Cách Hạch Toán Thuế TNDN Tạm Tính Chi Tiết

Mục lục

Thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm tính (Thuế TNDN tạm tính) là loại thuế gì? Cách hạch toán thuế TNDN tạm tính được thực hiện chi tiết ra sao? Cùng Lê Ánh Online tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Thuế TNDN tạm tính là gì? Hạch toán thuế TNDN như thế nào?

Thuế TNDN tạm tính là gì

Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (Thuế TNDN tạm tính) được biết đến là một khoản thuế mà hàng tháng, hàng quý doanh nghiệp phải tạm đóng dựa trên kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp đó đạt được.

*Hàng quý sau khi đã nắm được số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp thì kế toán phải phản ánh số thuế TNDN tạm tính, hạch toán vào các tài khoản sau:

- Nợ tài khoản 8211 - chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) hiện hành

- Có tài khoản 3334 - thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN)

*Khi thực hiện nộp thuế TNDN vào ngân sách nhà nước:

- Nợ tài khoản 3334 - thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN)

- Có tài khoản: 111, 112,...

*Đến cuối năm khi có báo cáo tài chính, thì dựa vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế DN phải nộp theo số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp hoặc tờ khai quyết toán thuế:

- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên thực tế > số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính thì:

+ Nợ tài khoản 8211 - chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

+ Có tài khoản 3334 - thuế thu nhập doanh nghiệp

- Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách cho nhà nước, hạch toán:

+ Nợ tài khoản 3334 - thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN)

+ Có tài khoản 111, 112

- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên thực tế < số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp:

+ Nợ tài khoản 3334 - thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Có tài khoản 8211 - chi phí thuế TNDN hiện hành

Tham khảo: Khóa Học Kế Toán Thuế Chuyên Sâu Online

2. Đối tượng phải nộp thuế TNDN và các đối tượng được miễn thuế

2.1. Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối tượng phải nộp thuế TNDN gồm có các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ có thu nhập đạt mức chịu thuế và các tổ chức nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam mà không theo Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu từ hoặc có thu nhập tại Việt Nam nộp thuế TNDN theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2.2. Đối tượng được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối tượng được miễn thuế TNDN gồm có thu nhập đến từ các hoạt động liên quan đến nông nghiệp, từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp, nghiên cứu KH - CN, DN có số lao động khuyết tật từ 30%, hoạt động dạy nghề dành riêng cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, thu nhập được chia từ các hoạt động góp vốn sau khi bên nhận góp vốn đã nộp thuế, khoản từ trợ được nhận để phục vụ cho mục đích giáo dục, thu nhập từ việc chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải, thu nhập từ việc thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao, từ phần thu nhập không chia, thu nhập từ việc chuyển giao CN thuộc lĩnh vực ưu tiên và cuối cùng là thu nhập của văn phòng thừa phát lại.

3. Nguyên tắc kế toán về hạch toán TNDN tạm tính

Khi hạch toán thuế TNDN tạm tính, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc chung:

+ Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp căn cứ theo thu nhập chịu thuế của DN năm đó và thuế suất TNDN hiện hành.

+ Chi phí thuế TNDN hoãn là là khoản thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ hai việc sau:

  • Trường hợp ghi nhận số thuế thu nhập hoãn lại trong năm
  • Hoàn nhập toàn bộ thuế TNDN hoãn lại phải trả đã được ghi chép từ các năm trước đây

- Nguyên tắc kế toán chi phí TNDN hiện hành

+ Kế toán có nhiệm vụ dựa vào tờ khai thuế TNDN hàng quý để ghi nhận số thuế TNDN phải tạm nộp vào chi phí thuế TNDN hiện hành. Đến cuối năm khi có kết quả báo cáo tài chính, thì kế toán dựa trên tờ khai quyết toán thuế:

  • Số thuế TNDN tạm nộp < Số thuế TNDN phải nộp ⇒ Ghi nhận thêm số thuế TNDN phải nộp vào chi phí thuế TNDN hiện hành
  • Số thuế TNDN tạm nộp > Số thuế TNDN phải nộp ⇒ Ghi nhận giảm chi phí thuế TNDN hiện hành là con số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp trên thực tế

+ Trường hợp phát hiện ra những sai sót liên quan đến khoản thuế TNDN các năm trước nhưng không trọng yếu thì DN được phép hạch toán tăng hoặc giảm số thuế TNDN phải nộp của các năm trước đó vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm phát hiện ra sai sót.

+ Trường hợp phát hiện ra các sai sót trọng yếu, kế toán có nhiệm vụ điều chỉnh hồi tố theo quy định.

+ Khi tiến hành lập báo cáo tài chính, kế toán có nhiệm vụ kết toán chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh vào TK 911 để xác định lợi nhuận DN đạt được sau khi trừ thuế.

- Nguyên tắc kế toán chi phí TNDN hoãn lại

+ Khi tiến hành lập báo cáo tài chính, kế toán phải xác định chi phí thuế TNDN hoãn lại theo đúng quy định

+ Đối với tài sản thuế TNDN hoãn loại hoặc thuế TNDN hoãn lại phải được trả phát sinh từ các giao dịch ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.

+ Đến cuối kỳ, kế toán có nhiệm vụ kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Có và số phát sinh Nợ tài khoản 8212 vào TK 911.

4. Tài khoản sử dụng hạch toán thuế TNDN

4.1. Nội dung và kết cấu phản ánh của tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

- Bên nợ gồm có

+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện hành (Tài khoản 8211)

+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hoãn lại (Tài khoản 8212)

- Bên có gồm có:

+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện hành (Tài khoản 8211)

+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hoãn lại (Tài khoản 8212)

- Số dư: TK 821 - chi phí thuế TNDN không có số dư cuối kỳ

4.2. Nội dung và kết cấu phản ánh của tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

- Bên nợ gồm có:

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm

+ Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót liên quan đến thuế TNDN nhưng không trọng yếu của các năm trước sẽ được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại.

