng được ghi nhận vào có tài khoản 413 - Số tiền chênh lệch tỷ giá.

5. Sổ chi tiết phải thu khách hàng

Sổ chi tiết công nợ được hiểu đơn giản là mẫu số dùng để ghi lại tất cả các giao dịch phải thu và phải trả phát sinh với từng khách hàng và nhà cung cấp, được ghi chép chi tiết theo từng ngày. Sổ chi tiết thường được mở với các tài khoản như: Tài khoản 131 (phải thu khách hàng), tài khoản 133 (phải trả người bán), tài khoản 141 (phải thu nội bộ).

Đây là một loại sổ có vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý công nợ của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Hỗ trợ theo dõi công nợ của doanh nghiệp, theo từng đối tượng cụ thể, là căn cứ để kế toán lập bảng tổng hợp công nợ cuối kỳ giúp cho DN nắm bắt được số dư công nợ của mình với từng đối tác hay từng nhà cung cấp.

- Sổ chi tiết cung cấp nguồn dữ liệu để kiểm tra và đối chiếu nếu phát hiện chênh lệch công nợ cuối kỳ.

Thông thường doanh nghiệp sẽ thiết kế riêng mẫu sổ chi tiết công nợ phải thu và sổ chi tiết công nợ phải trả, tuy nhiên dù vậy thì chúng vẫn sẽ có một số nội dung tương tự nhau như:

- Số hiệu chứng từ và thời gian

- Diễn giải nội dung của nghiệp vụ (ví dụ như thanh toán cho hợp đồng nào, hóa đơn nào,...)

- Thông tin các tài khoản đối ứng

- Số tiền phát sinh có và nợ

Để lập sổ chi tiết công nợ trên Excel ta phải thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Tạo thông tin cơ bản gồm có: tên doanh nghiệp đối tác, tên loại sổ, thời gian theo dõi, tên đối tượng nhà cung cấp/ khách hàng, số tài khoản tương ứng
  • Bước 2: Ghi các số liệu đầu kỳ
  • Bước 3: Tạo các cột ghi chép các thông tin cơ bản về mỗi nghiệp vụ. Các cột cần tạo bao gồm: số thứ tự, thời gian lập chứng từ, diễn giải nội dung nghiệp vụ, tên các tài khoản đối ứng, số tiền có và nợ của mỗi giao dịch
  • Bước 4: Tổng hợp số liệu cuối kỳ. Ở bước này ta dùng hàm Sum để tính tổng giá trị các giao dịch phát sinh Có và Nợ trong kỳ, số dư cuối kỳ bên nợ bằng với số dư đầu kỳ bên nợ
  • Bước 5: Ghi thông tin chốt sổ. Thông tin này sẽ bao gồm: thời gian lập sổ và chữ ký của những người liên quan như người lập, kế toán trưởng, giám đốc.

Sổ chi tiết tài khoản 131

6. Mẫu báo cáo công nợ phải thu khách hàng

Mẫu báo cáo công nợ phải thu của khách hàng

Bảng công nợ phải thu của khách hàng

7. Quy trình luân chuyển chứng từ phải thu khách hàng

  • Bước 1: Nhận đặt hàng
  • Bước 2: Kiểm tra tình hình công nợ khách hàng
  • Bước 3: Kiểm tra hàng tồn kho
  • Bước 4: Lập lệnh bán hàng
  • Bước 5: Chuẩn bị giao hàng
  • Bước 6: Giao hàng và vận chuyển hàng hóa
  • Bước 7: Cập nhật giảm hàng tồn kho
  • Bước 8: Lập hóa đơn
  • Bước 9: Theo dõi phải thu khách hàng
  • Bước 10: Thu tiền
  • Bước 11: Hạch toán tổng hợp và tiến hành lập báo cáo

Tham khảo thêm:

Trên đây là tất cả các thông tin liên quan đến tài khoản 131 mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, chúc các bạn có một ngày học tập và làm việc hiệu quả.

Để được đào tạo bài bản về kế toán tổng hợp qua những video do các kế toán trưởng đã có nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ các bạn có thể tham khảo khóa học dưới đây:

Khóa học kế toán tổng hợp online

 Khóa học kế toán tổng hợp online

Khóa học này sẽ giúp các bạn có được kiến thức thực tế bài bản và hệ thống để tự tin lên, phân tích được báo cáo tài chính và báo cáo thuế; Sử dụng thành thạo phần mềm Kế toán Misa hoặc Excel

Ngoài ra khi đăng ký khóa học kế toán tổng hợp online bạn còn được tặng phần mềm Kế toán Misa bản quyền full chức năng (update bản mới nhất) và chia sẻ tài liệu, mẫu biểu kế toán giá trị

Leanh.edu.vn chúc các bạn thành công!

0 câu trả lời
2824 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

hoc-ke-toan-thue-cho-nguoi-moi-bat-dau-min

Học Kế Toán Thuế Cho Người Mới Bắt Đầu – Hướng Dẫn Từng Bước

Kế Toán
chi-so-tai-chinh

Các Chỉ Số Quan Trọng Khi Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Kế Toán
huong-dan-tra-cuu-bao-cao-tai-chinh-cua-cac-cong-ty

Hướng Dẫn Tra Cứu Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty

Kế Toán
hoc-ke-toan-thue-online-huong-dan-tu-a-den-z-1

Học Kế Toán Thuế Online: Hướng Dẫn Từ A Đến Z

Kế Toán
hach-toan-hang-ban-bi-tra-lai-theo-thong-tu-200-133

Hạch Toán Hàng Bán Bị Trả Lại Theo Thông Tư 200, 133

Kế Toán
nguyen-tac-ke-toan-la-gi

Nguyên Tắc Kế Toán Là Gì? Các Nguyên Tắc Kế Toán Cơ Bản

Kế Toán
1 2 Tư vấn facebook

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau