Gia Công Là Gì? Tìm Hiểu Về Hợp Đồng Gia Công

Mục lục

Với việc mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế, Việt Nam đã và đang không ngừng phát triển. Hoạt động gia công, đặc biệt là gia công hàng xuất khẩu, là nguồn thu ngoại tệ chính và thúc đẩy sự phát triển của đất nước. 

Cùng Lê Ánh Online tìm hiểu chi tiết về hợp đồng gia công trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Hợp đồng gia công là gì?

1. Khái niệm gia công là gì? Hàng gia công là hàng gì?

Gia công hàng hóa là phương thức sản xuất hàng hoá trong đó bên nhận gia công sẽ sử dụng một số hoặc toàn bộ nguyên vật liệu của nhà cung cấp.

Trong quá trình sản xuất có thể thực hiện một hoặc nhiều công đoạn tùy theo yêu cầu của bên đặt gia công. Tạo ra một sản phẩm và nhận được tiền công bằng với số lượng lao động mà người ta đã bỏ ra để làm ra sản phẩm đó được gọi là phí gia công.

Trong trường hợp sản phẩm bằng kim loại, phải sử dụng thiết bị điện thì gia công là sự thay đổi hình dạng, trạng thái, tính chất của hàng hóa, vật thể trong quá trình tạo ra chúng.

Gia công cũng có hình thức một bên nhận nguyên vật liệu từ bên kia và tạo ra hàng hóa có thể sử dụng được theo yêu cầu. Thông thường, các sản phẩm công nghiệp như quần áo và giày dép thường được sản xuất dưới nhiều hình thức.

Ví dụ về gia công hàng hóa

Từ những nguyên vật liệu như giấy bóng kính, tre, giấy màu,... sau khi được gia công sẽ thành một chiếc đèn ông sao làm đồ chơi cho trẻ em.

Các loại hình gia công là gì?

– Theo quy mô thị trường

  • Gia công để buôn bán trong nội địa
  • Gia công để xuất khẩu ra nước ngoài

– Theo số lượng nguyên liệu

  • Người đặt gia công chuẩn bị toàn bộ nguyên liệu
  • Người gia công tự chuẩn bị nguyên liệu và nhận tiền nguyên liệu từ người đặt sau khi làm xong
  • Người đặt gia công chuẩn bị nguyên liệu chính, người gia công chuẩn bị các nguyên liệu còn lại

– Theo cách thức sản xuất như chế biến, lắp ráp, tái chế, đóng gói, pha chế,...

Hợp đồng gia công hàng hóa

2. Các mặt hàng gia công ở Việt Nam

Các mặt hàng gia công tại Việt Nam chủ yếu là hàng dệt may và giày dép, phần còn lại thường là đồ điện tử máy tính, điện thoại,... 

Tham khảo: Khóa Học Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan

3. Hợp đồng gia công là gì? Quy định về hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công là thoả thuận giữa hai bên đặt và nhận gia công. Trong đó, bên nhận gia công sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, sau đó bên đặt nhận sản phẩm và thanh toán tiền công.

Đối tượng của hợp đồng gia công

Đối tượng của hợp đồng gia công là đối tượng được xác định trước theo hình thức, tiêu chuẩn do các bên thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của người đặt gia công

- Cung cấp nguyên liệu cho bên nhận gia công với số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm đã thoả thuận; cung cấp các tài liệu cần thiết liên quan đến quá trình gia công.

- Hướng dẫn người gia công thực hiện theo đúng hợp đồng

- Thanh toán tiền công theo quy định

Quyền lợi của người đặt gia công

- Nhận sản phẩm gia công với số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

- Bên nhận gia công được quy định là vi phạm nghiêm trọng hợp đồng khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và sẽ phải bồi thường thiệt hại.

- Nếu sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng, bên đặt gia công đồng ý nhận hàng và yêu cầu chỉnh sửa, nhưng nếu không chỉnh sửa được trong thời hạn đã thoả thuận thì bên đặt gia công có quyền chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nghĩa vụ của người nhận gia công

- Lưu trữ cẩn thận nguyên liệu của người đặt gia công

- Nếu nguyên liệu không đảm bảo chất lượng thì thông báo cho người đặt để đổi nguyên liệu khác, nếu biết việc sử dụng nguyên liệu có thể tạo ra sản phẩm có hại cho xã hội thì từ chối gia công.

- Giao sản phẩm cho người đặt với số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận

- Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không đạt yêu cầu do chất lượng nguyên vật liệu của người đặt cung cấp hoặc do hướng dẫn không hợp lý.

- Đảm bảo thông tin, quy trình gia công và sản phẩm được giữ bí mật

- Nếu thừa nguyên liệu sau khi kết thúc hợp đồng thì phải hoàn trả lại nguyên liệu cho người đặt gia công

Quyền lợi của người nhận gia công

- Nhận nguyên vật liệu từ người đặt với chất lượng, số lượng, thời gian và địa điểm đã thỏa thuận

- Từ chối những chỉ dẫn không hợp lý của người đặt trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát hiện những chỉ dẫn đó làm giảm chất lượng sản phẩm thì phải thông báo ngay cho người đặt

- Nhận thù lao đúng thời gian và phương thức đã ghi trong hợp đồng

Ví dụ về hợp đồng gia công

Các hợp đồng gia công khá phổ biến trong thực tế như: gia công quần áo, giày dép của các công ty may mặc Việt Nam cho các công ty nước ngoài nổi tiếng như Adidas, Nike,... hoặc các hợp đồng gia công thông thường như thuê thợ may quần áo, thuê thợ điêu khắc,...

Xem thêm: Hợp Đồng Ngoại Thương - Tất Tần Tật Kiến Thức Cần Biết

4. Tổng hợp một số Mẫu hợp đồng gia công

Mẫu hợp đồng gia công

4.1. Mẫu hợp đồng gia công đặt hàng

HỢP ĐỒNG GIA CÔNG ĐẶT HÀNG

(Số: ……………./HĐGCĐH)

Hôm nay, ngày …………. tháng …………. năm …………….., Tại ……………………………………..

Chúng tôi gồm có:

Bên A (Bên đặt hàng) ………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………...

Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………….

Fax: …………………………………………………………………………………………………………....

Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………...

Tài khoản số: ………………………………………………………………………………………………....

Do ông (bà): …………………………………………………………………………………………………..

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………… làm đại diện.

Bên B (Bên sản xuất gia công) ………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………...

Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………….

Fax: …………………………………………………………………………………………………………....

Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………...

Tài khoản số: ………………………………………………………………………………………………....

Do ông (bà): …………………………………………………………………………………………………..

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………… làm đại diện.

Hai bên thống nhất thỏa thuận với nội dung hợp đồng như sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG

1.1. Tên sản phẩm hàng hóa cần sản xuất:

1.2. Quy cách phẩm chất:

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

ĐIỀU 2: NGUYÊN LIỆU CHÍNH VÀ PHỤ

2.1. Bên A có trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu chính gốm:

a) Tên từng loại ……… Số lượng ……….. Chất lượng ………………….

b) Thời gian giao ……………… Tại địa điểm: ……………………………..

c) Trách nhiệm bảo quản: Bên B chịu mọi trách nhiệm về số lượng, chất lượng các nguyên liệu do bên A cung ứng và phải sử dụng đúng loại nguyên liệu đã giao vào sản xuất sản phẩm.

2.2. Bên B có trách nhiệm cung ứng các phụ liệu để sản xuất:

a) Tên từng loại …………………… Số lượng …………….. Đơn giá (hoặc Quy định chất lượng theo hàm lượng, theo tiêu chuẩn) …………………………………………………….

b) Bên A cung ứng tiền trước để mua phụ liệu trên. Tổng chi phí là: …………………………...

ĐIỀU 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

3.1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm cho bên B, trừ trường hợp có thoả thuận khác; cung cấp các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công;

b) Chỉ dẫn cho bên B thực hiện hợp đồng;

c) Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên B.

d) Trả tiền công theo đúng thoả thuận.

3.2. Bên B có các quyền sau đây:

a) Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên, phụ liệu, vật tư, phế liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận;

b) Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.

c) Bán, tiêu hủy, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.

d) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên B vi phạm nghiêm trọng hợp đồng;

e) Trong trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên A đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên B không thể sửa chữa được trong thời hạn đã thoả thuận thì bên A có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

4.1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo quản nguyên vật liệu do bên A cung cấp;

b) Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên A về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.

c) Báo cho bên A biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội; trường hợp không báo hoặc không từ chối thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm tạo ra;

d) Giao sản phẩm cho bên A đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận;

e) Giữ bí mật các thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra;

f) Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên A cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A.

g) Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên A sau khi hoàn thành hợp đồng.

h) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

4.2. Bên B có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu bên A giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận;

b) Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên A;

c) Yêu cầu bên A trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận.

ĐIỀU 5: THỜI GIAN SẢN XUẤT VÀ GIAO SẢN PHẨM

5.1. Bên B bắt đầu sản xuất từ ngày: ……………………………………………………………………..

Trong quá trình sản xuất bên A có quyền kiểm tra và yêu cầu bên B sản xuất theo đúng mẫu sản phẩm đã thỏa thuận bắt đầu từ ngày đưa nguyên liệu vào sản xuất (nếu cần).

Thời gian giao nhận sản phẩm: ……………………………………………………………………………

5.2. Nếu giao theo đợt thì:

a) Đợt 1: Ngày …………… địa điểm ………………………………………………………………..

b) Đợt 2: Ngày …………… địa điểm ………………………………………………………………..

c) Đợt 3: Ngày …………... địa điểm ………………………………………………………………..

Nếu bên A không nhận đúng thời gian sẽ bị phạt lưu kho là …………………………………………..

Nếu bên B không giao hàng đúng thời gian địa điểm sẽ phải bồi thường các chi phí ………………

…………………………………………………………………………………………………………………

ĐIỀU 5: CÁC ĐIỀU KHOẢN BẢO ĐẢM HỢP ĐỒNG (Nếu có)

ĐIỀU 6: THANH TOÁN

Thỏa thuận thanh toán toàn bộ hay từng đợt sau khi nhận hàng.

Thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản ……………………………………………………………

ĐIỀU 7: TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

7.1. Vi phạm về chất lượng: (làm lại, giảm giá, sửa chữa, bồi thường nguyên vật liệu v.v…)

7.2. Vi phạm số lượng: Nguyên vật liệu hư hỏng phải bồi thường nguyên vật liệu theo giá hiện thời ………………………………………………………

7.3. Ký hợp đồng mà không thực hiện: Bị phạt tới ……… % giá trị hợp đồng.

7.4. Vi phạm nghĩa vụ thanh toán: Bồi thường theo tỉ lệ lãi xuất lãi xuất ngân hàng v.v…..

ĐIỀU 8: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

8.1. Hai bên cần phải chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản).

8.2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được thì mới khiếu nại ra Tòa án.

ĐIỀU 9: CÁC THỎA THUẬN KHÁC (Nếu có)

ĐIỀU 10: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ……………………………. đến ngày ……………………………...

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau đó ……… ngày. Bên A có trách nhiệm tổ chức vào thời gian, địa điểm thích hợp.

Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A

Chức vụ

(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN B

Chức vụ

(Ký tên, đóng dấu)

4.2. Mẫu hợp đồng gia công cơ khí

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc

……, ngày …..tháng……năm…….

HỢP ĐỒNG GIA CÔNG CƠ KHÍ

Số:……./HĐGCCK

Căn cứ Luật thương mại của nước CHXHCN Việt Nam năm 2005;

Căn cứ Luật dân sự  của nước CHXHCN Việt Nam kí ngày 24  tháng 1  năm 2015;

Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của các bên

...

Hôm nay ngày ….. tháng…..năm….., tại địa chỉ…………., chúng tôi bao gồm:

Bên A: ………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………..…………………………………..

Điện thoại: ……………………………. Fax…………………………….…………………………………..

Mã số thuế: ………………………………………………………………..…………………………………..

Đại diện pháp luật: …………………………………..

Chức vụ: Giám đốc

Số tài khoản: ………………………………………………………………………………..

Ngân hàng: ………………………………………………………………………………….

Bên B: ………………………………………………………………………………

Trụ sở: ………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………….. Fax…………………………….

Số tài khoản:………………………………………………………………………………..

Ngân hàng:………………………………………………………………………………….

Cùng bàn bạc thống nhất đưa ra các thỏa thuận sau đây:

Điều 1: Nội dung thỏa thuận

Bên A và bên B thỏa thuận với nhau, theo đó bên B nhận gia công cơ khí theo yêu cầu của bên A. Bên A nhận sản phẩm và trả tiền công cho bên B.

Điều 2. Đối tượng hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng mà bên A và bên B thỏa thuận với nhau bao gồm:

  • Tên sản phẩm gia công cơ khí:….
  • Quy cách phẩm chất:…

Điều 3. Nguyên vật liệu chính và phụ

Bên A có trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu chính gồm:

  • Tên từng loại ……… Số lượng ……….. Chất lượng ………………….
  • Thời gian giao ……………… Tại địa điểm: ……………………………..
  • Trách nhiệm bảo quản: Bên B chịu mọi trách nhiệm về số lượng, chất lượng các nguyên liệu do bên A cung ứng và phải sử dụng đúng loại nguyên liệu đã giao vào sản xuất sản phẩm.

Bên B có trách nhiệm cung ứng các phụ liệu để sản xuất:

Tên từng loại  …………………… Số lượng …………….. Đơn giá (hoặc Quy định chất lượng theo hàm lượng, theo tiêu chuẩn) …………………………………………………….

Bên A cung ứng tiền trước để mua phụ liệu trên. Tổng chi phí dự tính là: ……………………………

Điều 4. Quy trình gia công cơ khí

Bước 1: Bản vẽ thiết kế:

Nghiên cứu bản vẽ chi tiết, tìm hiểu chức năng làm việc và phân loại chi tiết, các yêu cầu kỹ thuật cần đạt, tính công nghệ khi chế tạo của chi tiết.

Bước 2: Xác định dạng sản xuất.

Gồm 3 dạng sản xuất chính là:

  • Sản xuất đơn chiếc
  • Sản xuất hàng loạt
  • Sản xuất hàng khối

Bước 3: Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi.

Muốn chế tạo một chi tiết máy đạt yêu cầu kỹ thuật và chỉ tiêu kinh tế, người thiết kế quy trình công nghệ phải chọn phương pháp chế tạo phôi và xác định kích thước phôi phù hợp. 

Bước 4: Xác định thứ tự các nguyên công, các bước… , chọn sơ đồ gá đặt ở từng nguyên công, đưa ra các phương án công nghệ khác nhau để chế tạo chi tiết.

Khi thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết máy phải xác định hợp lý thứ tự các nguyên công, các bước sao cho chu trình gia công hoàn chỉnh một chi tiết là ngắn nhất, bảo đảm chất lượng gia công với chi phí thấp nhất.

Bước 5: Chọn thiết bị cho các nguyên công.

Công việc chọn hợp lý thiết bị, dụng cụ, gá lắp có ảnh hưởng lớn tới chất lượng, năng suất và giá thành gia công chi tiết. Vì thế, khi thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết cần phân tích, cân nhắc kỹ lưỡng khi xác định, lựa chọn thiết bị, dụng cụ, gá lắp…

Bước 6: Xác định lượng dư gia công (lớp kim loại cần hớt đi) cho các nguyên công, các bước.

Sau khi đưa ra các phương án công nghệ để gia công chi tiết, thông thường người ta tiến hành so sánh các phương án để chọn ra một phương án hiệu quả, hợp lý nhất trong điều kiện sản xuất đã cho. Từ phương án quy trình công nghệ được lựa chọn sẽ xây dựng các tài liệu, các phiếu công nghệ để hướng dẫn sản xuất và phục vụ công việc quản lý, theo dõi, tính toán…

Bước 7: Chọn dụng cụ gia công, dụng cụ đo.

Bước 8: Xác định chế độ gia công cho các nguyên công, các bước…

Bước 9: Chọn đồ gá hoặc thiết kế đồ gá cho các nguyên công cần thiết.

Bước 10: Xác định bậc thợ cho các nguyên công.

Bước 11: Thực thi gia công trên máy công cụ

Bước 12: Kiểm tra chất lượng

Bên B phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình mà hai bên đã thỏa thuận với nhau để đảm bảo ra đúng sản phẩm mà bên A yêu cầu.

Điều 5.Giá trị hợp đồng

Tổng chi phí gia công:……vnđ

Bao gồm các chi phí được liệt kê sẵn trong bảng kê chi tiết hóa đơn kèm theo bản hợp đồng này.

Điều 6. Vận chuyển

Bên B sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển đến địa điểm giao hàng mà hai bên đã thỏa thuận.

Phương tiện vận chuyển:……

Điều 7. Giao, nhận sản phẩm gia công

1. Giao sản phẩm gia công

Bên B phải giao sản phẩm gia công vào ngày ….. tháng ….. năm ….

Tại địa điểm hai bên đã thỏa thuận cho việc giao và nhận

Khi đến thời hạn giao hàng mà bên B vẫn chưa giao, thì bên A có thể gia hạn thêm trong ….ngày. Nếu hết thời hạn gia hạn thêm mà bên B vẫn cố tình không giao thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Nhận sản phẩm gia công

Khi bên B đã giao sản phẩm gia công theo đúng hẹn, thì bên A phải có trách nhiệm nhận hàng và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công. Xác nhận đã nhận hàng trong trường hợp chất lượng sản phẩm không xảy ra vấn đề gì. Còn nếu bên B giao hàng không đúng như đã thỏa thuận  hoặc chất lượng không đảm bảo thì bên A có quyền  trả lại hàng và yêu cầu bên B gia công lại trong thời hạn….ngày. Quá số ngày quy định thì bên A sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường.

Khi đến thời hạn nhận hàng mà bên A vẫn chưa nhận hàng, thì bên B có thể gửi sản phẩm tại nơi nhận gửi giữ mà hai bên đã thỏa thuận và phải báo ngay cho bên A. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thỏa thuận và bên A xác nhận đã được thông báo. Mọi chi phí nhận gửi giữ sẽ do bên A chịu trách nhiệm.

 Điều 8. Trách nhiệm rủi ro

Cho đến khi giao sản phẩm cho bên A, thì bên B sẽ là người chịu rủi ro đối với sản phẩm của nguyên vật liệu đó.

Khi mà bên A nhận hàng không đúng thời hạn như hai bên đã thỏa thuận, thì bên A sẽ phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận hàng, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên B.

Khi bên B giao sản phẩm không đúng hạn mà mang lại rủi ro đối với bên A thì bên B sẽ phải bồi thường thiệt hại khi xảy ra với bên A.

Điều 09. Thanh toán

1. Phương thức thanh toán

Khi bên A đã xác nhận nhận hàng thì bên A sẽ phải thanh toán đầy đủ số tiền của hợp đồng cho bên B

Bên A không có quyền giảm tiền công, nếu sản phẩm không đảm bảo chất lượng do nguyên vật liệu mà mình cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không  hợp lý của mình.

2. Hình thức thanh toán

Bên A sẽ chuyển khoản cho bên B theo thông tin chuyển khoản mà bên B cung cấp. Mọi chi phí chuyển khoản sẽ do bên B chịu trách nhiệm.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ các bên

Nghĩa vụ của bên A

  • Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên B, cugn cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công
  • Chỉ dẫn cho bên B thực hiên hợp đồng
  • Thanh toán đầy đủ tiền và đúng hạn

Quyền của bên A

  • Nhận sản phẩm gia công theo đúng thỏa thuận hợp đồng
  • Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
  • Bán, tiêu hủy, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên B vi phạm hợp đồng và gây ra thiệt hại cho bên A

Nghĩa vụ của bên B

  • Bảo quản nguyên vật liệu do bên A cung cấp
  • Báo cho bên A biết để đổi nguyên vật liêu khác khi nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng để gia công hoặc từ chối thực hiện gia công khi biết nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội
  • Giao hàng theo đúng thỏa thuận của hai bên
  • Giữ bí mật thông tin về quá trình gia công và tạo ra sản phẩm
  • Chịu trách nhiệm về sản phẩm gia công, trừ trường hợp sản phẩm gia công không đảm bảo chất lượng do bên A cung cấp
  • Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
  • Hoàn trả lại cho bên A những nguyên liệu không dùng

Quyền của bên B

  • Được thanh toán tiền công đầy đủ
  • Từ chối sự chỉ dẫn gia công nếu biết sự chỉ dẫn ấy không đảm bảo chất lượng sản phẩm
  • Yêu cầu bên A cung cấp số lượng đầy đủ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nhận hàng đúng theo thỏa thuận.

Điều 11. Chấm dứt hợp đồng

  • Khi hai bên đã hoàn thành xong các nghĩa vụ trong hợp đồng và làm biên bản thanh lý hợp đồng
  • Khi việc thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho các bên
  • Khi bên A chấm dứt hợp đồng thì phải trả tiền công lương tương ứng với công việc đã làm.
  • Khi bên B chấm dứt hợp đồng thì sẽ không nhận được tiền công tương ứng với công việc dã làm
  • Khi một trong hai bên chấm dứt hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải bồi thường thiệt hai cho bên bị thiệt hại.

Điều 12. Giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này được thực hiện ….lần và phải được lập thành văn bản.

Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 13. Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày…tháng….năm, được làm thành …. bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ …bản, Bên B giữ … bản. 

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

Hiểu và nắm rõ được quy trình, nghĩa vụ và quyền lợi gia công là điều cần thiết trong hoạt động gia công hàng hóa hiện nay. Ngoài ra, tìm hiểu kỹ về hợp đồng gia công chính thức cũng là lợi thế để quá trình đàm phán diễn ra nhanh chóng và chính xác.

Xem thêm: 

Nếu bạn muốn học xuất nhập khẩu - logistics một cách đầy đủ và chi tiết qua video chia sẻ của những chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề thực tế thì bạn hãy tham khảo khóa học dưới đây:

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khóa học này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.

Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.

Chúc các bạn học tập hiệu quả!

0 câu trả lời
804 lượt xem

0 Bình luận

Gợi ý khóa học dành cho bạn

Bài viết liên quan

tri-gia-hai-quan

Trị Giá Hải Quan Là Gì? Cách Tính Trị giá Hải Quan

Xuất Nhập Khẩu
cfs-la-gi

Kho CFS Là Gì? So Sánh Kho CFS Và Kho Ngoại Quan

Xuất Nhập Khẩu
lcl-la-gi-trong-xuat-nhap-khau

LCL Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Vận Chuyển Hàng LCL

Xuất Nhập Khẩu
nhan-vien-purchasing

Purchasing Là Nghề Gì? Nhân Viên Purchasing Làm Gì?

Xuất Nhập Khẩu
d-o-lenh-giao-hang-la-gi

D/O Là Gì? Tìm Hiểu Về Lệnh Giao Hàng (Delivery Order)

Xuất Nhập Khẩu
po-la-gi-1

P/O Là Gì? Các Kiến Thức Về Purchase Order Cần Biết

Xuất Nhập Khẩu

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau