Forwarder Là Gì? Các Công Ty Forwarder Tại Việt Nam Tốt Nhất
Mục lục
Forwarder là một chuyên gia trong chuỗi cung ứng, người sắp xếp cho sự di chuyển liền mạch của hàng hóa bằng cách sắp xếp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa thông qua các phương thức khác nhau.
Lưu ý, Forwarder không phải là đơn vị vận chuyển hàng hóa mà chỉ sắp xếp và hỗ trợ việc vận tải quốc tế.
I. Forwarder là gì? Những thông tin cần biết về nghề Forwarder
Cùng leanh.edu.vn tìm hiểu về Forwarder là gì? trong các nội dung dưới đây:
1. Forwarder là nghề gì? Khách hàng của Forwarder là ai?
Các thuật ngữ như freight forwarder/forwarder chỉ người/ công ty giao nhận, hoặc forwarding agent chỉ đại lý giao nhận là đại diện trung gian giữa người gửi hàng và người vận chuyển, thường là đối với các lô hàng quốc tế.
Các công ty giao nhận vận tải cung cấp các dịch vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả, hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu khách hàng trong hoạt động vận chuyển (xuất/nhập khẩu) quốc tế.
Các công ty giao nhận vận tải thường sắp xếp vận chuyển hàng hóa đến một điểm đến quốc tế. Còn được gọi là công ty giao nhận vận tải quốc tế, Forwarder có chuyên môn về vận chuyển, cho phép họ chuẩn bị và xử lý chứng từ cũng như thực hiện các hoạt động liên quan đến vận chuyển quốc tế.
Forwarder thường hỗ trợ các chứng từ bao gồm: Hóa đơn thương mại, tờ khai xuất khẩu của người gửi hàng, vận đơn và các tài liệu khác theo yêu cầu của người vận chuyển hoặc quốc gia xuất khẩu, nhập khẩu hoặc trung chuyển.
»» Tham Khảo »» Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Cho Người Mới Bắt Đầu
2. Vai trò của forwarder trong xuất nhập khẩu
Forwarder xử lý các vấn đề xoay quanh việc vận chuyển quốc tế cho khách hàng, nhưng họ không thực sự tự vận chuyển hàng hóa. Người giao nhận đóng vai trò trung gian giữa người gửi hàng và các dịch vụ vận tải khác nhau như vận chuyển đường biển trên tàu chở hàng, vận tải đường bộ, vận chuyển đường hàng không hay bằng đường sắt.
Thường các Forwarder sử dụng các mối quan hệ đã được thiết lập với các hãng vận chuyển, từ các hãng vận tải hàng không và vận tải đường bộ đến các hãng vận tải đường sắt và tàu biển, để thương lượng mức giá khi booking để vận chuyển hàng hóa theo tuyến đường tiết kiệm nhất bằng cách đưa ra nhiều giá thầu khác nhau và chọn ra giá tốt nhất. Điều này giúp cân bằng giữa tốc độ, chi phí và độ tin cậy.
Một số công việc của Forwarder có thể kể đến:
- Làm thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu 1 lô hàng
- Là trung gian giao dịch giữa hãng tàu, đơn vị vận chuyển lớn hơn với chủ hàng, đặc biệt là các chủ hàng nhỏ lẻ
- Thương lượng mức giá ưu đãi từ các hãng vận chuyển nhờ các mối quan hệ trong quá trình giao dịch, giúp tối ưu chi phí.
- Gom hàng lẻ để đóng vừa 1 container
- Làm việc với đơn vị vận chuyển, thúc đẩy quá trình giao nhận hàng hoá thực hiện theo đúng kế hoạch, tránh chậm trễ gây lưu kho, lưu bãi.
Ví dụ: Bạn phải vận chuyển hàng hải sản từ Việt Nam sang Trung Quốc. Một Forwarder sẽ sắp xếp tất cả các chứng từ, giấy tờ cần thiết, container lạnh, vận chuyển bằng xe tải, đặt hãng vận tải cho các container lạnh, kiểm tra và làm thủ tục hải quan ở Việt Nam và Trung Quốc, và cuối cùng là giao hàng đến trung tâm phân phối ở Trung Quốc.
3. Freight forwarder là gì? Phân biệt NVOCC với freight forwarder
Freight forwarder là đại lý mua bán cước, mua cước của hãng tàu (hoặc đơn vị vận tải) để bán lại cho người thuê tàu. Thuật ngữ này có thể hiểu tương tự Forwarder.
Phân biệt NVOCC với freight forwarder
NVOCC và freight forwarder có nhiều chức năng của chúng giống nhau, nhưng hai thuật ngữ không phải là những thực thể giống nhau.
Sự khác biệt của NVOCC và freight forwarder nằm ở mối quan hệ giữa chúng với người gửi hàng và đơn vị khác. NVOCC hoạt động như một người trung gian giữa người gửi hàng và chủ tàu, đồng thời phát hành vận đơn của chính họ. Trong khi đó, freight forwarder được người gửi hàng ủy quyền hành động và đưa ra quyết định thay mặt họ.
>>>> Xem nhiều: Khóa học Khai báo Hải quan
Một điểm khác biệt lớn nữa giữa NVOCC và công ty giao nhận vận tải là bạn (nhà xuất khẩu/nhập khẩu) sẽ luôn chỉ định công ty giao nhận làm đại lý cho bạn, trong khi bạn sẽ sử dụng các dịch vụ của NVOCC với tư cách là người vận chuyển.
Một số điểm khác biệt chính giữa NVOCC và công ty giao nhận vận tải có thể kể đến:
Freight forwarder |
NVOCC |
Liên kết với Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA); làm theo các thủ tục theo tiêu chuẩn FIATA. |
Không được liên kết với bất kỳ hiệp hội quốc tế nào, do đó, không tuân theo bất kỳ quy trình tiêu chuẩn nào. |
Đại lý cho người gửi hàng. |
Người vận chuyển cho người gửi hàng. |
Không vận hành hoặc sở hữu container. |
Quản lý hoặc giữ container hàng hóa. |
Các forwarder thường sở hữu và vận hành các nhà kho mà họ sử dụng để vận chuyển hàng hóa đến/từ sân bay và cảng biển. |
NVOCC không sở hữu và vận hành kho hàng. Chỉ những NVOCC lớn đảm nhận gần như tất cả các chức năng của giao nhận vận tải mới sở hữu kho hàng. |
Các nhà giao nhận vận tải trên khắp thế giới hợp tác trong các hoạt động lẫn nhau để giảm chi phí và cải thiện việc giao hàng kịp thời. |
NVOCC hoạt động độc lập, sử dụng các đại lý hoặc công ty bên thứ ba để hỗ trợ họ. |
Freight forwarder có thể hoạt động như đại lý của NVOCC. |
NVOCC hoạt động độc lập. |
4. Ưu nhược điểm của Freight Forwarder
Ưu điểm của Freight Forwarder bao gồm:
Một Freight Forwarder là không bắt buộc phải là nhà nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, vì xuất nhập khẩu có thể liên quan đến rất nhiều giấy tờ, quy định hay thủ tục, và những quy định, chứng từ ở mỗi quốc gia xuất nhập khẩu có thể khác nhau. Do vậy nhiều nhà nhập khẩu và xuất khẩu thường ưu tiên việc thuê Freight Forwarder, giúp các bên hỗ trợ trong hoạt động logistics.
Điều này giúp người thuê có tiết kiệm thời gian, công sức và giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn khi giao dịch mua bán quốc tế.
Khi mua bán quốc tế dễ phát sinh vấn đề về giấy tờ pháp lý, gây ảnh hưởng đến hàng hóa phải lưu kho và phát sinh chi phí. Với những công ty dày dặn kinh nghiệm, họ sẽ hoàn thành và đảm bảo được những giấy tờ xuất khẩu để đảm bảo được quá trình vận chuyển hàng hóa được diễn ra suôn sẻ.
Ngoài ra, Freight Forwarder còn có một số ưu điểm khác như:
+ Khả năng xử lý các dịch vụ hỗ trợ trong hoạt động vận chuyển quốc tế, như:
- Bảo hiểm
- Chứng từ hải quan, Vận đơn
- Kho bãi
- Đánh giá và quản lý rủi ro
- Phương thức thanh toán quốc tế
Freight Forwarder cũng tồn tại một số nhược điểm như:
Ngoại trừ một số loại hình thông thường, thì hình thức ủy thác thường sẽ nhờ công ty Forwarder đứng ra đại diện để xuất nhập khẩu hàng hóa nếu doanh nghiệp ủy thác chưa đủ điều kiện hoặc chưa đầy đủ giấy tờ. Điều này có thể dẫn đến các lo lắng và cần lưu ý vì trường hợp đại diện là thay thế thực hiện, nếu có rủi ro lại không xuất phải từ người làm chủ hàng nhưng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Freight Forwarder cung cấp dịch vụ, vì thế, họ có thể thu thêm một số loại phí, gọi chung là phí dịch vụ. Mức phí có thể tính vào trong tổng chi phí hoặc báo giá riêng. Thường thì những khoản chi phí này đã được cộng vào tổng phí, tất nhiên, đó có thể hiểu đây là hoa hồng của công ty Freight Forwarder.
Tham khảo thêm:
- Biểu Thuế Xuất Nhập Khẩu - Cập Nhật Mới Nhất
- Vận Tải Đa Phương Thức - Những Kiến Thức Cần Biết
- Gia Công Là Gì? Tìm Hiểu Về Hợp Đồng Gia Công
- 3PL Là Gì? Mô Hình 3PL - Các Doanh Nghiệp 3PL Ở Việt Nam
- Kiểm Tra Sau Thông Quan Là Gì - Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết
5. Các vị trí công việc trong công ty forwarder
Thông thường, công ty forwarder sẽ bao gồm một số vị trí công việc như sau:
- Nhân viên Sales Forwarder/Sales logistics/Sales hãng tàu
- Nhân viên Chứng từ (Documentation/Document Staff)
- Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer Service)
- Nhân viên Giao nhận Hiện trường (Operations)
- Nhân viên Hải quan (Customs Clearance)
- Nhân viên điều vận (coordinator) - xe/ kho bãi
II. Các công ty forwarder tại Việt Nam
1. Một số tiêu chí để lựa chọn Freight Forwarder
Một số tiêu chí để lựa chọn Freight Forwarder mà bạn cần lưu ý có thể kể đến:
- Có tuyến dịch vụ và kinh nghiệm làm về tuyến vận tải đối với mặt hàng của doanh nghiệp.
- Giá cả ưu đãi, các chi phí mà Freight Forwarder tính vào tổng chi phí lô hàng của bạn.
- Các dịch vụ phụ trợ như thế nào, có đảm bảo tốt cho việc vận tải quốc tế.
- Nếu bạn là đơn vị mới làm dịch vụ xuất nahapj khẩu, Forwarder có giải thích kỹ càng cho bạn về các bước cung cấp dịch vụ hay không.
- Đa dạng trong việc hỗ trợ dịch vụ theo điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms), đặc biệt các điều khoản phổ biến như: FOB, CIF, CNF, DDU…
- Nên có mối quan hệ mật thiết với các bên liên quan như: hãng vận tải, cảng vụ, hải quan, bộ phận kiểm dịch, kho hàng, CFS/Depot…
- Xử lý và hỗ trợ tốt về mặt chứng từ vận tải, ngoại thương: Vận đơn, Packing List, Cargo Manifest, Hợp đồng thương mại, C/O, L/C.
2. Các công ty forwarder ở Hà Nội
Một số công ty forwarder ở Hà Nội được đánh giá tốt có thể kể đến:
- Real Logistics
- T&M FORWARDING LTD
- PHUC GIA UNION CORPORATION
- Công Ty GOLDTRANS
- VAST INTERNATIONAL LOGISTICS J.S.C
- ALP Logistics
3. Danh sách các công ty forwarder tại TPHCM
Một số công ty forwarder ở TPHCM được đánh giá tốt có thể kể đến:
- Logistics Vinalink
- Bee Logistics
- Delta.
- Kho Vận Danko
- Legend Cargo Logistics.
- Công Ty TNHH Knight Logistics
- Công Ty Phương Nam.
- Logimark Logistics
- Shipbolt Việt Nam.
- Vi Jai Group.
- Eagles Global Forwarding Corp.
Trên đây là những chia sẻ về Forwarder Là Gì? Các Công Ty Forwarder Tại Việt Nam Tốt Nhất. Hy vọng những thông tin từ bài viết này sẽ giúp ích trong quá trình học tập cũng như đi làm của bạn.
Nếu bạn muốn học xuất nhập khẩu - logistics một cách đầy đủ và chi tiết qua video chia sẻ của những chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề thực tế thì bạn hãy tham khảo khóa học dưới đây:
Khóa học này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.
Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.
Chúc các bạn học tập hiệu quả!
0 Bình luận