Kiểm Tra Sau Thông Quan Là Gì - Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết

Mục lục

Để xuất khẩu hoặc nhập khẩu một hàng hóa, sản phẩm nào đó cần trải qua rất nhiều công đoạn, kiểm tra sau thông quan là một phần trong đó.

Kiểm tra sau thông quan là gì? Kiểm tra sau thông quan cần làm những gì, đối tượng kiểm tra là ai? Hãy cùng Leanh.edu.vn theo dõi bài viết sau để tìm câu trả lời nhé.

1. Kiểm tra sau thông quan là gì?

Kiểm tra sau thông quan được hiểu đơn giản là một hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, sổ kế toàn và một số tài liệu, chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa, kiểm tra hàng hóa thực tế trong một số trường hợp cần thiết và các điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.

Kiểm tra sau thông quan trong tiếng Anh là gì? 

Kiểm tra sau thông quan là gì

Ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những định nghĩa về kiểm tra sau thông quan khác nhau, kéo theo đó cách gọi nghiệp vụ này cũng có sự khác nhau, ví dụ như: trong tiếng Anh kiểm tra sau thông quan là Post clearance audit (PCA) hay như kiểm toán hải quan là Customs audit (CA),...

Kiểm tra sau thông quan nhằm xác định tính chính xác, trung thực của các nội dung chứng từ do người khai hải quan cung cấp (khai, nộp, xuất trình) với cơ quan hải quan đối với hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu, xuất khẩu đã được thông quan.

Ví dụ về kiểm tra sau thông quan

Kiểm tra chứng từ được khai trong hồ sơ hải quan của công ty A khi xuất khẩu hàng hóa qua Mỹ, hay kiểm tra hàng hóa thực tế để đối chiếu với hàng hóa được nhập khẩu của Doanh nghiệp X,...

2. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan

Đối tượng kiểm tra sau thông quan

- Các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và các quy định khác có liên quan đến hoạt động quản lý xuất nhập khẩu.

- Kiểm tra sau thông quan trên cơ sở áp dụng để quản lý rủi ro

- Kiểm tra xem người khai hải quan có tuân thủ pháp luật hay không

3. Vai trò của kiểm tra sau thông quan là gì?

Kiểm tra sau thông quan đóng một vai trò rất lớn, không thể thiếu trong xuất nhập khẩu hàng hóa:

- Thứ nhất là giúp nâng cao năng lực quản lý của cơ quan Hải quan, chống các hoạt động gian lận thương mại, đồng thời cũng cho phép, tạo điều kiện áp dụng đơn giản hóa, tự động hóa các thủ tục hải quan, đảm bảo cho việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu diễn ra nhanh chóng, góp phần tích cực vào việc phát triển và giao lưu thương mại quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư, từ đó góp phần tạo nên một môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trong sản xuất và lưu thông.

- Thứ hai là đảm bảo việc tuân thủ pháp luật: Kiểm tra sau thông quan giúp chủ hàng có thể thực hiện nghiêm chỉnh Luật hải quan và các điều luật khác có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu, từ đó nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật.

- Thứ ba là góp phần tăng thuế, giảm chi phí và rủi ro, mất mát.

- Thứ tư là thông qua việc nhận biết và xử lý các rủi ro tiềm ẩn của toàn hệ thống kiểm tra, giám sát hải quan có tác động tích cực đối với hệ thống quản lý của cơ quan Hải quan.

4. Lợi ích của kiểm tra sau thông quan

- Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của cá cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu

- Hạn chế các hoạt động gian lận trong thương mại như trốn thuế

- Tạo điều kiện, thúc đẩy hoạt động thông quan diễn ra nhanh chóng, hàng hóa lưu thông thuận lợi

5. Những quy định về kiểm tra sau thông quan

- Thời gian kiểm tra sau thông quan tối đa là 5 ngày

- Phải gửi quyết định kiểm tra sau thông quan cho người khai hải quan trong vòng 3 ngày làm việc tính từ ngày ký, chậm nhất là 5 ngày trước ngày kiểm tra.

- Người khai hải quan phải giải trình, cung cấp hồ sơ và các chứng từ liên quan đến hồ sơ được yêu cầu kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan

- Trong thời gian cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, người khai hải quan có quyền được giải trình và cung cấp, bổ sung thêm thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan.

- Kể từ ngày kết thúc kiểm tra trong vòng 5 ngày, người ra quyết định kiểm tra có trách nhiệm ký thông báo kết quả kiểm tra và gửi cho người khai hải quan.

6. Quy trình kiểm tra sau thông quan

Bước 1: Thu thập, phân tích, nhận định thông tin

Bước 2: Đề xuất kiểm tra theo dấu hiệu, rủi ro và đề xuất kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật (theo danh sách được phê duyệt)

Bước 3: Người có thẩm quyền quyết định kiểm tra thông báo thu thập thông tin trước khi quyết định kiểm tra (nếu cần)

Bước 4: Thực hiện kiểm tra (quyết định hủy, sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định kiểm tra (nếu có))

  • Công bố quyết định kiểm tra
  • Ký biên bản công bố quyết định kiểm tra
  • Tiến hành kiểm tra

Bước 5: Báo cáo kết quả kiểm tra

Bước 6: Kết luận kiểm tra

  • Lập và gửi dự thảo kết luận kiểm tra
  • Ký ban hành kết luận kiểm tra

Bước 7: Quyết định xử lý kết quả kiểm tra

Bước 8: Cập nhật phản hồi hệ thống, lưu hồ sơ

Quy trình kiểm tra sau thông quan

7. Mức phạt kiểm tra sau thông quan

- Phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng

- Phạt tiền từ 2 đến 4 triệu đồng

- Phạt tiền từ 4 đến 10 triệu đồng

- Phạt tiền từ 8 đến 12 triệu đồng

- Phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng

- Bán hàng hóa, sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp tại cửa hàng miễn thuế nhưng không dán tem “VietNam duty not paid” theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 40 triệu đồng (tùy vào mức độ vi phạm)

- Phạt tiền từ 40 đến 80 triệu đồng

- Xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa trong thực tế mà không khớp với những gì đã khai trong tờ khai hải quan và không có chứng từ để khai bổ sung theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 5 đến 80 triệu đồng (tùy vào mức độ vi phạm)

8. Một số bài tập tình huống kiểm tra sau thông quan

Công ty ABC vừa nhập một lô hàng vào Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi hàng hóa được vào phân luồng vàng, thì đối tác bên Trung đã gửi thông báo cho Công ty ABC rằng họ gửi nhầm hàng và có phát hiện sai sót trên tờ khai hải quan: Có một mặt hàng đã bị khai sai tên, số lượng và hai mặt hàng phải có giấy phép theo quy định của pháp luật, nhưng do đối tác gửi nhầm nên chưa chuẩn bị kết quả kiểm tra chuyên ngành.

Hỏi: Công ty ABC có được khai hồ sơ bổ sung hay không? Vì sao?

Trả lời: Theo quy định tại Luật Hải quan, đối với mặt hàng bị khai sai về tên và số lượng nhưng không vi phạm chính sách quản lý chuyên ngành thì công ty ABC được phép khai bổ sung và sẽ bị xử phạt hành vi vi phạm hành chính theo quy định Pháp luật.

Đối với những mặt hàng chưa được khai báo hải quan và là mặt hàng thuộc mục nhập khẩu đối tượng quản lý chuyên ngành thì Công ty ABC không được khai bổ sung, cơ quan hải quan sẽ tiến hành xử lý theo quy định Pháp luật.

Tham khảo:

Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến kiểm tra sau thông quan mà Leanh.edu.vn muốn cung cấp đến các bạn. Cảm ơn sự theo dõi của các bạn, chúc các bạn luôn mạnh khỏe, vui vẻ, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Nếu bạn muốn học xuất nhập khẩu - logistics một cách đầy đủ và chi tiết qua video chia sẻ của những chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề thực tế thì bạn hãy tham khảo khóa học dưới đây:

Khóa học này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.

Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.

Chúc các bạn học tập hiệu quả!

0 câu trả lời
1777 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

hoc-xuat-nhap-khau-o-dau-tot

Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt? [Những Lưu Ý Cần Biết]

Xuất Nhập Khẩu
tri-gia-hai-quan

Trị Giá Hải Quan Là Gì? Cách Tính Trị giá Hải Quan

Xuất Nhập Khẩu
cfs-la-gi

Kho CFS Là Gì? So Sánh Kho CFS Và Kho Ngoại Quan

Xuất Nhập Khẩu
lcl-la-gi-trong-xuat-nhap-khau

LCL Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Vận Chuyển Hàng LCL

Xuất Nhập Khẩu
nhan-vien-purchasing

Purchasing Là Nghề Gì? Nhân Viên Purchasing Làm Gì?

Xuất Nhập Khẩu
d-o-lenh-giao-hang-la-gi

D/O Là Gì? Tìm Hiểu Về Lệnh Giao Hàng (Delivery Order)

Xuất Nhập Khẩu
1 2 Tư vấn facebook

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau