Cách Sử Dụng Hàm Vlookup Trong Excel Từ Cơ Bản - Nâng Cao
Mục lục
Trong Excel, hàm Vlookup là hàm được sử dụng vô cùng rộng rãi và phổ biến khi tìm kiếm dữ liệu theo hàng dọc. Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều người chưa hiểu về hàm Vlookup. Hàm Vlookup là gì? Cách sử dụng hàm Vlookup như thế nào? Hãy cùng Lê Ánh Online theo dõi bài viết sau nhé!
1. Hàm Vlookup trong Excel dùng để làm gì?
Vlookup là từ được kết hợp giữa vertical - hàng dọc và lookup - tìm kiếm trong tiếng Anh. Vlookup được hiểu đơn giản là hàm tìm kiếm dữ liệu theo hàng dọc.
Trong Excel, hàm Vlookup được sử dụng để trả về dữ liệu tương ứng theo hàng ngang tương ứng và tìm dò dữ liệu trong một bảng hoặc một phạm vi theo hàng dọc.
Trong thực tế, hàm Vlookup được sử dụng vô cùng phổ biến và rộng rãi khi tìm tên hàng hóa, sản phẩm, giá tiền, số lượng,... dựa trên mã sản phẩm, mã vạch,... hoặc tìm kiếm tên nhân viên và xếp loại họ dựa vào các tiêu chí trên.
2. Ý nghĩa hàm Vlookup
Hàm Vlookup trong Excel được sử dụng rất nhiều trong thực tế (kế toán, hành chính nhân sự, văn phòng...)
- Dùng để tìm kiếm dữ liệu theo cột
- Có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các hàm khác trong Excel như hàm IF, hàm SUM,...
3. Cấu trúc hàm Vlookup trong Excel
Cấu trúc hàm Vlookup trong Excel
= Vlookup (Lookup_value; table_array; Col_index_num; [Range_lookup])
Trong đó có:
- Lookup_value: Đây là giá trị mà bạn muốn tìm. Bạn có thể điền giá trị trực tiếp vào tham chiếu tới một ô trên bảng tính Excel hoặc điền trực tiếp vào công thức.
- Table_array: Là bảng giới hạn tìm kiếm, bạn bắt buộc phải F4 (hoặc FN+F4, tùy vào từng loại laptop) để Fix cố định giá trị cho mục đích copy công thức tự động.
- Col_index_num: Đây là số thứ tự của cột lấy dữ liệu trong bảng mà bạn muốn tìm, nó được tính theo thứ tự từ trái qua.
- Range_lookup: Là giá trị logic (FALSE = 0, TRUE = 1) quyết định tìm kiếm, so sánh chính xác hoặc tìm kiếm, so sánh tương đối trong bảng giới hạn.
- Nếu Range_lookup=1 (TRUE): Là so sánh tương đối
- Nếu Range_lookup=0 (FALSE): Là so sánh chính xác
- Nếu bạn bỏ qua Range_lookup thì Excel sẽ mặc định Range_lookup = 1.
Lưu ý 1: Khi sử dụng hàm Vlookup hay bất kỳ hàm Excel nào bạn cũng nên để ý đến chức năng gợi ý hiện ra ngay bên dưới khi bắt đầu nhập hàm (như hình minh họa). Với chức năng này bạn không cần nhớ quá rõ cấu trúc của từng hàm, và có thể biết được cần nhập tiếp thuộc tính nào của hàm (đến thuộc tính nào sẽ bôi đậm so với các thuộc tính còn lại) |
4. Cách dùng hàm Vlookup trong Excel - ví dụ thực tế
4.1. Cách sử dụng hàm Vlookup đơn giản
Bài tập 1: Tính cột tiền công dưới bảng sau:
Ta áp dụng công thức: =Vlookup(E5;$J$7:$M$11;3;0)
Trong đó có:
- E5 là giá trị cần tìm của các Xếp loại A, B, C
- $J$7:$M$11 là bảng giới hạn cần dò tìm (Lưu ý, bạn cần có định bảng F4 (Hoặc Fn + F4 tùy loại máy)
- 3 là thứ tự của cột giá trị cần lấy
- 0: trường hợp này do chúng ta cần lấy giá trị tuyệt đối nên sẽ chọn là 0 hoặc False đều được
Sau khi áp dụng công thức trên ta có kết quả như sau:
Bài tập 2: Tính cột Tiền thưởng dưới bảng sau:
Ta áp dụng công thức: =Vlookup(E5;$J$7:$M$11;4;0)
Trong đó:
- E5 là giá trị cần tìm của các Xếp loại A, B, C
- $J$7:$M$11 là bảng giới hạn cần dò tìm
- 4 là thứ tự của cột giá trị cần lấy
- 0: trường hợp này do chúng ta cần lấy giá trị tuyệt đối nên sẽ chọn là 0 hoặc False đều được
Sau khi áp dụng công thức trên ta có kết quả như sau:
»» Link Download: Bài tập cách sử dụng hàm Vlookup
4.2. Cách sử dụng Vlookup giữa 2 sheet
Với bảng điểm số như sau:
Yêu cầu: Chuyển đổi điểm học phần bằng số sang bằng chữ, sử dụng bảng ở sheet 1
Với yêu cầu này, chúng ta có thể sử dụng hàm Vlookup giữa 2 sheet như sau:
Ta áp dụng công thức: =Vlookup(M10;Sheet1!B2:C12;2;0)
Trong đó:
- M10 là giá trị cần chuyển đổi sang chữ
- Sheet1!B2:C12 là bảng chuyển đổi số điểm được lấy từ Sheet1
- 2 là thứ tự của cột giá trị cần lấy
- 0: trường hợp này do chúng ta cần lấy giá trị tuyệt đối nên sẽ chọn là 0 hoặc False đều được
Sau khi áp dụng công thức trên ta có kết quả như sau:
»» Link Download: Bài tập cách sử dụng hàm Vlookup giữa 2 sheet
4.3. Hàm Vlookup kết hợp với hàm Left
Dựa vào Mã sinh viên và bảng Mã - Ngành để bổ sung cột Ngành
Cùng Lê Ánh Online phân tích với đề bài này như sau: Để sử dụng hàm Vlookup thì đòi hỏi giữa 2 bảng cần có điểm chung. Tuy nhiên, hiện tại cột Mã Sinh Viên không chỉ chứa mỗi mã ngành mà còn thêm một số ký tự khác nữa.
Vì vậy để lấy được Mã ngành chúng ta cần sử dụng HÀM LEFT để tách chuỗi. Cụ thể sẽ sử dụng công thức như sau:
=VLOOKUP(LEFT(B8;2);$G$7:$H$10;2;0)
Trong đó:
- Left(B8;2): là sử dụng hàm Left để lấy 2 ký tự bên trái của Mã Sinh Viên
- $G$7:$H$10: là bảng giới hạn cần dò tìm
- 2: là cột lấy giá trị
- 0: trường hợp này do chúng ta cần lấy giá trị tuyệt đối nên sẽ chọn là 0 hoặc False đều được
Sau khi áp dụng công thức trên ta có kết quả như sau:
»» Link Download: Bài tập cách sử dụng hàm Vlookup giữa 2 sheet
5. Những lỗi thường gặp phải khi dùng hàm Vlookup
- Thứ nhất là sai định dạng, định dạng text cho các số
- Thứ hai là thừa dấu cách chỗ cuối cùng của điều kiện tìm kiếm
- Thứ ba là không khóa mảng tham chiếu cần tìm kiếm lại
- Nhầm dấu phân cách giữa các thuộc tính trong hàm Vlookup
Khi gặp lỗi này màn hình sẽ hiện 1 thông báo như hình trên. Khi đó bạn chỉ cần thay dấu phẩy (,) thành dấu chấm phẩy (;) và ngược lại (Lỗi này thường là do cài đặt của từng máy tính khác nhau)
Nếu bạn nào làm kế toán có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng hàm Vlookup trong kế toán dưới đây:
Xem thêm:
- Cách Lọc Dữ Liệu Trong Excel (Dữ Liệu Trùng, Dữ Liệu Có Điều Kiện)
- Cách Sử Dụng Hàm Round - Hàm Làm Tròn Số Trong Excel
- 2 Cách Tách Họ Và Tên Trong Excel
- Cách Đặt Mật Khẩu Cho File Excel Mọi Phiên Bản
- Cách Định Dạng Ngày Tháng Trong Excel
- Cách Khắc Phục Lỗi Value Trong Excel Chi Tiết
Trên đây là tất cả các thông tin về Hàm Vlookup mà Leanh.edu.vn muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi!
Nếu các bạn muốn có kỹ năng tin học chuyên nghiệp và có chứng chỉ tin học theo thông tư 03 Bộ Thông tin và truyền thông hãy tham gia khóa học dưới đây:
Trong khóa học, các bạn sẽ được tiếp xúc với những kiến thức, nghiệp vụ tin học về Word -Excel - Powerpoint. Chương trình học sẽ đi từ kiến thức nền tảng đến kiến thức chuyên sâu, học lý thuyết đến đâu thực hành luôn đến đó.
Đồng thời, bạn cũng được giảng viên hỗ trợ xuyên suốt quá trình học. Mọi thắc mắc sẽ được giảng viên hỗ trợ nghiệp vụ cho đến khi thành thạo thì thôi. Hãy đăng ký khóa học ngay để được nhận ưu đãi học phí cực hấp dẫn nữa nhé!
Lê Ánh chúc bạn thành công!
0 Bình luận