- Bên có gồm có:

+ Số thuế TNDN trên thực tế phải nộp trong năm < số thuế TNDN tạm nộp ⇒ giảm trừ vào chi phí TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm

+ Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót liên quan đến thuế TNDN các năm trước nhưng không trọng yếu được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện hành năm hiện tại

5. Thời hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính

- Đối với thuế TNDN tạm nộp theo quý thì thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý tiếp theo.

6. Cách hạch toán thuế TNDN tạm tính theo Thông tư 200

*Cách hạch toán thuế TNDN tạm tính hàng quý

Tham khảo sơ đồ kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Hạch toán thuế TNDN tạm tính

Lưu ý:

1. Căn cứ để tính thuế TNDN là thu nhập chịu thuế và thuế suất

2. Thu nhập chịu thuế (TNCT) được xác định theo công thức:

TNCT trong năm = Doanh thu để tính TNCT trong năm tính thuế - Chi phí hợp lý trong năm tính thuế + TNCT khác trong năm tính thuế

*Hướng dẫn hạch toán thuế TNDN tạm tính sau quyết toán

- Cuối năm, căn cứ vào số liệu sau khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán hạch toán:

Nợ TK 911

Có TK 821: Số thuế phải nộp trong năm

- Theo đó hạch toán nghĩa vụ thuế :

Nợ TK 821

Có TK 3334

- Nếu số thuế TNDN phải nộp còn thiếu, thì kế toán nộp thêm và hạch toán:

Nợ TK 3334

Có TK 111, 112

- Nếu số thuế nộp thừa trong kỳ, thì số thuế đã nộp được chuyển sang kỳ thuế sau

*Hướng dẫn hạch toán thuế TNDN tạm tính sau kết chuyển ở cuối kỳ

Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính

7. tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý (Mẫu 01A/TNDN)

Cách nộp thuế TNDN tạm tính qua mạng

Mẫu 01A/TNDN là tờ khai thuế TNDN (dành cho người nộp thuế khai theo thu nhập thực tế phát sinh). Với các chỉ tiêu:

[21]: Doanh thu phát sinh trong kỳ

[22]: Chi phí phát sinh trong kỳ

[24]: Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế

[25]: Điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế

[27]: Thu nhập miễn thuế

[28]: Số lỗ chuyển kỳ này

[30]: Thuế suất thuế TNDN (%)

[31]: Thuế TNDN dự kiến miễn, giảm

[32]: Thuế TNDN phải nộp trong kỳ

Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế TNDN tạm tính, nhưng không cần phải nộp tờ khai 

8. Ví dụ hướng dẫn hạch toán thuế TNDN tạm tính

Doanh nghiệp Hồng Hạnh có năm tài chính trùng với năm dương lịch. Kỳ tính thuế TNDN năm 2021, DN đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng, khi quyết toán xong thì số thuế TNDN thực tế mà DN phải nộp là 110 triệu đồng, tức là tăng 30 triệu đồng.

Ta có:

- Theo quyết toán, 20% số phải nộp là: 110 x 20% = 22 triệu đồng

- Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 - 22 = 8 triệu đồng

Khi đó, doanh nghiệp Hồng Hạnh phải nộp số thuế là 30 triệu đồng sau khi đã quyết toán. Và đồng thời, DN cũng bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch trên 20% (8 triệu đồng). Thời hạn tính từ sau khi đã quyết toán đến ngày đầu tiên của tháng đầu quý sau.

⇒ Số tiền phạt thuế TNDN này được tính trên tờ khai QTT TNDN, tại chỉ tiêu M2 trên tờ khai 03/TNDN.

Xem thêm: 

Trên đây là tất tần tật thông tin về hạch toán thuế TNDN tạm tính mà Leanh.edu.vn muốn cung cấp đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Để được đào tạo bài bản về kế toán tổng hợp qua những video do các kế toán trưởng đã có nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ các bạn có thể tham khảo khóa học dưới đây:

Khóa học kế toán tổng hợp online

Khóa học kế toán tổng hợp online

Khóa học này sẽ giúp các bạn có được kiến thức thực tế bài bản và hệ thống để tự tin lên, phân tích được báo cáo tài chính và báo cáo thuế; Sử dụng thành thạo phần mềm Kế toán Misa hoặc Excel

Ngoài ra khi đăng ký khóa học kế toán tổng hợp online bạn còn được tặng phần mềm Kế toán Misa bản quyền full chức năng (update bản mới nhất) và chia sẻ tài liệu, mẫu biểu kế toán giá trị

Leanh.edu.vn chúc các bạn thành công!

 

0 câu trả lời
783 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

hach-toan-hang-ban-bi-tra-lai-theo-thong-tu-200-133

Hạch Toán Hàng Bán Bị Trả Lại Theo Thông Tư 200, 133

Kế Toán
nguyen-tac-ke-toan-la-gi

Nguyên Tắc Kế Toán Là Gì? Các Nguyên Tắc Kế Toán Cơ Bản

Kế Toán
cac-cong-viec-ke-toan

Các Công Việc Kế Toán Phải Làm - Tổng Hợp Các Vị Trí Kế Toán

Kế Toán
cach-dinh-khoan-ke-toan

Định Khoản Kế Toán Là Gì? Cách Định Khoản Kế Toán Nhanh, Chính Xác

Kế Toán
hoan-thue-gtgt

Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT)

Kế Toán
ke-toan-doanh-nghiep-fdi-17

Làm Kế Toán Doanh Nghiệp FDI Cần Trang Bị Những Gì?

Kế Toán

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau