Kho Bảo Thuế Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Kho Bảo Thuế

Mục lục

Bên cạnh Kho ngoại quanKho CFS, Kho bảo thuế được xem là loại kho được sử dụng phổ biến trong hoạt động logistics. 

Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện xây dựng kho bảo thuế, đây là loại hình kho đặc thù được dùng để chứa các hàng hóa đã được thông quan nhưng vẫn chưa nộp thuế.

Cùng leanh.edu.vn tìm hiểu chi tiết về  kho bảo thuế là gì? Và thông tin chi tiết về loại kho này trong bài viết dưới đây nhé

1. Kho bảo thuế là gì?

Căn cứ theo khoản 9, điều 4 luật hải quan 2014, kho bảo thuế được định nghĩa: “Kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.”

Có nghĩa, đối với một doanh nghiệp xuất khẩu lượng hàng hóa lớn hoặc loại hình doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, chưa thể nộp thuế hết cho số lượng hàng hóa xuất khẩu của mình sẽ xin giấy phép lập kho bảo thuế. Ngoài ra, những doanh nghiệp nào chuyên về loại hình xuất khẩu cũng cũng có thể lập văn bản thành lập kho bảo thuế. Tất nhiên, việc xây dựng kho bảo thuế cần phải được xin phép trước khi tiến hành.

Lưu ý: Kho bảo thuế được đặt dưới sự giám sát của hải quan, tuân thủ các quy định pháp luật. Ngoài ra, với doanh nghiệp FDI thường dùng loại hình kho bảo thuế để chứa các nguyên vật liệu vì chưa cần phải nộp thuế nhập khẩu cùng hợp một số loại thuế khác sau khi thông quan hàng hóa.

Kho bảo thuế tiếng anh là gì?

Kho bảo thuế trong tiếng Anh được thể hiện là Tax-suspension warehouses.

Ví dụ kho bảo thuế

Một doanh nghiệp loại hình sản xuất xuất khẩu hay doanh nghiệp có lượng xuất khẩu hàng hóa quy mô lớn (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là phổ biến) sẽ xin phép để xây dựng kho bảo thuế riêng. Trong kho sẽ lưu trữ vật tư, nguyên liệu đã thông quan nhưng chưa nộp thuế - nhằm phục vụ cho doanh nghiệp trong công tác sản xuất xuất khẩu hàng hóa.

Sau khi lập kho, cơ quan hải quan tại địa phương sẽ chịu trách nhiệm giám sát hoạt động kho bảo thuế của doanh nghiệp đó.

2. Mục đích xây dựng kho bảo thuế

Thông thường, đối với một doanh nghiệp lập kho bảo thuế, thì mục đích xây dựng kho bảo thuế của doanh nghiệp thường để thuận tiện trong cho việc sản xuất các loại hàng hóa xuất khẩu của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế. 

Các nguyên vật liệu, vật tư (chưa nộp thuế) được lưu kho trong kho bảo thuế nhằm mục đích sản xuất để xuất khẩu.

3. Điều kiện thành lập kho bảo thuế

Theo luật Hải quan 2014, Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nhà máy của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Căn cứ vào điều 27 nghị định 154/2005/NĐ-CP, những doanh nghiệp có lượng hàng xuất khẩu lớn, khi xin thành lập kho bảo thuế phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Không nợ thuế thuộc diện phải cưỡng chế;
  • Có hệ thống sổ sách, chứng từ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất kho, nhập kho đầy đủ theo quy định của pháp luật;
  • Kho được xây dựng trong khu vực đảm bảo yêu cầu quản lý, giám sát của cơ quan hải quan.

Ngoài ra, Cục trưởng Hải quan ra quyết định thành lập kho bảo thuế. Vì thế, việc thành lập kho bảo thuế hoặc gia hạn thời gian hoạt động kho hay yêu cầm tạm dừng, chấm dứt của kho bảo thuế đều được quyết định bởi Cục trưởng Hải quan.

Doanh nghiệp có kho bảo thuế chịu trách nhiệm tổ chức việc quản lý kho bảo thuế; phối hợp chặt chẽ với cơ quan hải quan trong việc thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát kho bảo thuế. Cơ quan hải quan không trực tiếp giám sát, niêm phong kho bảo thuế.

»» Tham Khảo »» Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Cho Người Mới Bắt Đầu

4. Chức năng của kho bảo thuế là gì?

Kho bảo thuế là kho do doanh nghiệp xuất khẩu số lượng lớn hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu tự xây dựng. Tuy nhiên, để xây dựng nhà kho bảo thuế thì cần phải được cấp phép, không thể làm tùy tiện và sẽ tốn kém rất nhiều chi phí.

Vì vậy, kho bảo thuế có chức năng chuyên dùng để chứa các loại nguyên, vật liệu khác nhau (chưa được nộp thuế) để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp xuất khẩu này chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều cần phải lưu ý là hoạt động của kho bảo phải chịu sự giám sát của hải quan và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Kho Bảo Thuế Là Gì?

Kho Bảo Thuế 

5. Ưu nhược điểm của kho bảo thuế

Việc sử dụng kho bảo thuế cũng có một ưu và nhược điểm, doanh nghiệp muốn sử dụng dạng kho này cần quan tâm.

* Ưu điểm:

Việc sử dụng kho bảo thuế, sẽ giúp doanh nghiệp lưu trữ được lượng nguyên vật liệu nhập khẩu lớn thuận tiện cho việc đáp ứng nhanh chóng nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ quá trình hay dây chuyền sản xuất (mà chưa cần nộp thuế khi nhập khẩu ngay).

* Nhược điểm:

Theo quy định, doanh nghiệp sử dụng kho bảo thuế sẽ phải báo cáo định kỳ về tình hình hàng hóa trong kho và lượng hàng hóa xuất nhập theo từng quý (3 tháng/lần). Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần gửi kế hoạch trong thời gian kế tiếp về việc đưa hàng hóa vào kho bảo thuế để sản xuất.

Mẫu báo cáo cần thực hiện theo quy định của Bộ tài chính.

>>>> Xem nhiều: Khóa học Khai báo Hải quan

6. Lợi ích của kho bảo thuế

Kho bảo thuế mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích:

  • Vì doanh nghiệp không cần phải nộp thuế khi thông quan nên mang lại nhiều tiện ích cho các doanh nghiệp cần nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn nguyên liệu, vật tư theo loại hình sản xuất xuất khẩu.
  • Từ lợi ích trên có thể là tiêu chí giúp dây chuyền sản xuất được hoạt động liên tục. Do nguyên vật liệu được lưu trữ, có sẵn trong kho.
  • Chủ doanh nghiệp có thể tự xây dựng kho bảo thuế (trong trường hợp được phép như điều kiện thành lập kho bảo thuế như trên).

7. Quy định về kho bảo thuế

Quy định về kho bảo thuế mà doanh nghiệp cần lưu ý khi sử dụng:

Các loại hàng hóa trong kho bảo thuế sẽ không được bán ở thị trường trong nước mà chỉ được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu. Nếu cơ quan Nhà nước cho phép mới được phép kinh doanh trên thị trường và phải thực hiện việc nộp thuế nhập khẩu đầy đủ theo quy định của Pháp luật.

Doanh nghiệp muốn đưa hàng hóa trong kho bảo thuế ra để sản xuất thì cần phải thông báo cho cơ quan hải quan giám sát

Các doanh nghiệp sử dụng kho bảo thuế phải gửi các văn bản báo cáo định kỳ cho cục hải quan về tình hình nhập xuất tại kho, tình trạng hàng hóa trong kho như thế nào. Thời gian định kỳ gửi báo cáo sẽ là 3 tháng/lần.

Đơn vị cung cấp dịch vụ kho bảo thuế cần đảm bảo trang bị các phương tiện, cơ sở vật chất đầy đủ, kết nối mạng liên thông với hải quan đảm bảo cho việc hạch toán, thống kế, giám sát của các cơ quan quản lý.

Hàng hóa lưu trữ trong kho bảo thuế chỉ được 12 tháng (thời điểm được tính từ lúc hàng hóa vào nhập kho). Doanh nghiệp vẫn có thể xin gia hạn thêm thời gian lưu kho để phục vụ hoạt động xuất khẩu, sản xuất. Thời gian gia hạn thêm sẽ phụ thuộc vào quá trìn sản xuất của doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý một số quy định khác liên quan kho bảo thuế bao gồm:

Khi doanh nghiệp muốn đưa nguyên vật liệu trong kho bảo thuế vào sản xuất, cần phải thông báo cho cơ quan hải quan.

Các mặt hàng, nguyên vật liệu của kho bảo thuế không được bán ở thị trường Việt Nam, chỉ được dùng phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu. Nếu được bộ Thương mại cho phép, thì có thể bán ra thị trường, nhưng cần phải nộp thuế nhập khẩu và thực hiện đúng quy định pháp luật.

Doanh nghiệp có kho bảo thuế phải định kỳ gửi văn bản báo cáo cho Cục Hải Quan về tình hình xuất nhập kho, tình trạng hàng hóa trong kho. Quy định hiện nay là Định kỳ 3 tháng 1 lần.

Chủ kho bảo thuế có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện điện tử, cơ sở thiết bị và nối mạng với cơ quan Hải quan, thường xuyên thực hiện chế độ kế toán, thống kê, báo cáo cho cơ quan Hải quan để phục vụ cho hoạt động giám sát. 

Tham khảo thêm:

8. Quy trình hàng hóa kho bảo thuế là gì?

Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, trừ thủ tục nộp thuế. 

Trong đó, ưu điểm lớn nhất là các doanh nghiệp không cần phải nộp thuế khi hàng hóa được vào kho bảo thuế. 

Quy trình đưa hàng hóa vào kho bảo thuế thực hiện tuần tự theo các bước sau:

  • Chuẩn bị chứng từ hàng hóa đầy đủ
  • Khai báo và nộp các chứng từ hải quan theo quy định
  • Lấy kết quả phân luồng hàng hóa: Có 3 dạng phân luồng đỏ, xanh, vàng
  • Làm thủ tục thông quan hàng hóa

Lưu ý: Dù chưa nộp thuế nhưng theo nguyên tắc thì các nguyên vật liệu khi nhập kho bảo thuế phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn của hàng nhập khẩu. 

9. So sánh kho ngoại quan và kho bảo thuế

Kho ngoại quan và kho bảo thuế được có nhiều đặc điểm cần lưu ý được thể hiện dưới bảng sau:

 

Loại kho

Kho bảo thuế

Kho ngoại quan

Khái niệm

Kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa được nộp thuế sản xuất hàng hóa.

Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi tách biệt với các khu vực xung quanh để tạm giữ, bảo quản hoặc thực hiện nhiều dịch vụ đối với hàng hóa từ nước ngoài, hàng hóa từ trong nước vào kho.

Hợp đồng thuê kho ngoại quan do chủ kho ngoại quan và chủ hàng ký.

Thời hạn thuê kho

Không quá 12 tháng được tính từ ngày đưa nguyên liệu vật tư vào kho. Nếu có lý do chính đáng có thể được Chi cục trưởng Chi cục Hải gia hạn. Thời gian gia hạn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của chu trình sản xuất.

Không quá 12 tháng được tính từ ngày đưa hàng vào kho. Nếu có lý do chính đáng có thể được Cục trưởng Cục Hải quan gia hạn một lần (không quá 12 tháng).

Loại hàng hóa

Đa dạng nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của kho bảo thuế.

Các mặt hàng này đã thông quan nhưng chưa nộp thuế.

Hàng nhập khẩu đang chờ hoàn thiện thủ tục, chuẩn bị đưa vào thị trường Việt Nam.

Hàng quá cảnh chuẩn bị xuất khẩu sang nước thứ ba.

Hàng hóa chuẩn bị xuất khẩu, đã hoàn tất thủ tục hải quan.

Hàng buộc phải tái xuất

Các dạng dịch vụ 

Kho bảo thuế gồm các dịch vụ:

  • Hàng hóa trong kho chỉ được sử dụng để phục vụ hoạt động sản xuất hàng hoá xuất khẩu cho chủ kho.
  • Nguyên liệu, vật liệu nhập kho bảo thuế phải thực hiện theo dõi, thống kê đầy đủ hàng hóa theo quy định của Luật Quản lý thống kê hàng hóa nhập khẩu.

Kho ngoại quan gồm các dịch vụ:

  • Thu gom, chia tách, đóng gói hàng hóa.
  • Bảo quản và bảo dưỡng hàng hóa.
  • Quản lý qua việc lấy mẫu hàng hóa.
  • Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.
  • Các kho chứa hóa chất và xăng dầu có thể được pha trộn hoặc sửa đổi nếu chúng đáp ứng các yêu cầu quản lý hải quan quốc gia và các yêu cầu quản lý đặc biệt của quốc gia có liên quan.

Điều kiện thành lập kho

Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nhà máy của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:

a) Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;

b) Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.

Thủ tục hải quan

Đối với kho bảo thuế, thủ tục hải quan sẽ được thực hiện tương tự như thủ tục hải quan dành cho hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, tuy nhiên không cần đóng thuế.

 

Nguyên vật liệu trong kho bảo thuế chỉ được dùng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Quản lý nguyên vật liệu trong kho bảo thuế theo nguyên tắc kế toán, tuân theo quy định luật kế toán, thống kê.

Thủ tục hải quan đối với kho ngoại quan chia thành nhiều trường hợp:

 

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ nước ngoài nhập kho ngoại quan.

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan hoặc từ nội địa nhập kho ngoại quan.

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài.

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan.

Thủ tục hải quan đối với hàng xuất kho ngoại quan để vận chuyển đến kho ngoại quan khác.

Việc quyết định thành lập Kho bảo thuế và kho ngoại quan đều do Tổng cục Hải quan quyết định. Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm quản lý chung về các kho hàng trong hoạt động xuất nhập hàng cũng như các vấn đề khác (gia hạn thời gian lưu trữ, kiểm tra hàng hóa, giải quyết các vấn đề nảy sinh,…).

Trên đây là những chia sẻ về  Kho Bảo Thuế Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Kho Bảo Thuế. Hy vọng những thông tin từ bài viết này sẽ giúp ích trong quá trình học tập cũng như đi làm của bạn.

Nếu bạn muốn học xuất nhập khẩu - logistics một cách đầy đủ và chi tiết qua video chia sẻ của những chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề thực tế thì bạn hãy tham khảo khóa học dưới đây:

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khóa học này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.

Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.

Chúc các bạn học tập hiệu quả!

0 câu trả lời
1767 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

hoc-xuat-nhap-khau-o-dau-tot

Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt? [Những Lưu Ý Cần Biết]

Xuất Nhập Khẩu
tri-gia-hai-quan

Trị Giá Hải Quan Là Gì? Cách Tính Trị giá Hải Quan

Xuất Nhập Khẩu
cfs-la-gi

Kho CFS Là Gì? So Sánh Kho CFS Và Kho Ngoại Quan

Xuất Nhập Khẩu
lcl-la-gi-trong-xuat-nhap-khau

LCL Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Vận Chuyển Hàng LCL

Xuất Nhập Khẩu
nhan-vien-purchasing

Purchasing Là Nghề Gì? Nhân Viên Purchasing Làm Gì?

Xuất Nhập Khẩu
d-o-lenh-giao-hang-la-gi

D/O Là Gì? Tìm Hiểu Về Lệnh Giao Hàng (Delivery Order)

Xuất Nhập Khẩu
1 2 Tư vấn facebook

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau