Cách Làm Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan

Mục lục

Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất/gia công xuất khẩu (thường thuộc loại hình doanh nghiệp miễn thuế nhập khẩu như sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất) được yêu cầu làm báo cáo quyết toán hải quan về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu nộp cho cơ quan hải quan.

Vậy báo cáo quyết toán hải quan là gì? Cách làm như thế nào, cùng leanh.edu.vn tham khảo bài viết dưới đây:

>>>>> Bài viết xem nhiều: Khóa học Khai báo Hải quan

1/ Báo cáo quyết toán hải quan là gì?

Báo cáo quyết toán hải quan là bản báo cáo do cơ quan hải quan yêu cầu từ các doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất - doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế khi nhập khẩu nguyên vật liệu, sản phẩm sau đó xuất khẩu.

Báo cáo quyết toán hải quan thể hiện thông tin về lượng nguyên vật liệu nhập khẩu, đối chiếu với các thành phẩm được xuất khẩu từ định mức về mức tiêu hao của nguyên vật liệu đó.

Các doanh nghiệp được miễn thuế trong trường hợp trên đều phải thực hiện báo cáo quyết toán hải quan và nộp cho cơ quan hải quan.

2/ Những doanh nghiệp cần làm báo cáo quyết toán hải quan

Những doanh nghiệp thuộc đối tượng loại hình doanh nghiệp miễn thuế như sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất, do hải quan quy định đều cần làm báo cáo quyết toán hải quan.

Trường hợp doanh nghiệp đó chưa làm được thanh khoản, báo cáo quyết toán (BCQT), hoặc doanh nghiệp đang cần quản lý nguồn nguyên vật liệu, chưa xây dựng được định mức thuộc loại hình Sản xuất xuất khẩu (SXXK), Gia Công, Chế Xuất thì cần được đào tạo và hướng dẫn cụ thể để xử lý báo cáo quyết toán chính xác, hiệu quả.

Cách Làm Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan

Cách Làm Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan

3/ Những quy định về báo cáo quyết toán hải quan theo Thông tư 39

Thông tư 39/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/06/2018 sửa đổi bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/ 2015 quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 

Thông tư này yêu cầu các DN có hoạt động sản xuất/ gia công xuất khẩu phải nộp báo cáo quyết toán hải quan thường niên.

Theo như các quy định của Việt Nam về hải quan, thương nhân gia công và sản xuất xuất khẩu hàng hóa phải nộp BCQT thường niên chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể hoặc chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.

Sau khi nộp BCQT lên cơ quan hải quan, doanh nghiệp có thể sửa đổi, bổ sung BCQT (nếu cần) trong vòng 60 ngày kể từ ngày nộp đầu tiên.

Mẫu báo cáo quyết toán hải quan bao gồm 5 mẫu sau:

- Mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL

- Mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL

- Mẫu số 15b/BCQT-NLVTNN/GSQL

- Mẫu số 15c/BCQT-SPNN/GSQL

- Mẫu số 16/DMTT-GSQL

Ngoài ra, Nghị định 128/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2020 cũng quy định về phạt hành chính nếu có các vi phạm khi lập báo cáo quyết toán và trong việc quản lý nguyên liệu/ vật tư nhập khẩu để phục vụ sản xuất xuất khẩu.

Các xử phạt vi phạm hành chính về BCQT và quản lý hàng tồn kho, cần lưu ý:

- Chậm nộp BCQT quá thời hạn theo quy định;

- Lập BCQT về lượng nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu đã sử dụng dùng trong sản xuất không đúng với thực tế sử dụng;

- Lập BCQT không đúng so với các chứng từ như sổ kế toán, kế toán, tờ khai hải quan;

- Vi phạm các quy định về quản lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, thành phẩm trong quá trình sản xuất, khiến thực tế hàng tồn kho thiếu so với sổ kế toán, kế toán, tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Học Xuất Nhập Khẩu Online Từ Con Số 0 - Trọn Bộ Khóa Học Chỉ Từ 599K

4/ Cách làm báo cáo quyết toán hải quan

a. Cần chuẩn bị gì khi làm báo cáo quyết toán hải quan

Trước khi thực hiện làm báo cáo quyết toán hải quan, bạn cần tổng hợp và bóc tách các dữ liệu liên quan trong các bộ phận kho, kế toán, xuất nhập khẩu như thống kế nguồn nguyên vật liệu, sản phẩm, định mức, số liệu hàng tồn kho,...

Để thực hiện lên báo cáo quyết toán hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm các chứng từ sau:

  • Chứng từ nhập khẩu nguyên vật liệu: Hợp đồng, Packing list, invoice,...
  • Định mức và các điều chỉnh trong định mức
  • Tờ khai Hải quan nhập khẩu và xuất khẩu
  • Phiếu nhập, xuất kho nguyên vật liệu, sản phẩm
  • Chứng từ về phế phẩm, phế liệu
  • Báo cáo tài chính, thông tin hạch toán kế toán
  • Chứng từ để chứng minh việc xử lý NVL dư thừa sau khi kết thúc kỳ năm tài chính

b. Hướng dẫn làm báo cáo quyết toán hải quan trên phần mềm

Việc thực hiện  làm báo cáo quyết toán hải quan trên phần mềm được thực hiện tương tự đối với loại hình doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu và gia công như sau:

Khi thực hiện Báo cáo quyết toán loại hình doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu

Từ menu chính, chọn  “Sổ quyết toán/ Khai báo quyết toán TT39/ Khai báo quyết toán nguyên vật liệu, sản phẩm”:

Bạn chọn để mục hiển thị trên bảng cụ thể:

Mục Thông tin chung:

  • Nhóm loại hình: Loại hình là sản xuất xuất khẩu
  • Loại báo cáo: Nguyên vật liệu
  • Thời gian báo cáo: Khoảng thời gian năm tài chính của doanh nghiệp.

Mục Danh sách hàng hóa

  • Mã hàng: Mã do doanh nghiệp tự đặt và đã khai báo lên hải quan trên tờ khai hải quan nhập khẩu và  tờ khai hải quan xuất khẩu. Nếu bạn thực hiện chọn nhiều mã hàng, bạn nhấn phím F9.
  • Tên hàng, mã đơn vị tính: Cập nhật tự động tương ứng mã hàng.
  • Lượng tồn đầu kỳ: Nếu kỳ trước có hàng tồn, bạn thực hiện nhập tổng số lượng tồn của kỳ báo cáo trước.
  • Lượng nhập trong kỳ: Nhập tổng số lượng đã nhập theo tờ khai hải quan đang quyết toán trong quãng thời gian năm tài chính.
  • Lượng tái xuất: Nhập tổng lượng đã tái xuất của mã hàng này nếu có, đối với BCQT sản phẩm sẽ không có lượng tái xuất.
  • Lượng chuyển mục đích sử dụng: Theo mã hàng, nhập tổng lượng đã chuyển mục đích sử dụng (nếu có).
  • Lượng xuất kho: Nhập tổng số lượng nguyên vật liệu đã xuất kho để đưa vào sản xuất sản phẩm
  • Lượng xuất khác: Theo mã hàng, nhập tổng lượng xuất khác (nếu có).
  • Lượng tồn cuối: Tính tự động trên phần mềm dựa theo công thức sau:

Tồn cuối = (Tồn đầu kỳ + Lượng nhập) – (Lượng tái xuất + Chuyển mục đích sử dụng + Lượng xuất khẩu + Xuất khác)

Khi thực hiện Báo cáo quyết toán loại hình doanh nghiệp gia công

Thực hiện tương tự Báo cáo quyết toán loại hình doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, và trong mục Mục Thông tin chung, chọn Nhóm loại hình: Loại hình là Gia công.

Sau khi nhập các thông tin trên, bạn thực hiện khai báo lên cơ quan Hải quan qua phần mềm Ecus5 Vnaccs.

Bạn cắm chữ ký số vào máy tính, chọn mục “Khai báo quyết toán” ở menu cửa sổ bên trái, Chọn chữ ký số thuộc danh sách có sẵn, rồi nhập mã PIN cho chữ ký số.

Khi gửi thành công, bạn nhận được thông báo “ Hệ thống đã nhận được message và đang trong quá trình xử lý…”. Sau khi hoàn thành, bạn chọn “Đóng”.

Bạn chờ phản hồi từ cơ quan hải quan, nếu được duyệt chấp nhận, DN tiến hành lấy phản hồi để nhận được kết quả chấp nhận lần khai báo cáo quyết toán, kết thúc quá trình khai báo cáo quyết toán nguyên vật liệu.

Bạn có thể theo dõi hướng dẫn chi tiết về cách thức thực hiện Hướng dẫn làm báo cáo quyết toán hải quan trên phần mềm thông qua bài viết chi tiết: Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan được trình bày bởi Xuất nhập khẩu Lê Ánh.

5/ Cách kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan

Để tránh sai sót và xảy ra chênh lệch, doanh nghiệp cần thực hiện kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan.

Các thông tin cần lưu ý kiểm tra bao gồm: Kiểm tra về định mức và  Kiểm tra về tình hình tồn kho nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu tại doanh nghiệp

Thông qua định mức, bạn kiểm tra xem mức chênh lệch giữa số liệu lượng nhập khẩu vào, khấu hao nguyên vật liệu và lượng thành phẩm xuất khẩu.

Đối với việc kiểm tra tình hình hàng tồn kho nguyên vật liệu và hàng hóa xuất khẩu, cần lưu ý về số liệu thường xảy ra tình huống: Không xảy ra chênh lệch (tối ưu), nếu có Chênh lệch thừa hoặc thiếu về lượng tồn kho giữa doanh nghiệp so với số liệu đã kê khai hải quan, bạn cần có sự điều chỉnh phù hợp.

Những điều có thể xảy ra khi nộp báo cáo quyết toán hải quan

  • Có sự khác nhau giữa sổ sách ghi nhận mã nguyên vật liệu/thành phẩm.
  • Do thay đổi tỷ lệ hao hụt trong sản xuất dễ khiến định mức thực tế có thể không chính xác
  • Các chênh lệch giữa số liệu kế toán, hồ sơ hải quan và báo cáo quyết toán không giải thích được khi sản xuất nguyên vật ra thành phẩm.
    Nhiều doanh nghiệp chưa kết xuất số liệu nhanh từ bộ phận kế toán để lập báo cáo quyết toán.

6/ Khóa học báo cáo quyết toán hải quan ở đâu tốt?

Đối với các doanh nghiệp chưa thành thạo việc thanh khoản, báo cáo quyết toán, hay vẫn đang bối rối trong quá trình thực hiện lên báo cáo quyết toán trên phần mềm, chưa có hướng giải quyết khi gặp sai số, chênh lệch số liệu, thì nên tham gia khóa học báo cáo quyết toán hải quan để được các giảng viên có nhiều kinh nghiệm báo cáo quyết toán chỉ dẫn và hỗ trợ một cách chính xác và dễ dàng.

Nhằm đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng nâng cao và thành thạo nghiệp vụ Báo cáo quyết toán hải quan, xử lý số liệu, các vấn đề sai số, chênh lệch, xây dựng định mức, kiểm tra sau thông quan và hoàn thiện quy trình quản lý của Doanh nghiệp. Đặc biệt là Cán bộ, nhân viên XNK, kế toán, kho chuẩn bị hoặc đang hoạt động trong các các loại hình doanh nghiệp miễn thuế như SXXK, Gia Công, Chế Xuất.

Trung tâm đào tạo Xuất nhập khẩu Lê Ánh triển khai: Khóa Học Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan Chuyên Sâu sẽ hỗ trợ bạn trong công việc hiệu quả hơn.

Từ khóa liên quan: báo cáo quyết toán hải quan; phần mềm báo cáo quyết toán hải quan; báo cáo quyết toán hải quan là gì; báo cáo quyết toán hải quan tiếng anh là gì; thời hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan; cách làm báo cáo quyết toán hải quan; hướng dẫn làm báo cáo quyết toán hải quan; khóa học báo cáo quyết toán hải quan

Xem thêm:

Qua bài viết này đã cung cấp cho các bạn cái nhìn rõ ràng hơn về Cách Làm Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn.

Nếu bạn muốn học xuất nhập khẩu - logistics một cách đầy đủ và chi tiết qua video chia sẻ của những chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề thực tế thì bạn hãy tham khảo khóa học dưới đây:

Khóa học này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.

Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.

Chúc các bạn học tập hiệu quả!

0 câu trả lời
3631 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

tri-gia-hai-quan

Trị Giá Hải Quan Là Gì? Cách Tính Trị giá Hải Quan

Xuất Nhập Khẩu
cfs-la-gi

Kho CFS Là Gì? So Sánh Kho CFS Và Kho Ngoại Quan

Xuất Nhập Khẩu
lcl-la-gi-trong-xuat-nhap-khau

LCL Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Vận Chuyển Hàng LCL

Xuất Nhập Khẩu
nhan-vien-purchasing

Purchasing Là Nghề Gì? Nhân Viên Purchasing Làm Gì?

Xuất Nhập Khẩu
d-o-lenh-giao-hang-la-gi

D/O Là Gì? Tìm Hiểu Về Lệnh Giao Hàng (Delivery Order)

Xuất Nhập Khẩu
po-la-gi-1

P/O Là Gì? Các Kiến Thức Về Purchase Order Cần Biết

Xuất Nhập Khẩu
Tư vấn facebook

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau